Bên bán: là chủ sở hữu của hàng hoá hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc là người có trách nhiệm, lợi ích liên quan đến hàng hoá bán đấu giá.
Bên mua: là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua hàng hoá và đáp ứng các điều kiện của pháp luật để tham gia trả giá.
Bên trung gian (người làm dịch vụ bán đấu giá): là những tổ chức được người bán hàng hoá uỷ quyền tiến hành việc bán đấu giá.
Như vậy, quan hệ bán đấu giá có thể diễn ra giữa các đối tượng sau:
- Người có hàng hoá (chủ sở hữu hàng hoá) – người mua
- Người có hàng hoá - người bán hàng hoá (được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc có quyền bán hàng hoá theo quy định của pháp luật) - người mua
- Người có hàng hoá - người bán đấu giá (thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hoá) – người mua.
Thứ hai: Đối tượng của bán đấu giá có thể là hàng hoá thương mại thông thường nhưng do đặc thù của việc bán hàng theo phương thức này nên hầu hết chỉ có những hàng hoá đặc thù về giá trị và giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Những hàng hoá này khó định giá và xác định giá trị, vì vậy người bán chỉ đưa ra giá tham khảo (giá khởi điểm) còn giá thực của hàng hoá sẽ do người mua quyết định trên cơ sở cạnh tranh trong trả giá.
Thứ ba: hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá không giống một quan hệ thương mại thông thường, nó được thể hiện dưới hình thức hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng hoá. Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá được xác lập giữa người bán hàng và người được uỷ quyền bán đấu giá. Văn bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán hàng hoá được xác lập giữa các bên liên quan (bên bán, bên mua, và tổ chức bán đấu giá).
Có thể bạn quan tâm!
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 1
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 2
- Chấp Nhận Đề Nghị Giao Kết Hợp Đồng
- Những Nội Dung Pháp Lý Cơ Bản Của Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Hậu Quả Của Việc Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Hàng Hoá Có Khiếm Khuyết Hoặc Có Vấn Đề Về Pháp Lý
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Pháp luật Việt Nam đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề bán đấu giá, trong đó có gọi tên phương thức bán hàng đặc biệt này là “bán đấu giá hàng hoá” và “bán đấu giá tài sản”. Ở đây, người viết sẽ chỉ sử dụng thuật ngữ “bán đấu giá” bởi nó có tầm khái quát cao hơn, thể hiện tốt và toàn diện hơn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.2.2 Phân loại bán đấu giá
a. Căn cứ và phương pháp xác định giá, có đấu giá theo phương pháp nâng giá lên và phương pháp hạ giá xuống.
* Bán đấu giá theo phương thức nâng giá lên hay đấu giá kiểu Anh (English auction)
Đấu giá theo phương thức nâng giá lên được bắt nguồn từ nước Anh. Nó được áp dụng để bán đấu giá đối với tất cả các loại hàng hoá, từ những thứ có thể định giá chính xác đến những thứ không thể định giá chính xác như các tác phẩm nghệ thuật… Đây là hình thức bán đấu giá phổ biến nhất và được áp dụng nhiều nhất tại tất cả các quốc gia.
Tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành bán đấu giá nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng hay tài sản bán đấu giá. Mức giá khởi điểm này là mức giá được định bởi các chuyên gia, được sự thống nhất ý chí của người bán trên cơ sở đánh giá giá trị hàng hoá. Giá khởi điểm được tính tương đối sát với giá trị của hàng hoá để chỉ cần vượt qua (hoặc bằng giá này nếu có sự đồng ý của ngưòi bán) là có thể bán được. Tuy nhiên, sự định giá này cũng chỉ mang tính tương đối vì cũng có khi hàng hoá đem bán là những thứ rất khó định giá như tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ… và vì mục đích tạo sự kích thích cho người tham đấu giá, cho họ còn thấy lợi khi tham gia đấu giá và có cơ hội được trả giá trong cuộc đấu giá. Những người mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc cả nhất định, người sau cao hơn người trước. Người
trả giá cao nhất theo sự kết luận của nhân viên điều hành đấu giá sẽ được quyền mua lô hàng hoặc tài sản đó.
Ưu điểm:
+ Hình thức này được áp dụng phổ biến nhất trong các cuộc đấu giá vì nó có lợi cho cả bên mua và bên bán. Bên mua được chủ động đề xướng giá đặt mua nên quan hệ mua bán mang tính tự nguyện rất cao. Còn bên bán thường được lợi về giá cả vì luôn có sự trả giá cao hơn giá khởi điểm mình đưa ra.
+ Nhiều khi, mức giá mà bên mua trả vượt cao quá sức tưởng tượng của bên bán.
+ Cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên luôn luôn sôi động bởi sự trả giá liên tục giống như cuộc rượt đuổi của những người tham gia đấu giá.
+ Thời gian tổ chức ngắn, do các mức giá được đưa ra công khai, dễ dàng tìm ra người thắng cuộc mà không mất công so sánh các mức giá được trả của những người tham gia khác nhau.
Nhược điểm: Người tham gia đấu giá luôn luôn biết rõ đối thủ của mình trả giá như thế nào nên làm chủ về mặt thời gian và mức ra giá. Họ thường chỉ trả giá nhích từng chút một và nhiều khi cuộc bán đấu giá kết thúc với giá bán được không bỏ xa giá khởi điểm bao nhiêu.
* Bán đấu giá theo phương thức hạ giá xuống hay đấu giá Hà Lan (Dutch auction)
Đấu giá theo phương thức hạ giá xuống được bắt nguồn từ Hà Lan, vào đầu thế kỷ 15. Thông thường, đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các hàng hoá có giới hạn tồn tại, có nghĩa là các hàng hoá nhanh hỏng. Bên cạnh sử dụng để bán hoa Hà Lan, đấu giá Hà Lan còn thường được còn được
sử dụng để bán cá tại Anh và Israel, thị trường tín dụng ở Rumani, trao đổi ngoại thương ở Bolivia, Jamaica, Zambia...
Đấu giá Hà Lan thường được áp dụng trong trường hợp một hàng hoá không được chấp nhận khi đưa ra một mức giá cao hoặc một hàng hoá muốn được bán đi thật nhanh.
Đặc điểm của phương thức bán đấu giá này là:
+ Hàng hoá được bán theo hình thức này thường là các hàng hoá giống nhau, có số lượng lớn hoặc hàng hoá mau hỏng.
+ Có nhiều hơn một gói hàng được đem ra bán, và có thể có nhiều người chiến thắng.
Đây là hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này, một món hàng được chào bán với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra này cao hơn nhiều giá trị món hàng và chẳng có người bán nào hi vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. Giá được giảm xuống từ từ cho đến khi một người trả giá (bidders) nào đó quyết định mua và nếu ông ta là người đầu tiên làm thế thì ông ta thắng.
Đấu giá Hà Lan thường được tổ chức bởi các nhà tổ chức đấu giá lớn và nhiều kinh nghiệm. Cuộc đấu giá thường được thông báo cho bidders. Họ sẽ tiến hành trưng bày các sản phẩm hàng hoá được đấu giá để những người tham gia đấu giá có cơ hội xem xét các hàng hoá mà họ sẽ mua. Trước mỗi cuộc đấu giá, người tổ chức sẽ công bố số lượng gói hàng đem bán, giá trị bán lẻ, giá cược thế chấp, độ giảm giá cược và thời gian đóng cửa đấu giá. Bằng việc đặt cược giá, bạn đồng ý rằng bạn có thể và dự định mua.
Đầu tiên, hàng hoá được chia ra thành các gói nhỏ. Trong cuộc đấu giá theo phương thức này, giá mở đầu thường được đưa ra rất cao, không người nào mua nổi. Tiếp theo mức giá này được giảm dần với một mức định trước. Mức định trước này có thể hiểu là một mức giá định trước, một mức thời gian
định trước, tuỳ theo cuộc đấu giá khác nhau mà các mức quy định này khác nhau. Auctioners đưa ra giá và chờ người đó đồng ý. Nếu không có ai đồng ý thì anh ta sẽ giảm giá theo mức đã định và hỏi lại các bidders. Mức giá cứ giảm dần cho đến khi một người mua xác nhận sản phẩm là của ông ta bằng cách kếu “mine”, hoặc ấn một cái nút để dừng một cái đồng hồ tự động đang chạy. Nếu bidders là người đầu tiên ra quyết định thì anh ta là người thắng cuộc. Người mua phải trả mức giá mà anh ta quyết định với một lượng hàng xác định. Cuộc đấu giá sẽ tiếp tục nếu vẫn còn hàng hoá cùng loại. Bidders còn lại sẽ tiếp tục tham gia đấu giá. Kết quả của quá trình đấu giá này, hàng hoá sẽ được bán với mức giá khác nhau, các bidders khác nhau, và số lượng khác nhau, mà người đầu tiên quyết định giá sẽ là người trả giá cao nhất và người thắng cuộc cuối cùng là người trả giá thấp nhất.
Thời gian diễn ra cuộc đấu giá rất ngắn, mọi người tham gia cuộc đấu giá thường im lặng để chờ đến mức giá mà họ có thể quyết định mua. Điều này hoàn toàn ngược lại với không khí cạnh tranh sôi nổi của đấu giá theo phương thức tăng giá lên.
Quy trình của đấu giá theo phương thức này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng người bán có thể bị lỗ tiền, nhưng sự thực thì họ thường được nhiều tiền hơn kiểu đấu giá theo phương thức nâng giá lên truyền thống. Với một cuộc đấu giá theo phương thức nâng giá lên, bidder tăng giá nhưng hiếm khi họ đạt đến mức giá trị thực của hàng hoá. Họ không có lý do để hành động thật nhanh vì họ biết chính xác khi nào thì cuộc đấu giá kết thúc và họ thường đợi đến phút cuối và chỉ tăng giá một chút. Tuy nhiên, trong đấu giá Hà Lan, bidders sẽ hành động thật nhanh vì họ không biết khi nào thì cuộc đấu giá kết thúc. Vì vậy, dù giá đang giảm mạnh thay vì tăng giá, bidders sẽ kết thúc việc trả giá với giá thậm chí cao hơn giá trị món hàng.
Tính cạnh tranh trong đấu giá Hà Lan là cạnh tranh ngầm giữa bidders muốn sở hữu món hàng diễn ra rất mạnh mẽ. Mức giá càng giảm thì bidders càng muốn mua và tính cạnh tranh ngày càng tăng.
Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những nhược điểm sau:
- Với tính chất đặc biệt của đấu giá Hà Lan nên các cuộc đấu giá rất khó tổ chức. Auctioner phải là những người có kinh nghiệm và chuyên nghiệp thì mới điều hành được phiên đấu giá.
+ Số lượng bidders tham gia cuộc đấu giá thường bị hạn chế.
Trong giai đoạn hiện nay, đấu giá Hà Lan còn được xem là kiểu đấu giá trực tuyến và trở nên khá thịnh hành trên các trang web như Ebay, Google... [35].
b. Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc bán đấu giá, có đấu giá dùng lời nói, đấu giá không dùng lời nói và đấu giá thông qua mạng internet
* Đấu giá dùng lời nói
Đây là hình thức đấu giá được áp dụng rộng rãi nhất trong các hình thức bán đấu giá. Trong phiên bán đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua sẽ đặt giá cũng bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành đấu giá biết.
Sau mỗi lần người tham gia đấu giá trả giá, người điều hành cuộc bán đấu giá nhắc lại ba lần một cách rõ ràng, chính xác bằng lới nói giá đã trả cao nhất, mỗi lần cách nhau ba mươi giây. Sau ba lần nhắc lại như vậy mà vẫn không có ai trả giá cao hơn (đối với cuộc bán đấu giá theo phương thức nâng giá lên) hoặc đồng ý mua (đối với cuộc bán đấu giá theo phương thức hạ giá xuống) thì người điều hành cuộc bán đấu giá sẽ đồng ý bán cho người trả giá cao nhất (đối với cuộc bán đấu giá theo phương thức nâng giá lên) hoặc chuyển sang mức giá khác thấp hơn để chào bán (đối với cuộc bán đấu giá theo phương thức hạ giá xuống).
Hình thức đấu giá dùng lời nói có ưu điểm là sự trả giá của mọi người mua đều công khai, người trả giá cao nhất được xác định ngay mà không mất nhiều thời giờ để so sánh, vì thế mà cuộc đấu giá nhanh chóng kết thúc. Nếu thực hiện đúng hình thức này thì sẽ đem lại kết quả tốt trong cuộc bán đấu giá.
Nhưng nó cũng có nhược điểm là những cuộc bán đấu giá có nhiều người tham gia thì rất khó điều hành bởi vì sau khi người đầu tiên trả giá thì có hàng loạt người trả giá cùng một lúc, người điều hành bán đấu giá không xác định được, cho nên dễ xảy ra tình trạng mất trật tự trong cuộc đấu giá. Mặt khác, hình thức này cũng không quy định trật tự trả giá cho nên dễ phát sinh tiêu cực trong việc người bán đấu giá sắp xếp thứ tự ngưòi tham gia đấu giá có lợi cho người mua móc ngoặc với người bán đấu giá, từ đó lũng đoạn cuộc bán đấu giá.
* Đấu giá không dùng lời nói
Đây là hình thức bán đấu giá cũng được áp dụng rộng rãi. Trong cuộc bán đấu giá theo hình thức này, việc trả giá của người mua không được thể hiện bằng lời nói hoặc việc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy hoặc thông qua một hình thức nào đó sẽ thông báo cho nhân viên điều hành đấu giá biết.
Nhân viên điều hành sẽ thông báo mức giá cao nhất qua mỗi lần trả giá trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận mà họ được thông báo. Việc đấu giá kéo dài cho đến lần trả giá mà không ai trả giá cao hơn giá đã trả cao nhất của lần trả giá liền trước đó.
Hình thức này có rất nhiều ưu điểm. Nó hạn chế được tình trạng chạy đua giữa những người mua nâng giá lên cao một cách quá đáng so với giá trị thực của hàng hoá, vì mỗi người mua sẽ không biết mức giá mà người mua khác trả trong mỗi lần trả giá. Như vậy, những tiêu cực trong đấu giá bằng lời
nói sẽ không thực hiện được. Mặt khác, hình thức này cũng tránh được hiện tượng gây rối, mất trật tự trong cuộc đấu giá.
Nhược điểm của hình thức này là thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với đấu giá bằng lời nói. Không khí của cuộc đấu giá cũng kém sôi động hơn. Sự cạnh tranh của những người tham gia đấu giá là sự cạnh tranh ngầm, tuy nhiên cũng không kém phần quyết liệt và căng thẳng.
* Đấu giá thông qua mạng internet
Nếu người có tài sản có phương tiện, trang thiết bị tin học phục vụ cuộc đấu giá thông qua mạng internet thì có thể lựa chọn phương thức này để tiến hành cuộc bán đấu giá.
Những ưu điểm của hình thức này là:
Thứ nhất, không ràng buộc thời gian. Việc đặt giá có thể thực hiện bất kì lúc nào. Các sản phẩm đuợc liệt kê trong một một vài ngày (thường là từ 1 đến 10 ngày, tùy theo ý thích của người bán) để người mua có thời gian tìm kiếm, quyết định và đặt giá. Giá trị của món hàng sẽ được nâng lên theo số lượng người tham giá đấu giá.
Thứ hai, không ràng buộc địa lý: Những người bán hàng và những người đấu giá có thể tham gia đấu giá từ bất kì nơi nào có truy cập Internet. Điều này làm các cuộc đấu giá thêm gần gũi và giảm chi phí tham dự một cuộc đấu giá. Điều này đồng thời cũng làm tăng số lượng các sản phẩm (có càng nhiều người bán hàng) và số lượng các đặt giá (có càng nhiều người đặt giá). Những món hàng không những không cần phải đưa đến sàn đấu giá mà còn giảm được chi phí, giảm được giá khởi điểm được chấp nhận của người bán.
Thứ ba, sức mạnh của tương tác xã hội: Tương tác xã hội mà liên quan đến quá trình đấu giá thì giống như việc đánh bạc. Những người đấu giá chờ đợi trong hi vọng là họ sẽ thắng. Cũng giống như sự ham mê cờ bạc, nhiều