Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh - 6

Q1) với giá bán cao hơn (Pd). Người tiêu dùng phải trả giá cao hơn và mua ít hàng hóa hơn (Q2- Q4).

Tính hiệu quả thị trường của chính sách:

- Thay đổi thặng dư tiêu dùng: ΔCS= -(SA+SB+SC+SD) <0

- Thay đổi thặng dư sản xuất: ΔPS= +SA >0

- Thay đổi thặng dư NNK(Importer’s Surplus): ΔIS= +SC >0

- Tổng thay đổi thặng dư của thị trường: ΔTS = ΔCS+ ΔPS + ΔIS

= - (SB+ SD) <0

Hạn ngạch nhập khẩu có lợi cho người sản xuất và nhà nhập khẩu, bất lợi cho người tiêu dùng, tuy nhiên lợi ích người sản xuất và nhà nhập khẩu được hưởng không đủ để bù đắp cho tổn thất người tiêu dùng phải chịu nên gây ra tổn thất xã hội.

Tuy vậy, chính sách hạn ngạch nhập khẩu vẫn đáp ứng mục tiêu bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước.

7.3.2.4. Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 52 trang tài liệu này.

- Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vì yếu tố tác động quan trọng nhất quyết định tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất là thuế quan và hạn ngạch do Chính phủ đặt ra, gây tâm lý cho nhà sản xuất trông chờ vào Chính phủ.

- Khi thực thi chiến lược này làm nảy sinh nhiều tiêu cực: trốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan, hối lộ cơ quan phân phối hạn ngạch nhập khẩu.

Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh - 6

- Làm hạn chế xu hướng công nghiệp hoá của đất nước do sự bảo hộ của nhà nước làm tăng giá đầu vào đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu không có khả năng phát triển hạn chế đến sự hình thành cơ cấu công nghiệp đa dạng của đất nước.

- Làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển: Do được bảo hộ nên các sản phẩm trong nước không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong khi đó vẫn phải nhập khẩu máy móc thiết bị làm nhập siêu của nước này tăng.

7.4. Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)

7.4.1. Nội dung chiến lược hướng ra thị trường quốc tế

7.4.1.1. Chiến lược hướng ngoại của các nước NICs

- Đầu những năm 50 thế kỷ trước, NICs theo đuổi chiến lược hướng nội gặp phải những hạn chế như nêu trên. Do vậy, từ những năm 60 họ đã thay đổi chiến lược nhằm khắc phục các vấn đề nợ nước ngoài, nguồn tài nguyên và thị trường nhỏ hẹp trong nước bằng cách dựa vào thị trường quốc tế.

- Nội dung của thị trường hướng ngoại của NICs là sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều yếu tố có sẵn trong nước; thực hiện nhất quán chính sách giá cả, giá hàng trong nước phải sát với giá trên thị trường quốc tế và phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố trong nước.

- Ở các nước đang phát triển, nguồn lao động dồi dào, vốn khan hiếm, chính sách của nhà nước là tiền lương và các chi phí khác về nhân công phải thấp và lãi suất phải cao nhằm khuyến khích sử dụng nhiều lao động vừa mang lợi nhuận, tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp. Vì vậy họ phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều lao động làm chi phí sản xuất thấp hơn so với thị trường quốc tế (dệt may, giày dép…).

7.4.1.2. Chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN và các nước đang phát triển khác

- Do nền kinh tế phát triển chậm, nợ nước ngoài tăng, vào đầu những năm 70 các nước ASEAN đều lần lượt chuyển sang chiến lược hướng ngoại.


lớn.


đầu.

- Điểm khác biệt của các nước này với NICs là:

+ Phần lớn các nước này có dân số đông, tạo ra thị trường tiêu thụ


+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể.

- Do vậy, nội dung của chiến lược hướng ngoại cũng khác là:

+ Tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu.

+ Sử dụng tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích luỹ ban


nước.

+ Khuyến khích sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong


- Thực chất của chiến lược hướng ngoại ASEAN là chiến lược hướng

ngoại mang tính chất tổng hợp. Bởi vì:

+ Trong chiến lược phát triển kinh tế luôn đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế mở là quan điểm chỉ đạo. Trong đó thương mại quốc tế ngày càng giữ vai trò quan trọng tạo điều kiện cho các nước phát huy được lợi thế so sánh của mình.

+ Hướng phát triển của ngành sản xuất phục vụ thị trường trong nước cũng phải tiến tới hội nhập với thị trường quốc tế về chất lượng và giá cả sản phẩm. Do đó với cả sản phẩm được bảo hộ của nhà nước cũng phải đạt điều kiện này.

+ Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm và tỷ trọng sản phẩm là sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn (gỗ, dầu mỏ, thiếc, gạo…).

7.4.2. Tác động của chiến lược hướng ngoại đến phát triển kinh tế

- Chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động vì:

+ Sự phát triển của ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu tác động đến các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu.

+ Khi vốn tích luỹ của nền kinh tế nâng cao thì sản phẩm thô là nguyên vật liệu cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến phát triển.

+ Sự phát triển của tất cả các ngành sẽ làm tăng thu nhập của người lao động làm cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ.

- Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì:

+ Chiến lược này làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều hơn.

+ Thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu được hiệu quả nhờ quy mô sản xuất lớn.

- Chiến lược hướng ngoại tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước (lớn hơn nhiều so với nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và

đầu tư nước ngoài). Đây là nguồn tích luỹ vốn chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, để nhập khẩu máy móc thiết bị.

7.4.3. Những chính sách đòn bẩy thúc đẩy chiến lược hướng ngoại

Để thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cần phải có sự trợ giúp của nhà nước (không mang tính chất bảo hộ như đối với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu) mà nó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế.

7.4.3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ nước này ra những đơn vị tiền tệ nước khác.

- Tỷ giá này phản ánh giá trị đồng tiền một nước so với giá trị đồng ngoại tệ trong từng thời kì.

- Tỷ giá hối đoái có tác động lớn tới quan hệ ngoại thương:

+ Khi đồng tiền trong nước giảm giá hàng hoá nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt đỏ hơn và hàng hoá xuất khẩu sang nước khác sẽ rẻ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá.

+ Ngược lại, nếu đồng tiền trong nước lên giá hàng hoá nước ngoài nhập vào sẽ rẻ hơn và hàng hoá xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu.

- Do đó, nhà nước cần thiết phải duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ra thị trường quốc tế.

7.4.3.2. Trợ cấp cho một số sản phẩm xuất khẩu để khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu

Việc thâm nhập vào thị trường xuất khẩu có nhiều rủi ro hơn thị trường trong nước: Đó là cạnh tranh về giá cả, tiêu chuẩn chất lượng, marketing phải cao hơn. Do đó họ cần phải có sự trợ cấp của nhà nước. Sự trợ cấp của nhà nước dưới 2 hình thức sau:

- Trợ cấp trực tiếp:

+ Miễn, giảm thuế, hoàn thuế cho nguyên vật liệu và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Cho người xuất khẩu được hưởng giá rẻ về điện, nước, cước phí vận tải, giá xuất khẩu.

- Trợ cấp gián tiếp: sử dụng ngân sách nhà nước để giới thiệu, quảng cáo, tổ chức hội chợ, đào tạo chuyên gia về công tác xuất khẩu, tạo điều kiện cho các giao dịch tìm bạn hàng…

7.4.3.3. Chính phủ cần tạo ra sức hấp dẫn cho việc sản xuất hàng xuất khẩu

- Giảm thuế quan bảo hộ đối với các ngành công nghiệp được ưu đãi và giảm hạn ngạch lượng hàng nhập khẩu, nhằm giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất để tiêu thụ ở thị trường trong nước.

- Do các nhà đầu tư thường tìm kiếm cơ hội có lợi nhất nên lợi nhuận của việc thay thế nhập khẩu phải được giữ ở mức độ phù hợp với lợi nhuận xuất khẩu. Do vậy phải bảo hộ bằng thuế không được cao hơn mức độ trợ cấp xuất khẩu.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011. Giáo trình Kinh tế phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn Phương, 2015. Kinh tế phát triển: Căn bản và nâng cao. Nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đinh Phi Hổ và Lê Thị Thanh Tùng, 2006. Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê Tp. Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 52 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí