Vai Trò Của Tài Nguyên Thiên Nhiên Với Phát Triển Kinh Tế

5.1.2.2. Phân loại theo khả năng tái sinh

a) Tài nguyên hữu hạn

- Là các loại tài nguyên có giới hạn nhất định về trữ lượng và trữ lượng giảm dần với quá trình khai thác, sử dụng của con người.

- Tài nguyên hữu hạn gồm: Tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo.

+ Tài nguyên không thể tái tạo: là tài nguyên có quy mô không thay đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dần và biến đổi tính chất hoá lý như khoáng sản, kim loại, dầu mỏ.

+ Nhóm tài nguyên có thể tái tạo: gồm nguồn rừng, thổ nhưỡng, các loại động thực vật trên cạn, dưới nước. Nguồn này sau khi khai thác có thể được tái sinh, phục hồi dưới tác động tích cực của con người.

b) Tài nguyên vô hạn

- Là tài nguyên có thể tái tạo liên tục, không cần sự tác động của con người: nước, không khí, hải sản.

- Tuy nhiên việc khai thác bừa bãi sẽ dẫn đến cạn kiệt.

5.1.3. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 52 trang tài liệu này.

- Để khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên thì một trong những biện pháp quan trọng là hầu hết tất cả các nước đều phải xác định quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên.

- Sở hữu tài nguyên thiên nhiên thường chỉ áp dụng đối với các loại có liên quan đến bề mặt trái đất hoặc trong lòng đất.

Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh - 3

- Sở hữu tài nguyên luôn gắn với sở hữu đất đai và có nhiều hình thức sở hữu khác nhau ở mỗi quốc gia.

Ví dụ: Indonesia, Thái lan, Chi Lê: mặt đất thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân, tài nguyên trong lòng đất thuộc sở hữu nhà nước.

- Chính phủ thường giữ vai trò quan tọng trong việc quản lý, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên.

Ví dụ: Ở Mỹ, quyền sở hữu mặt đất và quyền sở hữu tài nguyên, khoáng sản trong lòng đất là hoàn toàn thống nhất với nhau và được chia thành 3 cấp:

* Chính phủ liên bang.

* Chính phủ bang.

* Công ty tư nhân.

Chẳng hạn: Chính phủ liên bang sở hữu 20% tổng trữ lượng dầu mỏ, 30% tổng trữ lượng khí đốt và 40% tổng trữ lượng than đá, còn lại phần lớn đất đai, khoáng sản thuộc sở hữu Chính phủ bang và các công ty tư nhân. Chính phủ chỉ quan tâm tới thu thuế và vấn đề bảo vệ môi trường.

- Ở Việt Nam, quyền sở hữu mặt đất và tài nguyên trong lòng đất cũng thống nhất với nhau thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện. Nhà nước cho phép các tổ chức và tư nhân có quyền khai thác và sử dụng. Điều này cho phép sử dụng có hiệu quả theo mục đích thống nhất của các nguồn tài nguyên và giảm bớt bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.


5.2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế

5.2.1. Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng

- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong những ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như thép, nhôm.

- Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thực tế cho thấy nhiều nước có trữ lượng tài nguyên lớn song vẫn nghèo: Cô-oét, Arập-xêút, Chi Lê và ngược lại.

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Trong giai đoạn đầu phát triển, các nước đang phát triển thường quan tâm nhiều đến xuất khẩu sản phẩm thô, đó là sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, chưa qua chế biến.

+ Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ.

5.2.2. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích luỹ vốn và phát triển ổn định

- Có nhiều quốc gia nhờ những ưu đãi của tự nhiên, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên có thể rút ngắn được quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô đi bán, tạo nguồn tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

- Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không bị lệ thuộc quốc gia khác, tăng trưởng ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bất ổn.


5.3. Địa tô và giá trị thị trường của tài nguyên

5.3.1. Các loại địa tô tài nguyên

5.3.1.1. Địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch

- Cơ sở của địa tô tài nguyên là giá trị thặng dư của việc khai thác các nguồn tại nguyên.

- Địa tô tài nguyên được phân thành 2 loại sau:

a) Địa tô tuyệt đối.

+ Là khoản chi phí mà người khai thác tài nguyên phải trả cho chủ sở hữu tài nguyên xuất phát từ tính chất quý hiếm của tài nguyên.

+ Địa tô tuyệt đối phát sinh nhờ tính chất quý hiếm của tài nguyên mà có được khoản thu nhập từ lượng cung cố định của nguồn tài nguyên.

b) Địa tô chênh lệch.

- Là phần chi phí tăng thêm so với địa tô tuyệt đối mà người khai thác tài nguyên phải trả cho chủ sở hữu tài nguyên xuất phát từ tính không đồng nhất về trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác.

- Địa tô chênh lệch thuộc về chủ sở hữu tài nguyên, trong đầu tư, để nhận được khai thác ở khu vực có trữ lượng tài nguyên cao hơn, chất lương tốt hơn, điều kiện khai thác thuận lợi hơn, những người đấu thầu quyền khai thác sẵn sàng trả mức phí cao hơn.

- Có 2 loại địa tô chênh lệch:

+ Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi của tài nguyên.

+ Địa tô chênh lệch II là địa tô do thâm canh mà có. Do đó phải đầu tư thêm tư liệu sản xuất, lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động. Đó là cố gắng của người khai thác tài nguyên để có lợi nhuận siêu ngạch.

5.3.1.2. Địa tô độc quyền

- Địa tô độc quyền xuất phát từ tính chất độc quyền trong khai thác, do các công ty đa quốc gia thực hiện. Các công ty này nhận được sự độc quyền trong khai thác tài nguyên nên đủ sức mạnh chi phối giá cả của tài nguyên trên thị trường thế giới.

- Khái niệm: Địa tô độc quyền là phần lợi nhuận siêu ngạch mà các công ty có được do sự độc quyền khai thác tài nguyên và xác lập được giá cả độc quyền trong tiêu thụ sản phẩm.

- Địa tô độc quyền luôn gắn với độc quyền sở hữu đất đai, độc chiếm các nguồn tài nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi, do đó cản trở sự cạnh tranh, tạo nên giá cả tài nguyên độc quyền.

5.2. Giá trị thị trường của tài nguyên

Quyền sử dụng tài nguyên là hàng hóa – có giá trị và có thể mua bán, trao đổi trên thị trường. Giá trị thị trường của hàng hóa quyền sử dụng tài nguyên phụ thuộc vào khả năng sinh lời của nó. Người ta có thể dựa vào khả năng sinh lời của việc khai thác một mảnh đất trong tương lai để quyết định giá của nó ở hiện tại, nghĩa là thu nhập ròng của việc sử dụng đất trong tương lai sẽ quyết định giá bán của đất.

Giá trị thị trường của tài nguyên là tổng lãi ròng kinh tế của quyền sử dụng tài nguyên trong khoảng thời gian nhất định được quy đổi về năm hiện tại theo tỷ lệ lãi suất xác định của vốn đầu tư.

V0 =

𝑡

𝑖=0

(Bi – Ci)

(1+𝑟)𝑖


Trong đó:

V0: Giá trị thị trường của tài nguyên Bi: Lợi ích kinh tế thu về ở năm i Ci: Chi phí bỏ ra ở năm i

r: Tỷ lệ lãi suất trên vốn đầu tư

Từ công thức trên, trong trường hợp n = và lãi ròng hàng năm là một hằng số thì giá trị thị trường của tài nguyên sẽ được xác định theo công thức đơn giản sau: V0 = P/r là lãi ròng bình quân hàng năm.


5.4. Phát triển bền vững

5.4.1. Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Đối với môi trường:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tăng trưởng kinh tế được coi là nhân tố hàng đầu để thúc đẩy nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên xu hướng này là nhấn mạnh lợi ích kinh tế và bỏ qua lợi ích của giới tự nhiên. Do đó khi khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích kinh tế của con người dẫn tới tình trạng báo động về môi trường sống trên toàn thế giới.

+ Thiếu kiểm soát môi trường, cùng với mức tăng trưởng kinh tế là tăng hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường như CO2, CO, SO2, NO2, chất thải của phản ứng hạt nhân, chất thải công nghiệp, nông nghiệp đe dọa bầu khí quyển và nguồn nước.

+ Môi trường sinh thái bị phá huỷ. Trong thế kỷ 20 (100 năm), 50% diện tích rừng bị cháy, diện tích canh tác bị thu hẹp 75%, tốc độ đô thị hoá nhanh làm nảy sinh các vấn đề kinh tế xã hội, quá trình sa mạc hoá, thiên tai, lũ lụt… để hậu quả nghiêm trọng.

- Những hạn chế khi khai thác và sử dụng tài nguyên. Đó là:

+ Tài nguyên khi tham gia vào quá trình kinh tế là những tài nguyên có giá trị.

+ Qua quá trình khai thác, sử dụng, tài nguyên bị chuyển hoá thành chất thải trở thành gánh nặng cho cuộc sống con người.

5.4.2. Phát triển bền vững

- Vấn đề phát triển bền vững được đề cập lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1987 của Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới (WCEP).

- Theo WCEP: phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng những nhu cầu của ngày hôm nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

- Như vậy, quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên hiện tại phải đảm bảo cho các tài nguyên này có khả năng tái tạo để cung cấp cho thế hệ tương lai.

- Ở Việt Nam, phát triển bền vững được hiểu 1 cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh”.

- Phát triển bền vững là sự phát triển trong mối liên hệ gắn kết chặt chẽ thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn:

+ Mục tiêu kinh tế.

+ Mục tiêu xã hội.

+ Mục tiêu môi trường.

+ Mục tiêu an ninh, quốc phòng.

Ngoài mục tiêu an ninh quốc phòng, mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm mục tiêu lớn của phát triển bền vững được thể hiện.


Mục tiêu kinh

tế


Tăng trưởng

Phát triển bền vững

Mục tiêu xã hội

Mục tiêu môi

trường

- Cải thiện xã hội

- Công bằng xã

hội

- Phát triển nguồn

Cải thiện chất

lượng môi trường,

- Bền vững về kinh tế: Đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP, GDP/đầu người cao, cơ cấu kinh tế phải hợp lý, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.

- Bền vững về xã hội: đòi hỏi xã hội phát triển phải mang tính nhân văn. Quá trình đó bao gồm:

+ Mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người.

+ Nâng cao năng lực lựa chọn.

+ Mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triển.

+ Mọi người cùng được hưởng lợi từ quá trình phát triển này.

- Bền vững về môi trường: Môi trường có 3 chức năng là:

+ Không gian sinh tồn của con người (số lượng và chất lượng).

+ Nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống, cho sản xuất của con

người.


+ Nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người.

Vì vậy môi trường bền vững là môi trường luôn thay đổi nhưng đảm

bảo thực hiện cả 3 chức năng nói trên.

CHƯƠNG 6: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

6.1. Bản chất của khoa học và công nghệ

6.1.1. Bản chất của khoa học

- Khoa học là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

- Khoa học xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt động nghiên cứu của con người mà kết quả của chúng là xác định một hệ kiến thức riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.

- Khoa học phát triển gắn liền với lịch sử tiến hoá của xã hội loài người.

- Khoa học phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

+ Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên.

+ Khoa học xã hội: Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển con người.

- Khoa học về bản chất là sự tiến bộ cách mạng:

+ Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất (từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20) với nội dung chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp (cơ khí).

+ Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ 2 (thế kỷ 20): Thuyết tương đối và lượng tử ra đời, hạt nhân của cuộc cách mạng này là chuyển từ cơ khí hoá sang tự động hoá, việc sử dụng máy tính điện tử và hiện đại hoá quá trình sản xuất trên cơ sở của sự phát minh khoa học.

+ Từ những năm 1940 đến nay, những tiến bộ kỹ thuật càng phát triển, tạo những bước tiến quan trọng trong kinh tế. Đó là sự phát triển mạnh của năng lượng nguyên tử, chất dẻo, chinh phục vũ trụ, sinh học, y học, công nghệ thông tin… làm nhịp điệu tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn thế giới là 5,6% (lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới).

- Từ những năm 1970 đến nay, thế giới đối đầu với bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, môi trường bị phá hoại. Do đó cần thu hẹp khả năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022