Mở Rộng Khả Năng Sản Xuất, Thúc Đẩy Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế

phát triển kinh tế theo chiều rộng, phát triển kinh tế theo chiều sâu, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hướng vào sự đổi mới công nghệ.

6.1.2. Bản chất của công nghệ

- Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Ngày nay công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm.

- Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất:

+ Kỹ thuật là toàn bộ những điều kiện vật chất như máy móc thiết bị, nhà xưởng… do con người tạo ra để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp với nhu cầu của con người.

+ Kỹ thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suất lao động.

+ Sự phát triển về kỹ thuật dẫn đến thay đổi lớn lao về kỹ thuật sản xuất gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật.

- Phần mềm gồm 3 phần:

+ Con người: Thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm, thói quen trong lao động.

+ Thông tin: Gồm bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế.

+ Tổ chức: Thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý.

- Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng đòi hỏi phải có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm. Đó là điều kiện cơ bản để sản xuất đạt hiệu quả cao.

+ Thành phần kỹ thuật là cốt lòi, nền tảng của quá trình sản xuất.

+ Thành phần con người là chìa khoá hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin.

+ Thành phần thông tin là cơ sở để con người ra quyết định.

+ Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên để tăng hiệu quả sản xuất.

- Thực tiễn sản xuất ở nước ta cho thấy, khi nhập thiết bị hiện đại về, nhưng do không làm chủ được bí quyết công nghệ, công nhân không đủ

trình độ dẫn đến sản phẩm không đạt được chất lượng mong muốn, công suất thiết bị sử dụng chưa đến 50%. Do đó để có sản phẩm tốt phải:

+ Thiết bị hiện đại.

+ Công nhân có tay nghề phù hợp, nắm được bí quyết công nghệ.

+ Bộ máy quản lý năng động, có khả năng nắm bắt thị trường và tổ chức quá trình sản xuất.

6.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

- Khoa học và công nghệ đều là các quá trình hoạt động dựa trên cơ sở phát triển của trí tuệ con người, nhưng khoa học và công nghệ có sự khác nhau cơ bản như sau:

+ Nếu khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện nguyên lý, quy luật của sự phát triển, thì công nghệ là hoạt động nhằm áp dụng những kết quả tìm kiếm, phát hiện đó dựa vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

+ Nếu hoạt động khoa học được đánh giá theo mức độ khám phá hay nhận thức các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy thì các hoạt động công nghệ được đánh giá bằng thước đo qua phần đóng góp của nó đối với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội.

+ Nếu tri thức khoa học, nhất là khoa học cơ bản được phổ biến rộng rãi và trở thành tài sản chung thì công nghệ là hàng hoá có chủ sở hữu cụ thể, có thể mua bán. Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt: vì hàng hoá, sản phẩm thông thường qua sử dụng thì mất đi, còn công nghệ thì còn mãi đến khi bị lỗi thời.

+ Hoạt động khoa học thường đòi hỏi thời gian dài, còn công nghệ có thể rất nhanh chóng bị thay thế.

- Tuy nhiên khoa học và công nghệ có mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau:

+ Khoa học mở đường cho sự phát triển công nghệ, tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, phát triển công nghệ mới vào sản xuất, đời sống.

+ Khoa học cơ bản vạch ra những nội dung chủ yếu của công nghệ thì khoa học ứng dụng có vai trò cụ thể hoá lý luận của khoa học cơ bản vào phát triển công nghệ, làm tăng hiệu quả sản xuất.

+ Công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học, khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì việc ứng dụng triển khai công nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn.

- Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai đoạn:

+ Trước thế kỷ 19, khoa học thường đi sau, giải thích cho sự phát triển của công nghệ. Nó được biểu diễn như sau:

sản xuất công nghệ khoa học

+ Cuối thế kỷ 19 đến nay, những phát minh khoa học lại tạo điều kiện cho sáng tạo công nghệ mới, từ đó tác động trực tiếp vào toàn bộ quá trình sản xuất. Nó biểu diễn như sau:

khoa học công nghệ sản xuất

- Những thành tựu khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực cuộc sống.


6.2. Vai trò của khoa học công nghệ

6.2.1. Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Khoa học, công nghệ không chỉ tạo ra công cụ lao động mới, mà cả phương pháp sản xuất mới là nhân tố tăng năng suất lao động.

- Dưới tác động của khoa học và công nghệ thì các nguồn lực sản xuất được mở rộng:

+ Mở rộng khả năng phát hiện và khai thác nguồn tài nguyên thiên

nhiên.

+ Làm biến đổi chất lượng nguồn lao động; làm cơ cấu lao động xã

hội chuyển từ lao động giản đơn sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật, có trí tuệ tăng năng suất lao động.

+ Mở rộng khả năng huy động vốn, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả: nó được thể hiện thông qua khả năng hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải…

- Khoa học và công nghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.

+ Phát triển kinh tế theo chiều rộng là sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên làm cạn kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường sinh thái. Khi có công nghệ mới ra đời (sử dụng vật liệu mới, công nghệ điện tử, sinh học, tin học, viễn thông…) làm nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, tức là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất.

+ Khoa học và công nghệ là phương tiện để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ.

6.2.2. Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của khoa học và công nghệ không chỉ thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh các ngành mà còn thúc đẩy quá trình phân công lao động, chia các ngành thành nhiều phần ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thể hiện:

+ Tỉ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, của ngành nông nghiệp giảm.

+ Cơ cấu kinh tế trong mỗi ngành biến đổi theo hướng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, lao động tri thức ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, mức độ đô thị hoá càng tăng nhanh.

6.2.3. Tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường

- Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp phải sản xuất mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Những yêu cầu này chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.

- Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã có những tác động

sau:

+ Tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại.

+ Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, làm ra đời các loại hình doanh nghiệp mới, nhiều loại sản phẩm mới, tăng quy mô sản xuất.

+ Tăng nhịp độ của hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phát triển thị trường trong nước ra thị trường nước ngoài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


6.3. Nội dung của đổi mới công nghệ với phát triển kinh tế

Nó bao gồm 2 hoạt động cơ bản:

- Đổi mới sản phẩm: người tiêu dùng quan tâm hơn.

- Đổi mới quy trình sản xuất: Các doanh nghiệp và các nước đang phát triển quan tâm hơn.

6.3.1. Đổi mới sản phẩm

- Là tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải tiến sản phẩm truyền thống của công ty mình.

- Muốn tạo ra các sản phẩm mới phải có các điều kiện tiền đề:

+ Thông tin về yêu cầu thị trường, của đối thủ cạnh tranh.

+ Kinh phí lớn.

+ Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có khả năng triển khai tốt.

- Hoạt động đổi mới sản phẩm gồm 4 giai đoạn sau:

+ Nghiên cứu xác định khả năng sản xuất sản phẩm mới và lập luận chứng kinh tế.

+ Thiết kế sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ.

+ Tổ chức sản xuất thử và xác định chi phí sản xuất.

+ Thăm dò thị trường và sản xuất hàng loạt. Kết quả đổi mới sản phẩm thể hiện qua đồ thị:

P

S

P1

P0

D1

0

D0

Y0 Y1

Y

Khi sản xuất sản phẩm mới cầu dịch chuyển sang phải D0 D1.

Sản lượng tăng Y0 Y1, với mức giá tăng P0 P1. Doanh thu của doanh nghiệp tăng.

- Đối với nước đang phát triển do hạn chế về các điều kiện tiền đề nên thường lựa chon việc cải tiến sản phẩm theo hướng:

+ Cải tiến các thông số kỹ thuật.

+ Thay đổi kiểu dáng, màu sắc, nguyên vật liệu.

Cải tiến sản phẩm cho phép tiết kiệm được nguồn tài nguyên, tăng độ hấp dẫn của sản phẩm.

Ví dụ: Cải tiến động cơ ô tô tiết kiệm nhiên liệu.

Thay thế nguyên vật liệu, làm sản phẩm nhẹ hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên.

6.3.2. Đổi mới quy trình sản xuất

- Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quả của quy trình công nghệ. Vì nó làm tăng năng suất làm dịch chuyển đường cung sang phải.

Kết quả của đổi mới quy trình sản xuất thể hiện:


P

S0

S1

P0

P1

D

0

Y0 Y1

Y

Cải tiến quy trình sản xuất có tác dụng nâng cao năng lực sản xuất

làm đường cung dịch chuyển sang phải, sản lượng sản xuất tăng Y0

Y1 tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm giảm từ P0 P1.

CHƯƠNG 7: NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

7.1. Lợi thế của hoạt động ngoại thương, tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế

7.1.1. Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương

- Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.

- Lợi thế này được xem xét từ 2 phía:

+ Đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế.

+ Đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận (gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước).

- Đối với các nước đang phát triển, việc khai thác lợi thế tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất tư liệu sản xuất với chi phí thấp.

- Khi nhập tư liệu sản xuất, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng thiết bị sau đó học cách sản xuất chúng. Do đó, ngoại thương đã giúp các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ.

7.1.2. Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của ngoại thương

Ricardo đã nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh:

Chúng ta xem xét khả năng trao đổi sản phẩm giữa Việt Nam và Nga đối với 2 sản phẩm thép và quần áo:

Chi phí sản xuất


Sản phẩm

Chi phí sản xuất (ngày công lao động)

Việt Nam

Nga

Thép (1 đơn vị)

Quần áo (1 đơn vị)

25

5

16

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 52 trang tài liệu này.

Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh - 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022