chính đáng đó: “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn những vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 106]. Nhờ độc thoại nội tâm, Thạch Lam mở rộng không gian và tăng thêm chiều thời gian của nhân vật. Trong cùng một thời điểm, tâm lí nhân vật có thể được tái hiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong Tối ba mươi, bằng độc thoại nội tâm, Thạch Lam đưa nhân vật của mình trở về với quá khứ với những kỉ niệm đẹp, những kí ức tươi sáng và đó như điểm tựa để kích thích, nâng đỡ và giữ cho nhân vật không rơi vào vực thẳm của sự
sa ngã, trụy lạc. Dòng liên tưởng, ki ức của những cô gái “nhà săm” như minh
chứng cho những giá trị người vẫn tồn tại trong kiếp sống đầy tủi nhục của họ. Cái vắng lặng của Hà Nội đêm ba mươi đã khiến Huệ “tưởng đến những căn nhà ấm cúng và sáng đèn, then của cài chặt, mọi người trong nhà đang tấp nập sửa soạn đón năm mới trong sự thân mật của gia đình”. Không khí ấy đưa Huệ về với kí ức tươi đẹp “lúc trẻ thơ, lúc còn con gái, ở nhà quê”: “Một buổi sáng mồng một tết, nàng không nhớ rõ là tết năm nào, nhưng đã lâu lắm rồi thì phải - nàng mặc áo mới đứng trên thềm nhìn mấy bông hoa đào nở ở trước vườn. Tại sao nàng lại chỉ nhớ rõ có cái cảnh ấy? Huệ không biết, nàng chỉ mang máng cảm giác một sự gì trong mát, tươi non…”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 131]. Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thạch Lam là giọng điệu nhẹ nhàng dù trực tiếp hay gián tiếp miêu tả tâm lí nhân vật. Giọng của nhân vật và tác giả như hòa làm một vì ẩn trong nhân vật là tâm hồn và con người Thạch Lam.
Nét tương đồng giữa Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, … với các nhà văn hiện thực phê phán là phát hiện và miêu tả tâm lí không xuôi chiều của con người. Sự gặp gỡ trong cái nhìn về con người với chiều sâu tâm lí, với những mặt đối lập giữa thiện - ác, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực… trong sự vận động là biểu hiện cụ thể của quan điểm hiện đại, của sự thức tỉnh sâu sắc ý thức về giá trị của mỗi cá nhân. Thạch Lam cũng là nhà văn miêu tả độc đáo các trạng thái tâm lí ân hận, trăn
trở… của con người qua độc thoại nội tâm, từ
đó khẳng định vẻ
đẹp của con
Có thể bạn quan tâm!
- Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật Qua Ngôn Ngữ Đối Thoại, Độc Thoại Nội Tâm
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 22
- Miêu Tả Tâm Lí Qua Độc Thoại Nội Tâm
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 25
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 26
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 27
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
người. Qua một số truyện ngắn như Một cơn giận, Trở về, Tiếng chim kêu, ta bắt gặp tâm lí này. Nhờ độc thoại nội tâm, Thạch Lam tái hiện sinh động trạng thái tâm lí ích kỉ, đôi lúc nhỏ nhen cũng như trạng thái ăn năn, trăn trở, hối hận về hành động vô tình của một trí thức đã mang tới tai họa khủng khiếp cho người phu xe trong Một cơn giận. Trước khi trả lời viên cảnh sát Tây, Thanh đã có những ý nghĩ ích kỉ mặc dù đã nhận thấy “hai ánh mắt anh long lanh như cầu khẩn van xin” của người phu xe: “Tôi biết lời nói của tôi làm anh bị bắt hay không… Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh phu xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm”. Và sau câu trả lời khiến anh phu xe bị bắt, trong tâm trạng Thanh là cảm xúc đầy đủ, sâu sắc của sự ân hận, ăn năn: “Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta sẽ phải vay trả cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập và thù hằn?” và: “Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 45, 46]. Giọng điệu vẫn nhẹ nhàng song ngôn ngữ độc thoại nội tâm không mượt mà, uyển chuyển mà thay vào đó là những câu văn ngắn, câu cảm thán, những câu hỏi liên tiếp như xoáy vào tâm can nhân vật gợi cảm giác dằn vặt, ân hận và xót xa. Chưa đấu tranh quyết liệt như trong tác phẩm của Nam Cao sau này nhưng nhờ độc thoại nội tâm, Thạch Lam đã tái hiện được trạng thái cảm xúc phức tạp này.
Các cây bút tiểu thuyết xu hướng Tự lực văn đoàn chú ý tới đời sống bên trong con người và rất thành công trong vận dụng độc thoại nội tâm miêu tả tâm lí
nhân vật. Nhất Linh trong
Viết và đọc tiểu thuyết
cho rằng: “Những cuốn tiểu
thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài,… đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn”. Và trong thực tế sáng tác, ông có những tác phẩm đã chạm tới được chiều sâu tâm lí
con người với sự vận động, phát triển một cách biện chứng. Trên tinh thần ấy,
Nhất Linh và Khái Hưng đã sử dụng triệt để biện pháp độc thoại nội tâm để tái hiện thế giới tâm lí phức tạp, đặc biệt trong tiểu thuyết tâm lí. Theo chúng tôi, đây là điểm gặp gỡ từ trong quan điểm nghệ thuật đến hình thức sử dụng độc thoại nội tâm giữa khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Độc thoại nội tâm là phương tiện diễn tả những dòng ý thức trong tâm lí nhân vật.
Trong Hồn bướm mơ tiên - tiểu thuyết tâm lí mở đầu của Khái Hưng, tác giả đã chú ý miêu tả sự vận động trong đời sống tâm lí của nhân vật. Tâm lí hoài nghi, tò mò của Ngọc chủ yếu được tác giả gửi gắm vào hành động và ngôn ngữ đối thoại. Tâm lí của Lan với những diễn biến tinh tế của tâm hồn mộ đạo nhưng chưa
thoát khỏi bụi trần được miêu tả bằng độc thoại nội tâm. Đó là tâm trạng băn
khoăn của lòng yêu đan xen nỗi sợ hãi của người “dốc lòng ngày đêm dùi mài kinh kệ, đã tưởng rứt bỏ được trần duyên. Ai ngờ…”. Nỗi sợ hãi biểu hiện qua những cái giật mình, thảng thốt… trước những âm thanh “lách tách” trong bước nhảy nhẹ của con vành khuyên, trong cái nhìn hoài nghi man mác lan ra cả cỏ, cây, mây nước và rồi thu lại trong tâm trí khiến cho “những lí thuyết tứ điện đề, thập nhị nhân duyên, hoặc là cái đời cao thượng của Phật tổ lộn xộn trong trí nhớ của Lan.”. Và đây là đoạn độc thoại diễn chính xác, tinh tế cuộc đấu tranh (không căng thẳng) giữa tình yêu và tôn giáo trong tâm hồn Lan: “Lan giật mình ngước mắt ngơ ngác nhìn. Trên cành cây chẩu, con chim gáy đương gật đầu xù lông cổ, gù bên con chim mái. Lan nhắm mắt quay đi nơi khác, thì kia, trên cành xoan khô khan, hai con quạ khoang đương rỉa lông cho nhau. Lan lại nhắm mắt, thở dài, cuống quýt như bị vây vào trong cảnh chết mà khó tìm được lối ra.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 2; tr 51]. Sự vận động trong tâm lí Lan được khơi gợi, kích thích từ ngoại giới: “Tiếng lá rụng trên vườn sắn như có mãnh lực gì khiến Lan ôn lại những mẩu đời dĩ vãng. Lan nhắm mắt trong trí lại tưởng tượng ra cảnh lá rụng khi đi sang chùa Long Vân, cái cảnh bên bờ suối mấy gốc thông già, chiều hưu hắt, lá thông khô, theo dòng suối trôi đi…
Lá rụng!
Từ đó đến nay qua sáu tháng, Lan trải qua bao sự buồn, nhớ, mừng, lo. Trong khoảng mười hôm đầu, Lan ủ rũ âu sầu, rồi dần dần ngày đêm vui đạo Phật lòng cũng nguôi nguôi.
Tuy khi đêm khuya thức giấc, nhiều khi chiều tà gió thổi, khi trăng mọc đầu non, hình ảnh người bạn cũng còn phảng phất trong tâm trí, nhưng đạo từ bi vẫn thắng nổi ái tình. Chỉ ít lâu là ảnh ai đã mờ hẳn trong trí nghĩ. Rồi sự buồn, nhớ đổi ra mừng vui. Trong lòng, Lan hớn hở rằng đã qua được một bước khó khăn trên con đường tu hành.
Lá rụng!
Tiếng lá tí tách bên bờ rào khô bỗng gợi đến chuyện cũ đã hầu quên. Lan nghĩ mà lo một ngày kia sự bí mật về mình sẽ bị phá. Biết đâu, trong vui anh em chàng chẳng thuật câu chuyện gặp gỡ. Nếu chàng quên, nhưng nào chàng có quên được. Đã một lần chàng đi xe đạp đến gần chùa, ngồi nghỉ ở quán một lúc rồi lại quay xe trở về Bắc. Tuy Lan cho là Lan trông lầm, nhưng tâm trí Lan vẫn thì thầm với Lan rằng đó là chuyện thực, mà Lan cũng muốn đó là chuyện thực.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 2; tr 55].
Từ ngoại giới, nhân vật có thể trở về với những kỉ niệm, những mộng ước hay miên man trong dòng kí ức... Nhân vật Mai (Nửa chừng xuân) khi nhìn chiếc buồm trắng con con đang theo dòng nước… trôi đi như lướt trong cảnh rộng bao la đã chợt nghĩ đến số phận mình: “Ngày xưa, khi cô học chữ nho, thường thấy cụ Tú làm những bài thơ nôm có câu “chiếc bách giữa dòng”. Nay cô mới ở trước cái cảnh chiếc buồm con bạt gió, cô mới hiểu tới nghĩa sâu xa của câu thơ. Phải, cô cũng chỉ là một chiếc bách giữa dòng…”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 2; tr 91].
Đây cũng là phương thức vận động của thế giới tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết xu hướng Tự lực văn đoàn. Nhận xét về tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng của Nhất Linh, GS Phan Cự Đệ phát hiện, chỉ ra sự tác động của các yếu tố ngoại giới tới sự vận động của tâm trạng nhân vật: “Trong Đôi bạn và Bướm trắng dòng suy nghĩ và tình cảm của con người vận động đôi khi chỉ là nhờ sự liên tưởng tới
một hình
ảnh thiên nhiên
ở bên ngoài.”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn)
(2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 68]. Và ông cũng chỉ ra cơ chế độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Nhất Linh: “dòng tâm lí phát triển cũng là nhờ sự vận động của những kỉ niệm, hồi ức liên tưởng. Những kỉ niệm liên tưởng này sẽ gây thành một phản ứng dây chuyền làm cho dòng nội tâm trôi chảy không ngừng và chính cái đó tạo nên chiều sâu tâm lí nhân vật ”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 70]. Trong Bướm trắng nhân vật xuất hiện với những dòng độc thoại nội tâm triền miên xoay quanh nỗi ám
ảnh giữa tình yêu và cái chết. Khơi nguồn cho những dòng kí ức, dòng tâm sự
thường là các yếu tố ngoại cảnh. Có thể là cảnh “đường phố vắng ngắt, trời mờ mờ xám như trong một ngày mùa đông”, hay một “giọng nói mệt nhọc và ấm áp”, hoặc một câu nói đùa của bạn… khiến trong Trương xuất hiện bao suy ngẫm, trằn trọc, liên tưởng… về cuộc sống, tình yêu và cái chết. Trước hình ảnh của Quang “dễ yêu đời, vui vẻ… sống thong thả” như để hưởng thú ăn ngon, Trương không khỏi chạnh lòng trước hoàn cảnh dở sống dở chết của mình. Chàng liên tưởng:
“- Giá Quang bây giờ biết Quang một năm nữa sẽ chết - Chắc chắn chết - như mình thì không hiểu Quang nghĩ ra sao? Nhưng hiện giờ Quang sung sướng chỉ vì Quang sống như không bao giờ phải chết.
Trương vội trả lời cái ý nghĩ mới bộc lộ ra lúc nãy khi trả lời Quang, cái ý nghĩ bỏ dở khi mải ngắm cảnh ngoài phố.
- Hay là mình không cần gì nữa? Chàng thấy quả tim đập mạnh:
- Phải, mình cần gì nữa, chắc chắn là sẽ chết thì còn cần quái gì! Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình náo nức, hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng chỉ vì mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc đời thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè, được hoàn toàn sống như ý mình.
Chết thì còn cần gì nữa!
Bao nhiêu điều ham muốn bấy lâu, nhưng ham muốn không dám tự thú hay bị đè nén đi trong một phút bùng nổi dậy: một đời mới đợi chàng”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 1; tr 405, 406].
Bao trùm tiểu thuyết Bướm trắng, nỗi ám ảnh về cái chết bám riết và đeo đuổi Trương (nhân vật trung tâm), hay nói cách khác, cái chết tiến gần và đe dọa cuộc sống của chàng. Bằng độc thoại nội tâm, Nhất Linh đã khám phá được những yếu tố tâm lí vừa mới lạ vừa phù hợp với quy luật. Ta có thể bắt gặp các trạng thái tâm lí quen thuộc như chán chường, thất vọng, buông xuôi, phá phách hay liều lĩnh, phù hợp với cuộc sống của Trương. Nhưng ta còn bắt gặp khát vọng sống, niềm vui với những ý nghĩ cao thượng, sự ăn năn, mặc cảm trước những hành động lợi dụng, cơ hội. Về ý này, nhà nghiên cứu Bùi Xuân Bào cho rằng Nhất Linh đã đi đến sự “hoàn hảo” trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật khi “từ bỏ các phương pháp hoàn toàn trí tuệ cắt những mảng tối và sáng trong các tác phẩm trước của ông” và khẳng định: “Ông đã chạm đến những xu hướng, những sự vận động tiềm thức của tâm hồn” bằng độc thoại nội tâm, “đúng hơn là thứ độc thoại mà Đôxtôiepxki đã sử dụng”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 210] - Độc thoại nội tâm hướng tới diễn tả có các mặt đối lập trong tâm lí nhân vật. Đây cũng là yếu tố tương đồng giữa Nhất Linh với các nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao trong miêu tả tâm lí nhân vật bằng độc thoại nội tâm. Ở chương I, phần thứ nhì, trước cảnh tấp nập của các cô phù dâu đang trang diểm cho nhau, Trương “nảy ra một ý tưởng và lặng người suy nghĩ”. Đó là cuộc đấu tranh trong tư tưởng của chàng giữa niềm vui ích kỉ của mình khi giấu bệnh để cưới Thu và tiếng nói đạo đức, luân lí cất lên từ sâu thẳm trong tâm hồn chàng: “Làm như vậy xấu lắm”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 1; tr 431]. Ngay cả khi Trương “trao hôn với một người con gái trong sạch” và đương mê dại, “muốn hết cả tâm hồn để hưởng cái thú ngây ngất” đó thì vẫn là nỗi sợ hãi ngăn cản chàng khiến chàng đẩy Nhan ra để rồi, vừa ngây ngất, sung sướng nhưng trong thâm tâm “tự lấy làm xấu
hổ vì đã lợi dụng cơ hội để bắt một người con gái ngây thơ chiều mình”[Phan
Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 1; tr 434]. Bằng biện pháp độc thoại nội tâm, tác giả cùng một lúc tái hiện được nhiều trạng thái cảm xúc đan xen, nhiều khi đối lập, phủ định nhau trong tâm hồn nhân vật.