Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 1


đại học quốc gia hà nội khoa luật


LÊ MINH HƯỜNG


giao kết hợp đồng trong bán đấu giá


Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 50


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

luận văn thạc sỹ luật học


Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương


hà nội - 2008



Mục lục

MỤC LỤC


Trang

Mở đầu 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 5

VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ

1.1 Khái quát chung về giao kết hợp đồng 5

1.1.1 Bản chất của hợp đồng 5

1.1.2 Giao kết hợp đồng 7

1.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 8

1.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 13

1.1.2.3 Phương thức giao kết 15

1.1.2.4 Hậu quả giao kết hợp đồng 16

1.2 Khái quát chung về bán đấu giá 17

1.2.1 Khái niệm bán đấu giá 17

1.2.2 Phân loại bán đấu giá 21

1.3 Những nội dung pháp lý cơ bản của giao kết hợp đồng 29

trong bán đấu giá

1.3.1 Chủ thể 29

1.3.2 Sự phân biệt về đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết 32

1.3.3 Đối tượng bán đấu giá 36

1.3.4 Nội dung và hình thức hợp đồng bán đấu giá 38

1.4 Hậu quả của việc giao kết hợp đồng trong bán đấu giá 41

1.4.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực 41

1.4.2 Rút lại giá đã trả 42

1.4.3 Từ chối mua 43

1.4.4 Hàng hoá có khiếm khuyết hoặc có vấn đề về pháp lý 45

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT 48

HỢP ĐỒNGTRONG BÁN ĐẤU GIÁ TẠI VIỆT NAM

2.1 Pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng trong 48

bán đấu giá tại Việt Nam

2.1.1 Các giai đoạn phát triển của luật bán đấu giá và giao 48

kết hợp đồng trong bán đấu giá

2.1.2 Các loại hình bán đấu giá tại Việt Nam hiện nay 51

2.2 Thực trạng giao kết hợp đồng trong bán đấu giá tại Việt 53

Nam

2.2.1 Đánh giá chung 53

2.2.1.1 Về hàng hoá được đem bán đấu giá 55

2.2.1.2 Về chất lượng và hiệu quả hoạt động của người 56

bán đấu giá

2.2.1.3 Về thủ tục bán đấu giá 58

2.2.1.4 Về hình thức bán đấu giá 59

2.2.2 Một số vụ việc cụ thể 61

2.2.2.1 Vụ bán đấu giá ngôi nhà 163 Trần Hưng Đạo - 61

Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.2 Vụ bán đấu giá cổ phần khách sạn Tản Đà - 64

Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2.3 Việc bán đấu giá tài sản để trả nợ vay ngân 66

hàng tại tỉnh Y

2.2.2.4 Vụ việc bán đấu giá số điện thoại di động đẹp 69

để ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của bưu điện tỉnh Bình Thuận

2.3 Nguyên nhân 71

2.3.1 Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán 71

đấu giá còn chưa hoàn thiện

2.3.2 Chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh 72

2.3.3 Đội ngũ giám sát bán đấu giá còn mỏng và hoạt động 73

kém hiệu quả

2.4 Những giải pháp cơ bản 75

2.4.1 Định giá chính xác 75

2.4.2 Quy định bước giá trong cuộc đấu giá 75

2.4.3 Tăng cường giám sát bán đấu giá 76

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 77

VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ

3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng 77

trong bán đấu giá

3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết 79

hợp đồng trong bán đấu giá

3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến giao 79

kết hợp đồng

3.2.2 Xiết chặt hơn chế tài xử lý vi phạm 81

3.2.3 Nâng mức tiền đặt trước và mức lệ phí hồ sơ đấu giá 85

3.2.4 Ban hành quy chế khen thưởng cho người bán đấu giá 87

3.3.5 Làm rõ trách nhiệm pháp lý của người bán và người 90

bán đấu giá đối với hàng hoá/ tài sản bán đấu giá

3.3.6 Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán 91

đấu giá qua internet.

Kết luận 94

Tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nói về hợp đồng, người ta có nhiều cách nói khác nhau song tựu chung lại đều thống nhất ở điểm công nhận bản chất tự nguyện và thoả thuận của nó. Để đạt được mục tiêu là làm cho các bên tham gia hợp đồng đều có thể đạt được một lợi ích nhất định khi giao dịch, rất cần phải có những quy định chặt chẽ của pháp luật về cả quá trình, bắt đầu từ khi tiến hành giao kết đến khi thanh toán hợp đồng, trong đó, giao kết hợp đồng là một giai đoạn vô cùng quan trọng và cần được quan tâm nghiên cứu.

Bán đấu giá cũng là một hình thức hợp đồng mua bán mà trong đó tài sản, hàng hoá được mua/bán theo một trình tự, thủ tục, hình thức đặc biệt theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề giao kết hợp đồng trong bán đấu giá cũng mang những nét khác biệt. Có xây dựng được một hệ thống các quy định pháp luật về bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng đáp ứng được yêu cầu lý luận và khoa học thì từ đó chúng ta mới có thể tạo ra một cơ sở để cho đấu giá thực sự phát triển trên thực tiễn.

Hình thức bán hàng đặc biệt này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đem lại lợi ích cho không những người bán mà cả người mua. Hơn thế nữa, nó còn tạo nên một “sân chơi” mà trên đó, các giá trị của món hàng đem bán được đánh giá theo những tiêu chuẩn đặc biệt, nhiều khi vượt ra ngoài sự tưởng tượng của ngay những người trong cuộc. Không thể phủ nhận rằng ở nhiều nước, bán đấu giá đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc lưu thông hàng hoá và thúc đẩy thị trường mua bán hàng hoá phát triển ngày càng sôi động hơn.

Hoà chung với xu thế đó, bán đấu giá và pháp luật về bán đấu giá ngày càng được quan tâm nhiều hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải công nhận


rằng trên thực tế, nó chưa thực sự trở thành một hình thức bán hàng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Phần lớn hàng hoá/ tài sản được mang bán đấu giá tại thị trường Việt Nam đếu có “vấn đề pháp lý”. Nói cách khác, thị trường bán đấu giá ở nước ta đã hình thành nhưng chưa thực sự phát triển. Đối tượng của bán đấu giá mới dừng lại ở một số tài sản như: tang vật thi hành án, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, tài sản cầm cố thế chấp được ngân hàng cho phát mại, tài sản thanh lý của cơ quan nhà nước khi được cổ phần hoá. Tài sản do các tổ chức, cá nhân uỷ quyền bán đấu giá còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân mang tính pháp lý dẫn đến thực tế kể trên là những quy định về bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng còn nhiều bất cập, dẫn đến giảm tính hiệu quả và tăng nguy cơ rủi ro đối với việc bán đấu giá.

Để phát triển hơn nữa hình thức giao dịch này trên thực tế, đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của kinh tế quốc gia và đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá mà chúng ta đang xây dựng, cũng là nhằm kéo gần khoảng cách kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá” với hi vọng đây sẽ là một đề tài có nhiều đất diễn đề người viết nghiên cứu và trình bày ý tưởng khoa học của mình.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Ở Việt Nam đã có công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ về bán đấu giá, tuy nhiên là nghiên cứu tổng thể về những vấn đề liên quan đến bán đấu giá chứ không đi sâu nghiên cứu riêng vào mảng giao kết hợp đồng; cũng đã có những công trình nghiên cứu khoa học về hợp đồng, giao kết hợp đồng song chưa có ai đi sâu khai thác về khía cạnh giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. Như vậy, đây là một vấn đề mang tính mới, thú vị. Hơn nữa,


những đòi hỏi thiết thực của thị trường đối với bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn nhằm đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế hàng hoá.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

Mục đích: Nghiên cứu nhằm đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá.

Nhiệm vụ:

Người viết tập trung làm rõ các vấn đề sau:

- Điểm khác biệt của giao kết hợp đồng trong bán đấu giá so với giao kết hợp đồng thông thường.

- Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá.

- Quy định của pháp luật nước ngoài về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá và những điểm có thể vận dụng ở Việt Nam

- Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ luận văn, người viết không có tham vọng đề cập đến tất cả các khía cạnh của bán đấu giá mà chỉ đi sâu vào một vấn đề, đó là giao kết hợp đồng trong bán đấu giá.

Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới trong vấn đề giao kết hợp đồng trong bán đấu giá.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Trên cơ sở những đặc thù của giao kết hợp đồng trong bán đấu giá so với giao kết những loại hợp đồng

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí