Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 2


khác, trên cơ sở nghiên cứu đối sánh những quy định về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước, cũng như phân tích thực trạng giao kết hợp đồng trong bán đấu giá, người viết đưa ra quan điểm của mình về phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

6. CƠ CẤU LUẬN VĂN

Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá tại Việt Nam

Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá

Ngoài ra còn phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.


Chương 1:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ

Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 2


1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG‌

1.1.1 Bản chất của hợp đồng

Để tồn tại và phát triển, con người không thể tách mình ra khỏi các mối quan hệ xã hội. Thông qua các mối quan hệ xã hội đó, con người trao đổi cho nhau những giá trị vật chất phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Nhưng tất nhiên, các giá trị vật chất ấy tự chúng không tự tìm đến nhau được mà phải thông qua những hành vi có ý chí của con người.

Khi con người bày tỏ ý chí của mình và nhận được sự đáp lại đồng ý của bên tiếp nhận theo một hình thức nào đó, các bên sẽ tiến hành chuyển giao tài sản và thực hiện công việc/không thực hiện công việc theo thoả thuận. Sự thống nhất về mặt ý chí ấy chính là cơ sở để hình thành quan hệ hợp đồng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hợp đồng song nhìn chung đều thống nhất ở những thuộc tính mang tính bản chất. Điều này được thể hiện rõ qua quá trình phát triển của hợp đồng trên thực tiễn, cũng như trong lịch sử pháp lý về hợp đồng.

Các luật gia La Mã, trải qua quá trình phát triển lâu dài của hợp đồng trong đời sống dân cư, đã định nghĩa hợp đồng (contractus) là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật với hai dấu hiệu đặc trưng không thể thiếu: thứ nhất, phải có sự thoả thuận (conventio, consensus) tức là có sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý, và thứ hai, phải có mục đích (căn cứ pháp lý nhất định (causa) mà các bên hướng tới. Hợp đồng là phương tiện để đạt mục đích đó. Ngược lại, mục đích là cơ sở vật chất của hợp đồng. Căn cứ pháp lý của hợp đồng có thể là mong muốn


tặng cho, tiếp nhận một nghĩa vụ, hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nói chung là là mong muốn đạt được một mục đích pháp lý nhất định. Không có mong muốn đó, không có mục đích đó thì không thể có ý chí đích thực để xác lập quyền và nghĩa vụ. Mặt khác, hợp đồng sẽ không có hiệu lực nếu mục đích, nội dung của nó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Ảnh hưởng của khái niệm hợp đồng trong luật La Mã ngày càng được khẳng định cùng với sự ra đời của các bộ Dân luật. Điều 1101 - Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một công việc”. Còn Điều 402 - Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 thì ghi nhận: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Trong thời gian gần đây, khái niệm về hợp đồng trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và không phải tất cả đều bắt nguồn từ mô hình của luật dân sự La Mã hay Bộ luật Dân sự Pháp. Điều 145 - Bộ luật Dân sự Đức quy định: “Người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với người khác phải chịu ràng buộc bởi đề nghị của mình, trừ trường hợp người đưa ra đề nghị thể hiện rõ rẳng, anh ta không bị ràng buộc bởi đề nghị đó”, tức là khái niệm trong Bộ luật Dân sự Đức không nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi “hợp đồng là gì?” mà lại được tiếp cận từ góc độ “hợp đồng được hình thành như thế nào?”. Còn theo quy định của Điều 1378 - Bộ luật Dân sự Quebec thì hợp đồng là “sự thống nhất ý chí, theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện hứa hẹn đã định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác; và theo quy định của Điều 1- 201 Bộ luật Thương mại chuẩn thống nhất Hoa Kỳ thì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lý, phát sinh từ thoả thuận giữa các bên theo quy định của Luật này và những quy định khác có liên quan”


Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng cũng đã trải qua những bước thăng trầm và biến đổi, bắt đầu từ các định nghĩa khái quát về khế ước trong các Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ (năm 1931), Bộ Dân luật Bắc Kỳ (năm 1931) và Bộ Dân luật Trung kỳ (năm 1368) đến khái niệm hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự trong thời gian từ những năm 60 thế kỷ XX đến trước khi bộ luật Bộ luật Dân sự 1995 ra đời. Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005 ra đời trong điều kiện kinh tế đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm hợp đồng mà nó nêu ra đã khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về hợp đồng trước kia và gần gũi với tư tưởng về hợp đồng của nền văn hoá Romanh-Giecmanh. Điều 394 - Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 388-Bộ luật Dân sự 2005 định nghĩa: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Về cơ bản khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam là thống nhất với các nước trên thế giới, nếu khác biệt thì chủ yếu đó chỉ ở vấn đề sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” thay vì “hợp đồng” [26].

Như vậy, hầu như các quốc gia trên thế giới đều tiếp cận khái niệm hợp đồng qua một thuộc tính mang tính bản chất, đó phải là sự thoả thuận của các bên được tạo lập bởi sự thống nhất ý chí (nhưng tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mọi sự thoả thuận đều có thể dẫn tới việc làm xuất hiện hợp đồng).

1.1.2 Giao kết hợp đồng

Để có được một hợp đồng, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên thì các chủ thể phải tiến hành một bước vô cùng quan trọng, đó là giao kết hợp đồng. Đây là bước không thể thiếu được để có được một hợp đồng, quyết định xem quan hệ hợp đồng đó sẽ diễn ra như thế nào.

Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau quyền và nghĩa


vụ. Hiểu một cách đơn giản, giao kết hợp đồng là quá trình “mặc cả” giữa các bên với nhau về những điều khoản quan trọng trong nội dung của hợp đồng.

Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, dù rằng trên thực tế trong giai đoạn này hợp đồng chưa hề tồn tại. Nó đặt cơ sở, nền móng cho sự ra đời của hợp đồng, đồng thời quyết định nội dung của quan hệ hợp đồng sau này sẽ diễn ra như thế nào. Các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng không phải chỉ phát sinh khi hợp đồng đã được ký kết mà có khi phát sinh trước khi hợp đồng được ký kết. Quan hệ trước khi hợp đồng được chính thức ký kết được gọi là quan hệ tiền hợp đồng (tức là trước khi có hợp đồng), trong đó, giai đoạn giao kết hợp đồng cũng là một nội dung của của quan hệ tiền hợp đồng.

Luật pháp các nước ngày càng quan tâm chú ý đến quan hệ này trong thực tiễn cũng như về mặt pháp lý. Các tình huống về tiền hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều hơn và việc hoàn thiện pháp luật về tiền hợp đồng và một yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trước mắt các nhà lập pháp các nước, trong đó có Việt Nam. Xây dựng pháp luật về quan hệ tiền hợp đồng nói chung và giai đoạn giao kết hợp đồng nói riêng chính là một bước quan trọng để tiến tới hoàn thiện pháp luật về hợp đồng của mỗi quốc gia.

Sự thoả thuận trong hợp đồng bao gồm hai thành tố: đề nghị và chấp nhận. Nói cách khác, quá trình giao kết hợp đồng diễn ra trong hai giai đoạn: giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

1.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng

Bất kỳ ai khi muốn thiết lập một hợp đồng cũng cần thể hiện ý chí của mình thành dạng hành vi cụ thể. Thông qua những biểu hiện ấy, phía đối tác mới hiểu được mong muốn của mình, từ đó đi đến việc giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết


với người đó một hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng hai yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, thể hiện được ý chí giao kết hợp đồng. Nếu thiếu ý chí muốn xác lập các nghĩa vụ pháp luật của bên đưa ra đề nghị, thì đề nghị đó không được coi là đề nghị giao kết hợp đồng và không dẫn đến trách nhiệm của người đã đưa ra nó.

Thứ hai, có nội dung mang tính xác định. Lời đề nghị giao kết hợp đồng phải để cho người mà mình muốn giao kết hợp đồng có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào. Vì thế, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng cần mang tính xác định, cần mô tả những nội dung được coi là chủ yếu của một quan hệ hợp đồng. Tính xác định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và nội dung của hợp đồng.

Ví dụ:

Điều 402 - Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 nêu rõ nội dung của một hợp đồng dân sự như sau: Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

2. Số lượng, chất lượng;

3. Giá, phương thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác.


Cách quy định này đảm bảo tính linh hoạt của các quan hệ tư, nhà làm luật không thể và cũng không cần xác định một cách cứng nhắc những nội dung nhất định mà một đề nghị giao kết hợp đồng phải bao gồm. Việc xác định một cách cơ bản các nội dung đó trong quy định của pháp luật chỉ mang tính chất “gợi ý” và “ ràng buộc lỏng lẻo”, giúp các chủ thể có thể định hình được nội dung của một đề nghị giao kết và tạo cơ hội cho người tham gia giao kết có thể phát huy tính sáng tạo và linh hoạt trong quan hệ.

Đề nghị giao kết hợp đồng nếu thoả mãn các yêu cầu kể trên sẽ có hiệu lực vào thời điểm được gửi tới cho người nhận. Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, người nhận có quyền chấp nhận và hợp đồng sẽ được giao kết. Nói cách khác, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực làm phát sinh trách nhiệm của bên đề nghị và quyền của bên nhận có thể ràng buộc bên đề nghị bởi các nghĩa vụ hợp đồng.

Tất nhiên, trách nhiệm của bên đề nghị không phải là vô hạn. Theo pháp luật Hoa Kỳ, đề nghị giao kết hợp đồng hết hiệu lực dưới những điều kiện sau: (1) người được đề nghị rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, (2) người nhận đưa ra đề nghị mới, (3) người nhận từ chối đề nghị giao kết hợp đồng, (4) hết hạn chấp nhận, (5) một trong hai bên mất năng lực hành vi và (6) nội dung của đề nghị vi phạm pháp luật.

Về hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, cách quy định của các nước theo truyền thống dân luật, trong đó có Việt Nam là công nhận một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với người đề nghị và chỉ được rút lại trong một số trường hợp nhất định. Điều 392 - Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định, đề nghị giao kết hợp đồng có thể bị thay đổi, rút lại khi:

(a) bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi hoặc rút lại trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị, (b) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề


nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Pháp luật Hoa Kỳ về nguyên tắc không quy định hai điều này, người đề nghị có thể rút lại đề nghị kể cả khi người nhận đã nhận được đề nghị hoặc kể cả khi trong đề nghị không quy định về việc rút lại. Kể cả khi trong đề nghị có ghi một thời hạn, mà trong thời hạn đó đề nghị có hiệu lực, thì người đề nghị vẫn có quyền rút lại đề nghị của mình. Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền của người đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị vào bất kỳ thời điểm nào trước khi được người nhận chấp nhận. Nếu đã được rút lại như vậy thì người nhận không thể xác lập quan hệ hợp đồng với nội dung đã được rút lại. Về nguyên tắc, người đề nghị có quyền rút lại đề nghị của mình, kể cả khi đã hứa hẹn một thời hạn hiệu lực nhất định của đề nghị giao kết hợp đồng. Để việc rút lại đề nghị này có hiệu lực, người đề nghị phải thông báo quyết định rút lại của mình cho người nhận. Quyết định này được coi là có hiệu lực khi người nhận thực tế đã nhận được hoặc dưới những điều kiện nhất định được coi như đã nhận được nó (thuyết tiếp nhận) [16, tr. 174-189].

Luật pháp của một số nước có thể quy định đề nghị giao kết hợp đồng không thể rút lại được (không huỷ ngang). Có thể so sánh Điều 2-205 Luật thương mại nhất thể Hoa Kỳ (UCC), theo đó các chào hàng (chào bán hoặc chào mua hàng hoá) bằng văn bản đã được ký bởi thương nhân hứa không huỷ ngang thì không được rút lại trong thời hạn đã cam kết, hoặc trong thời hạn hợp lý không quá 3 tháng, nếu không cam kết chi tiết trong chào hàng.

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị họ đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393 – BLDS VN 2005) [13, tr. 96].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023