Những Nội Dung Pháp Lý Cơ Bản Của Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá


người tham gia đặt giá chủ yếu để "chơi trò chơi" chứ không muốn giành được món hàng.

Thứ tư, số lượng người đấu giá lớn. Bởi vì tiềm năng có giá thấp, hàng hóa và dịch vụ đa dạng, dễ dàng tham gia và lợi ích xã hội của quá trình đấu giá.

Thứ năm, số lượng người bán hàng lớn. Bởi vì có nhiều người tham gia đặt giá, có thể đạt được giá cao, giảm chi phí bán hàng, dễ buôn bán.

Đây là một hình thức hiện đại. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc ngồi ở nhà mà vẫn có thể tham gia đấu giá, được có cảm giác hồi hộp và hứng khởi như tham dự một cuộc đấu giá thực sự là một sự hấp dẫn lớn đối với mọi người. Nhưng hình thức này cũng có nhiều bất tiện, đó là việc không có gì ràng buộc người tham gia đấu giá nên họ cứ vô tư trả giá rồi không mua, hoặc dung những tên ảo để phá cuộc đấu giá. Chính vì thế, việc quản lý đấu giá qua mạng là rất khó khăn và yêu cầu xây dựng được quy định pháp luật chặt chẽ để quản lý mô hình bán đấu giá trực tuyến này là vô cùng cần thiết đối với pháp luật đấu giá của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, có nhiều trang web bán đấu giá trực tuyến trên mạng, nổi bật trong số đó phải kể đến eBay (eBay.com). Đây là trang web của tập đoàn eBay - một công ty của Mỹ. eBay.com là một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ, eBay còn có chi nhánh tại một số quốc gia khác. Đối thủ chính của eBay là hệ thống đấu giá Marketplace của Amazon.com và Yahoo! Auctions.

Ở Việt Nam cũng đã bắt đầu có những trang web bán đấu giá chập chững nhập cuộc, nổi bật trong số đó là: www.haya.com,


chodaugia.bancanbiet.com, www.saigonbid.com, www.saigondaugia.com, chodientu.vn…

1.3 Những nội dung pháp lý cơ bản của giao kết hợp đồng trong bán đấu giá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá chính là quá trình bày tỏ ý chí giữa các bên trong quan hệ đấu giá, từ đó tiến tới xác lập các quyền và nghĩa vụ nhằm ràng buộc các bên.

Cũng là quan hệ mua – bán hàng hoá, cũng là quá trình “mặc cả” và đi tới thống nhất ý chí về các nội dung của hợp đồng, song giao kết hợp đồng trong bán đấu giá có những điểm khác biệt cơ bản so với giao kết hợp đồng thông thường bởi vì đây là quan hệ mua bán hàng hoá đặc biệt. Nó khác biệt so với giao kết hợp đồng thông thường không những về chủ thể, thủ tục tiến hành, hình thức thể hiện mà cả nội dung biểu đạt trong giao kết.

Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 5

1.3.1 Chủ thể

Theo các mô hình bán đấu giá đã trình bày ở phần khái niệm, chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng có thể chia ra như sau: Nếu đây là quan hệ bán đấu giá trực tiếp, tức là người có hàng hoá, tài sản đứng ra tự tổ chức bán đấu giá hàng hoá, tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ thể bao gồm: người bán - người mua. Còn nếu họ không tự đứng ra và tổ chức bán đấu giá được mà phải thông qua trung gian, tức là các tổ chức bán đấu giá thì chủ thể của cuộc bán đấu giá bao gồm: người bán, người mua và trung gian giữa họ là người tổ chức bán đấu giá và người điều hành bán đấu giá.

a. Người bán

Người bán là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật (Khoản 2 - Điều 186 – LTM VN 2005)


Như vậy, người bán hàng hoá ở đây được phân biệt với người tổ chức đấu giá hàng hoá. Người bán hàng có thể chính là chủ sở hữu đứng ra ký hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá với người tổ chức bán đấu giá hoặc người bán hàng có thể là trung gian, làm công việc cầu nối giữa chủ sở hữu với người tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

b. Người tổ chức bán đấu giá và người điều hành bán đấu giá

Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá. (Khoản 1 - Điều 186 – LTMVN 2005).

Như vậy, thuật ngữ người tổ chức đấu giá được đặt ra đối với cả trường hợp người bán tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hoá và trong cả trường hợp người tổ chức bán đấu giá là một thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ chức bán đấu giá làm nghề nghiệp của mình. Xét về bản chất, ngưòi tổ chức bán đấu giá là người tiến hành các công việc cụ thể của một cuộc bán đấu giá. Trong trường hợp người bán hàng không tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hoá mà thuê một người tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến hành bán đấu giá thì giữa hai người này phải hình thành một hợp đồng dịch vụ bán đấu giá trưóc khi các công việc liên quan đến bán đấu giá được thực hiện.

Thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá bao gồm: Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trong đó, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản là những doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây: (1) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản; (2) Có ít nhất 1 đấu giá viên; (3) Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện bán đấu giá tài sản. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ở mỗi tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và giao cho Sở chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương trực tiếp quản lý.


Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm có Giám đốc, kế toán, thủ quỹ, thủ kho và ít nhất là một đấu giá viên. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên. Trung tâm có nhiệm vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật. Ngoài nhiệm vụ bán đấu giá các tài sản quy định trên, Trung tâm có thể ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có yêu cầu để bán đấu giá các loại tài sản khác.

Đối với những tài sản của Nhà nước có giá trị dưới mười triệu đồng Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp tài sản là cổ vật, tài sản có giá trị văn hoá - lịch sử, tài sản có giá trị đặc biệt lớn phải được bán đấu giá thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức bán đấu giá nước ngoài thì việc thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản hoặc thuê tổ chức bán đấu giá nước ngoài được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. (Điều 35, 36, 37 - Nghị định 05)

Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành cuộc bán đấu giá (Khoản 2 - Điều 187 – LTMVN 2005). Người điều hành đấu giá là người xuất hiện chủ yếu và điều khiển các phiên đấu giá theo một trình tự được pháp luật quy định với những điều kiện do người bán đưa ra.

c. Người mua

Người mua chính là người tham gia đấu giá, bao gồm tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá (Khoản 1 - Điều 187 – LTMVN 2005)

Để bảo vệ cho tính trung thực và hợp pháp của cuộc bán đấu giá, pháp luật bất kỳ quốc gia nào cũng có những điều khoản cấm một số đối tượng


không được quyền tham gia trả giá. Trong pháp luật về bán đấu giá của Việt Nam, các đối tượng này là:

- Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Những người làm việc trong các tổ chức bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.

- Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.

- Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật. (Điều 198 – LTMVN 2005)

Cũng quy định về chủ thể hay người tham gia trong cuộc đấu giá, Luật Bán đấu giá của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lại có cách phân chia khác. Trong chương III (Parties to an Auction), tham gia cuộc đấu giá có 4 thành phần: (1) Người bán đấu giá (the auctioneer), (2) người bán (the seller), (3) người trả giá (the bidder) và (4) người mua (the buyer) trong đó người mua là người trả giá cao nhất trong cuộc bán đấu giá. Như vậy, trong Luật Bán đấu giá của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, vị trí pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ của người trả giá và người chiến thắng trong cuộc đấu giá thông qua trả giá (người mua) được phân biệt rõ hơn trong pháp luật Việt Nam. Qua sự phân biệt ấy, người ta cũng có thể hình dung được rõ hơn về các giai đoạn giao kết hợp đồng: gọi là người trả giá khi hợp đồng chưa được giao kết, gọi là người mua khi hợp đồng đã được giao kết.

1.3.2 Sự phân biệt về đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết

a. Đề nghị giao kết


Trước khi đi vào nội dung chính thức trong một cuộc bán đấu giá, những người tham gia đấu giá đã được người bán đấu giá cung cấp những thông tin cần thiết về hàng hoá mà họ muốn bán, được xem hàng hoá khi người tổ chức bán đấu giá tổ chức trưng bày. Trên cơ sở những thông tin ấy, người tham gia đấu giá đã định hình được về hàng hoá, về khả năng mua hàng và khả năng trả giá của mình.

Việc thông báo ban đầu mời tham dự cuộc bán đấu giá của người bán đấu giá không được xem như lời đề nghị giao kết hợp đồng mà đó là lời mời đề nghị giao kết. Người bán đấu giá không bị ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với lời mời đề nghị giao kết của mình. Nhận lời mời đề nghị giao kết, các khách hàng tiềm năng mới tiến hành đăng ký và làm các thủ tục cần thiết để trở thành người tham gia đấu giá. Tại cuộc đấu giá, người điều hành cuộc đấu giá nêu tên hàng hoá/ tài sản được đem bán và đưa ra mức giá khởi điểm, hành động này vẫn chưa được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng mà vẫn là lời mời đề nghị giao kết. Lời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ thực sự được đưa ra bởi những người mua khi họ tham gia trả giá.

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên:

Người mua sẽ liên tục đưa ra các mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của bản thân, theo sự điều hành cuộc bán đấu giá của đấu giá viên. Việc đưa ra các mức giá khác nhau ấy thực chất những lời đề nghị giao kết, trái với cách tư duy thông thường rằng người bán là người đề nghị, người mua là người được đề nghị. Các nội dung khác của hợp đồng bán đấu giá coi như đã được thoả thuận trước, đề nghị giao kết chỉ hướng tới một mục đích là thoả thuận về giá cả. Chấp nhận bán hàng với mức giá như thế nào, người bán sẽ dựa vào kết quả của cuộc đấu giá để quyết định.

Có thể tóm quá trình này trong sơ đồ sau:



Người bán


Người mua

Lời mời đề nghị giao kết



Người mua (người

đề nghị)

Người bán (người được đề nghị)

Đề nghị giao kết


(Trả giá)


- Trong cuộc đấu giá theo phương thức hạ giá xuống:

Người bán sẽ liên tiếp đưa ra các mức giá theo mức độ giảm dần (những lời mời đề nghị giao kết với các mức giá khác nhau), cho đến khi người mua chấp nhận mua hàng hoá ở một mức giá nhất định. Mỗi lần người bán đưa ra mức giá mới được hiểu là một lần người bán đưa ra lời mời đề nghị giao kết hợp đồng mới. Những lời mời đề nghị giao kết sẽ liên tục thay thế nhau như vậy cho đến khi có người chấp nhận mua (tức là chính thức đưa ra lời đề nghị giao kết tại cuộc bán đấu giá với một mức giá xác định theo sự điều hành của người điều hành cuộc đấu giá). Cũng như ở trên, người mua là người đề nghị giao kết, còn người bán lại là người nhận được đề nghị giao kết.

Có thể hình dung quá trình đề nghị giao kết này theo sơ đồ sau:


Người bán


Người mua

Lời mời đề nghị giao kết



Người mua (người

đề nghị)

Người bán (người được đề nghị)

Đề nghị giao kết



(Đề nghị mua ở một mức giá nhất định)


b. Chấp nhận giao kết

Bên mua khi nhận được lời mời đề nghị giao kết hợp đồng sẽ cân nhắc các khả năng và đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng chính thức tại quá trình trả giá trong cuộc bán đấu giá. Khi người được đề nghị đồng ý bán hàng hoá theo mức giá mà người đề nghị đưa ra, tức là người được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng theo đề nghị của bên đề nghị, thì cuộc bán đấu giá dừng lại.

Cụ thể là:

- Trong cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên: khi người mua trả giá cao nhất và không có ai trả giá cao hơn được nữa, người bán chấp nhận bán hàng hoá (chấp nhận giao kết)


Người mua (người

đề nghị)

Người bán (người được đề nghị)

Đề nghị giao kết (Trả giá)



Chấp nhận giao kết (đồng ý bán)


- Trong cuộc đấu giá theo phương thức hạ giá xuống: Người bán hạ dần giá so với mức giá khởi điểm, cho đến khi có người mua đề nghị mua hàng hoá với mức giá nhất định và người bán chấp nhận bán.


Người mua (người

đề nghị)

Người bán (người được đề nghị)

Đề nghị giao kết (đề nghị mua)




Chấp nhận giao kết (đồng ý bán)

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí