Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 26


Tiểu kết chương 4

Giao thoa trong hình thức nghệ thuật giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực là đặc điểm góp phần tạo nên bước ngoặt quan trọng trong hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Các nhà văn của hai khuynh hướng đã vận dụng triệt để và linh hoạt lối kết cấu tiểu thuyết hiện đại trong sáng tác của mình. Kết cấu đa tuyến và kết cấu tâm lí đã thay thế cho lối kết cấu đơn tuyến trong tiểu thuyết truyền thống. Kết hợp với sự linh hoạt, sáng tạo trong nghệ thuật tạo dựng tình huống đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn, tiểu thuyết khi tái hiện được nhiều mặt của đời sống xã hội cũng như khả năng thể hiện sinh động và đầy đặn cuộc sống của con người. Cùng với đó là sự gặp gỡ trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Miêu tả tâm lí luôn kết hợp với phân tích tâm lí, chú ý tới đời sống tâm lí trong quan hệ với đời sống sinh lí đã trở thành tiêu chí quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hiện thực cuộc sống của con người được phản ánh chân thực hơn, phong phú hơn qua thế giới tâm lí đa dạng, phức tạp. Trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, có nhiều yếu tố giao thoa trong văn xuôi giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Các yếu tố nghệ thuật được các nhà văn vận dụng một cách linh hoạt để vừa phù hợp, vừa thể hiện được sở trường của mình. Trong nhiều tác phẩm, ta thấy có sự đan xen của nhiều biện pháp nghệ thuật đã tạo nên thế giới tâm lí sinh động, nhiều màu sắc. Không thể phủ nhận, áp lực của yếu tố thể loại trong giao thoa về hình thức nghệ thuật, song theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là ý thức cách tân mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa văn xuôi ngày càng trở nên sâu sắc trong tư tưởng của các cây bút tiêu biểu của hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực thời kì này.


KẾT LUẬN

1. Cho tới thời điểm này, việc nghiên cứu Văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945 về cơ bản đã định hình. Các trào lưu, khuynh hướng nổi bật cũng như các tác giả tiêu biểu đã được nhìn nhận, đánh giá ngày càng khách quan, khoa học hơn, đặc biệt là sau thời điểm 1986. Vì vậy, những giá trị văn học, văn hóa đích thực cũng như những đóng góp của một số tác giả, trào lưu đối với sự nghiệp văn học dân tộc được khẳng định trên tinh thần dân chủ, khoa học. Song trên thực tế, vẫn còn xuất hiện cách hiểu hay những nhận định phiến diện, một chiều về một khuynh hướng, một tác giả, tác phẩm. Đặc biệt là khuynh hướng lãng mạn nói chung và văn xuôi Tự lực văn đoàn nói riêng. Qua đề tài này, chúng tôi thấy được thực tế đời sống văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945 vô cùng sinh động. Các bộ phận văn học, trào lưu khuynh hướng cùng tồn tại và phát triển, ảnh hưởng lẫn nhau và trong chừng mực nào đó, có thể khẳng định nó bổ sung cho nhau. Đặc biệt, có hiện tượng Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945.

2. Mỗi hiện tượng văn học xuất hiện đều phải có tiền đề của nó. Hiện tượng giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực thời kì này cũng có cơ sở, tiền đề mang tính quy luật. Đó là sự biến động mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc: cuộc xâm lược và ách cai trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ. Biến động lớn này kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội và như một quy luật tất yếu sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, văn học. Dưới sự tác động sâu sắc và ngày càng toàn diện của văn hóa phương Tây, ý thức cá nhân bừng tỉnh đòi hỏi những món ăn tinh thần mới, văn học phải thay đổi cả nội dung và hình thức để đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu cũng như quan niệm thẩm mĩ mới của công chúng. Mặt khác, văn học cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đời sống chính trị vì các giai cấp đều sử dụng văn học như một phương tiện, một vũ khí biểu hiện quan điểm, tư tưởng của mình. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp tác động mạnh mẽ đến các người cầm bút và để lại dấu ấn đậm nét trong văn xuôi thời kì này. Đây chính là những tiền đề tạo nên sự tương đồng, gặp gỡ trong nội dung phản ánh cũng như hình thức nghệ thuật trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực phê phán.


3. Tiếp thu cái mới trên tinh thần dân chủ, tiến bộ là yếu tố nổi bật trong khuynh hướng lãng mạn và hiện thực, tạo nên những giá trị độc đáo trong tư tưởng nghệ thuật và hình thức nghệ thuật.

Về tư tưởng nghệ thuật, văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực tập trung phản ánh cuộc sống con người trên nhiều bình diện khác nhau. Hướng tới con

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

người, thể hiện con người trên tinh thần dân chủ, thái độ cảm thông và ý thức

khẳng định vẻ đẹp của con người là tư tưởng nghệ thuật tiến bộ và là yếu tố giao thoa nổi bật trong văn xuôi giữa hai khuynh hướng này. Khát vọng về cuộc sống dân chủ gắn với tình cảm yêu nước như hòa vào nhau trong ý thức tố cáo xã hội bất công, vô nhân đạo đang chà đạp nhân phẩm, tước đi quyền sống, quyền làm người chính đáng của người dân lương thiện. Văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực đã

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 26

góp phần thể hiện được vẻ đẹp của con người hòa cùng với vẻ đẹp của thiên

nhiên đất nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Về hình thức nghệ thuật, giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực có sự gặp gỡ trong những cách tân nghệ thuật quan trọng làm nên tính hiện đại của thể loại và phù hợp với tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nổi bật là các yếu tố nghệ thuật như: kết cấu nghệ thuật, tình huống nghệ thuật thể hiện được tính hiện đại khi hướng tới khai thác đời sống tâm lí con người. Bên cạnh các biện pháp nghệ thuật như miêu tả tâm lí con người qua ngoại hiện, qua ngôn ngữ đối thoại thì văn xuôi lãng mạn và hiện thực phê phán đá vận dụng biện pháp độc thoại nội tâm một cách linh hoạt, biến hóa đã khám phá và miêu tả đời sống tâm lí phong phú với những diễn biến phức tạp, tinh tế của con người. Đây thực sự là thành công của trong giá trị nghệ thuật của văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, khẳng định bước phất triển, hòa nhập với văn học hiện đại thế giới.


4. Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng này diễn ra không đồng đều, đậm nhạt khác nhau ở từng thời kì, ở từng tác giả. Thời kì Mặt trận Dân chủ 1936- 1939, do tác động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, ý thức nhà văn có sự chuyển hướng và biểu hiện rõ nét trong ý thức nghệ thuật. Các nhà văn của hai khuynh hướng đều tập trung hướng về người nông dân, hướng về người lao động nghèo. Cảm quan hiện thực về thân phận con người là yếu tố giao thoa được thể hiện rõ nét hơn trong các tác phẩm thời kì này. Giá trị nhân văn thể hiện sâu sắc hơn qua thái độ bất hòa với xã hội, cảm thông với cuộc sống bất hạnh của người lao động nghèo cũng như khát vọng cải cách, thay đổi thực trạng thối nát. Trong tác phẩm thời kì này, diện mạo, bản chất của giai cấp phong kiến hiện lên đầy đủ qua các điển hình sống động. Chúng tôi cho rằng, một mặt giao thoa nghệ thuật là hiện tượng “tràn bờ”, mặt khác xuất phát từ ý thức nghệ thuật của nhà văn do cùng chung tác động của bối cảnh xã hội.

5. Luận án hướng tới tìm hiểu, chứng minh và khẳng định về sự giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực trong văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945. Song không phải tất cả các yếu tố trong tư tưởng tới nghệ thuật giữa hai khuynh hướng đều giao thoa. Và cũng không phải các tác giả, tác phẩm nào cũng giao thoa. Giao thoa nghệ thuật không có nghĩa phá vỡ các đặc trưng cơ bản của khuynh hướng hay biến đổi phong cách nghệ thuật. Giao thoa nghệ thuật phải là hiện tượng cộng hưởng, thăng hoa của tư tưởng cũng như nghệ thuật biểu hiện.

Sự giao thoa giữa văn xuôi hiện thực và lãng mạn trong văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945 là một quy luật bắt nguồn từ thực tiễn của thời đại. Cơ sở lí thuyết của văn học đã chỉ ra: Một trong những quy luật vận động tự thân của tiến trình văn học là quy luật tác động qua lại giữa các hiện tượng văn học có cùng hoặc không cùng cội nguồn phát sinh. Quy luật này diễn ra trong đời sống văn học của nhiều nước trên thế giới (mà chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát). Đề tài là một minh chứng cho thực tiễn sinh động của văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945.


6. Từ thực tiễn sinh động văn học giai đoạn này, luận án có ý nghĩa khuyến nghị với những người nghiên cứu và bạn đọc quan tâm, không nên nhìn nhận văn học theo các nhà cơ giới với quan điểm cơ học quá minh bạch. Nhất là ở những giai đoạn văn học phát triển mạnh mẽ với những biểu hiện phong phú, sôi động, phức tạp. Phải chăng, đó cũng là sự gợi nhắc có ý nghĩa khi nghiên cứu bất kì một giai đoạn văn học nào.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


10. Thành Đức Bảo Thắng (2000), Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam, Thông báo Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 1, trang 14- 18.

11. Thành Đức Bảo Thắng (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm trạng - nét đặc sắc trong truyện ngắn Thạch Lam, Thông báo Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 1, tr 154-160.

12. Thành Đức Bảo Thắng (2008),

Hình

ảnh người phụ

nữ trong truyện ngắn

Thạch Lam, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1, tr 9- 13.

13. Thành Đức Bảo Thắng (2009), Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao nhìn từ góc độ lí thuyết thi pháp nhân vật, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 7, tr 76-79.

14. Thành Đức Bảo Thắng (2012),

Nghệ

thuật xây dựng tình huống trong tiểu

thuyết Bướm trắng của Nhất Linh, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, tr 72- 77.

15. Thành Đức Bảo Thắng (2012), Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng Nguyễn Công Hoan, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 22, tr 73-79.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

16. Aristote (1997), Nghệ

thuật thơ ca

(người dịch: Lê Đăng Bảng, Thành Thế

Thái Bình, Đỗ

Xuân Hà, Thành Thế

Yên Báy; người hiệu đính: Đoàn Tử

Huyến). Tạp chí Văn học nước ngoài (1), tr.180-221.

17. Hoàng Anh (1986), Thạch Lam trong những trang văn xanh màu cốm non, Tạp chí Văn, (56), Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Vũ Tuấn Anh (chủ biên) (1995), Thạch Lam - văn chương và cái đẹp, Kỉ yếu Hội thảo khoa học về Thạch Lam nhân 50 năm ngày mất của nhà văn tổ chức tại Hà Nội tháng 7 năm 1992, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

19. Vũ Tuấn Anh (2012), Những sự kiện Văn học Việt Nam (Từ 1865 đến 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.‌

20. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn, giới thiệu)(2003),‌

gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Thạch Lam về tác

21. Huỳnh Phan Anh (2001), Thạch Lam tiểu thuyết gia, “Thạch Lam về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Lại Nguyên Ân (sưu tầm, biên soạn)(1997), Vũ Trọng Phụng - tài năng và sự thật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

23. Lại Nguyên Ân (2001), Giải pháp điều hòa xã hội trong văn Thạch Lam,

“Thạch Lam về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Bakhtin, M (1992) (người dịch: Phạm Vĩnh Cư),

thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

Lí luận và thi pháp tiểu

25. Bakhtin, M (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (người dịch: Trần

Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Barthes, R (2004). Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (người dịch: Tôn Quang Cường). http://evan.com.vn.

27. Vũ Bằng (1969), Bốn mươi năm nói láo, Phạm Quang Khai xuất bản, Sài Gòn.

28. Vũ Bằng (1972), Bình “Đào Lê Mĩ Tửu” của Thạch Lam, Tạp chí Giao điểm, Sài Gòn.

29. Nam Cao (1977), Nam Cao tác phẩm, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội.


30. Tân Chi (tuyển soạn) (1999), Thạch Lam văn và đời, Nxb Hà Nội.

31. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, Nxb Thụy Ký, Hà Nội.

32. Nguyễn Đình Chú (1991),

Về giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế

kỉ XX

-1945, Tài liệu bồi dưỡng môn văn học lớp 11, Vụ Giáo viên, Hà Nội.

33. Nguyễn Nhật Duật (1972), Giao điểm, Sài Gòn.

Thạch Lam hương thơm và nỗi u hoài, Tạp chí

34. Trần Ngọc Dung (1994), Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, “Thạch Lam - Văn chương và cái đẹp”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

35. Trần Ngọc Dung (1992), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kì từ đầu những năm 1930 đến 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Luận án PTS Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.‌

36. Đinh Trí Dũng (1996), Sự thể hiện của con người “tha hóa” trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, (5).

37. Đinh Trí Dũng (1977), Các phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Thông báo khoa học (5), Trường ĐHSP - ĐHQG Hà Nội.

38. Đinh Trí Dũng (1999), Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận án PTS Ngữ văn, Trường ĐHSP - ĐHQG Hà Nội.

39. Đinh Trí Dũng, Phan Huy Dũng (2001), Góp phần tìm hiểu con đường vận động, phát triển của tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ 1920 đến 1945 (Đề tài cấp bộ), Trường ĐHSP Vinh.‌

40. Hồ Dzếnh (2001), Với Thạch Lam, “Thạch Lam về tác gia và tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Nguyễn Đức Đàn (1970), Trào lưu chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 1930-1945, Tạp chí Văn học, (5).

43. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

44. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí