Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được đề nghị (1) trả lời không chấp nhận, (2) hết thời hạn trả lời chấp nhận, (3) khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực, (4) khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực, (5) theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên đề nghị trả lời. (Điều 394-BLDS VN 2005)
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực có thể do bên đề nghị ấn định; nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. (Điều 391 – BLDS VN 2005)
Chú ý: Cần phân biệt một lời đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là hai vấn đề pháp lý hoàn toàn khác nhau, có thể gây ra những hậu quả và cách xử lý cũng hoàn toàn khác nhau.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể:
Ví dụ: Công ty A gửi đến công ty B một thư chào hàng để chào bán lô hàng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, có gửi kèm báo giá và mẫu vải. Thư chào hàng nêu rõ thời hạn trả lời là 30 ngày kể từ ngày thư chào hàng được gửi đi (tính theo dấu bưu điện).
Lời mời đề nghị giao kết hợp đồng không xác định cụ thể ai sẽ là bên đề nghị, không tạo nên sự ràng buộc giữa bên đưa ra lời mời và bên nhận lời mời.
Ví dụ: Một công ty của Việt Nam đưa ra lời mời đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
Ghế văn phòng cao cấp:
Có thể bạn quan tâm!
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 1
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 2
- Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 4
- Những Nội Dung Pháp Lý Cơ Bản Của Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
- Hậu Quả Của Việc Giao Kết Hợp Đồng Trong Bán Đấu Giá
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nội dung: Chúng tôi là công ty chuyên sản xuất các loại ghế dung cho văn phòng cao cấp. Sản phẩm của chúng tôi có thể xem tại website: www.euronice.com.vn. Rất mong được hợp tác cùng quý công ty.
Ngày đề nghị: 23/01/2007 Liên Hệ: Hồ Dũng
Địa chỉ: 94 Bầu Cát 1, P.14, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 2971392
Email: euro1906@yahoo.com Web site: www.euronice.com.vn
Trên trang web của công ty đã mô tả về loại sản phẩm, đưa ra hình ảnh của sản phẩm công ty sản xuất như sau:
HT-920
Hãng sản xuất: HUNG TIEN JSC – IMPORT Loại hình: Giới thiệu sản phẩm
Cập nhật: 2006-10-12
Sau đó, công ty yêu cầu khách hàng của công ty phải thực hiện điền thông tin và gửi lại cho công ty như sau:
Quý khách hàng có yêu cầu nào xin vui lòng điền đầy đủ thông tin theo mẫu dưới đây hoặc gửi fax.email đến cho công ty chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng trả lời trong thời gian sớm nhất. [25]
Pháp luật nhiều nước đã có những quy định về lời mời giao kết nhưng pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa có. Đây là một lỗ hổng cần sớm được lấp đầy để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và theo kịp sự phát triển của pháp luật quốc tế.
1.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị nhận toàn bộ lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị. Chấp nhận này phải được chuyển đến cho người đề nghị thì hợp đồng mới được coi là đã xác lập.
Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được xác định trong một thời gian nhất định. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không. Trong những trường hợp cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ và các bên đã ấn định thời gian trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời gian đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Nếu việc trả lời được chuyển qua đường bưu điện thì ngày gửi đi theo dấu bưu điện được coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định. Trường hợp các bên trực tiếp giao dịch với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
Theo luật Việt Nam và luật một số nước, người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chỉ chấp nhận một phần trong nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với những nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Các trường hợp này có thể hiểu là người được đề nghị muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở hành người đề nghị mới và người đã đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị. Người đề nghị mới cũng chịu sự ràng buộc của mình về nội dung đã đề nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thoả thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng [14, tr. 107-112].
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, người được đề nghị có thể sửa đổi, bổ sung nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng mà hành vi đó vẫn có thể được coi là chấp nhận. Còn theo thông luật, nếu có bất kỳ sự sửa đổi hay bổ sung nào so với đề nghị, thì hành vi đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, mà được coi là một đề nghị mới, đồng nghĩa với việc từ chối không giao kết hợp đồng với nội dung cũ. Đề nghị và chấp nhận phải trùng khớp “như ảnh và vật qua gương”. Ví dụ pháp luật Hoa Kỳ quy định hai điều kiện cơ bản để chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: (1) chấp nhận phải thể hiện rõ ý chí của người nhận muốn xác lập quan hệ hợp đồng, (2) chấp nhận tuyệt đối và vô điều kiện các nội dung của hợp đồng. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể, toà án sẽ xác định những nội dung nào được xem là sửa đổi, bổ sung đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu các nội dung này chỉ mang tính chất gợi ý, ví dụ về thể thức ký kết hợp đồng, hoặc nhắc lại một nội dung đã được pháp luật quy định, hoặc chỉ làm rõ thêm một nội dung cụ thể trong đề nghị thì không được coi là sửa đổi, bổ sung đề nghị.
Cũng như đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được rút lại. Theo pháp luật Việt Nam, bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
1.1.2.3 Phương thức giao kết
Có hai phương thức giao kết hợp đồng cơ bản, đó là giao kết khi đối diện trực tiếp và giao kết khi những người tiến hành giao kết ở xa nhau.
Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thoả thuận hoặc có thể thông qua điện thoại… Trong trường hợp này, bên đề nghị đưa ra những nội dung đề nghị thông qua việc trực tiếp bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc hành vi mà pháp luật cho phép. Bên được đề nghị tiếp nhận
trực tiếp lời đề nghị và có thể trả lời là ngay lập tức hoặc sau một khoảng thời gian do hai bên thoả thuận ấn định.
Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện. Trong trường hợp này, lời đề nghị được thể hiện dưới dạng văn bản. Bên đề nghị bày tỏ ý chí của mình dưới dạng chữ viết. Thời hạn trả lời là khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định.
Về hình thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận phải được thông báo cho người đề nghị theo đúng các điều kiện về hình thức như đã yêu cầu cụ thể. Nếu không có một hình thức bắt buộc nào được yêu cầu trước thì chấp nhận có thể bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi thực tế. Im lặng thường không được coi là chấp nhận. Chỉ trong những điều kiện hết sức đặc biệt, ví dụ giữa các bên đã có quan hệ hợp đồng lâu dài, thì sự im lặng mới có thể được coi là chấp nhận hợp đồng.
1.1.2.4 Hậu quả của giao kết hợp đồng
Sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể của hợp đồng được thể hiện thông qua lời đề nghị và chấp nhận đề nghị. Hậu quả của sự giao kết hợp đồng đó là ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với các nội dung đã được thoả thuận. Kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết, các quyền và nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng bắt đầu phát sinh hiệu lực. Các bên buộc phải thực hiện theo đúng những nội dung đã được thoả thuận, nếu không, sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên, để giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý như vậy thì nó phải thoả mãn những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Một sự thỏa thuận trở thành một hợp đồng khi đáp ứng được các điều kiện sau: (1) Phải có một sự thỏa thuận đầy đủ giữa các bên về các điều kiện của hợp đồng; (2) Các bên phải có ý chí ràng buộc về mặt pháp lý bởi sự thỏa thuận của họ; (3) Những cam kết tạo nên sự thỏa thuận phải được hỗ trợ bởi nghĩa vụ đối ứng trừ khi
sự thỏa thuận trong một chứng thư (agreement is in the form of a deed). Tuy nhiên hợp đồng không có hiệu lực nếu thiếu một trong các yếu tố sau: (1) Hình thức được yêu cầu; (2) Năng lực giao kết hợp đồng; (3) Sự bằng lòng chân thực (genuine consent); (4) Đối tượng hợp pháp
1.2 Khái quát chung về bán đấu giá
1.2.1 Khái niệm bán đấu giá
Vào khoảng 500 năm trước công nguyên, theo ghi chép của những người Hy Lạp cổ đại, hình thức bán đấu giá xuất hiện lần đầu tiên tại Babylon với đối tượng được mua bán là phụ nữ như một sự cưới hỏi. Bất kể người con gái nào bị gả bán ngoài cuộc bán đấu giá đều bị coi là bất hợp pháp. Những người phụ nữ xinh đẹp được đưa tới những cuộc bán đấu giá cao cấp, còn những người phụ nữ xấu phải có của hồi môn và bị đưa tới các cuộc bán đấu giá để đợi được chấp nhận. Giá cả của những người phụ nữ xấu là số âm, tức là càng xấu càng mất nhiều của hồi môn [47]. Tiếp đó, bán đấu giá được phát triển qua các cuộc chiến tranh của Đế chế La Mã cổ đại. Cho tới ngày nay, bán đấu giá đã trở thành một hoạt động khá thông thường và phổ biến.
Bán đấu giá là một phương thức bán hàng đặc biệt. Sự đặc biệt này được thể hiện ở chỗ người bán tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai tại một địa điểm và thời gian đã thông báo trước để những người muốn mua đến trả giá. Người trả giá cao nhất sẽ là chủ nhân mới của hàng hoá.
Theo Đại Từ điển Bách khoa Việt Nam, “đấu giá là hình thức bán những hàng hoá hoặc tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm. Người bán đặt mức giá chuẩn, những người mua trả giá từ thấp đến cao, hàng hoá được bán cho người mua trả giá cao nhất” [12, tr. 5].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “đấu giá là bán theo phương thức để cho những người mua trả giá công khai, ai trả giá cao nhất thì bán” [17, tr. 5].
Theo Từ điển Kinh tế học hiện đại, “đấu giá là một thị trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hoá chứ không phải đơn thuần trả theo giá công bố của người bán” [11, tr. 6].
Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, “đấu giá tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản”[18, tr.6].
Khoản 1 - Điều 185 - Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.”
Như vậy, dù có nhiều cách định nghĩa về bán đấu giá khác nhau, xuất phát từ những góc độ khai thác khác nhau về bán đấu giá, tựu chung lại, các định nghĩa đó vẫn thống nhất ở chỗ công nhận bản chất của bán đấu giá, đó là: phương thức mua bán công khai với sự tham gia trả giá của nhiều người.
Điểm đặc biệt trong hợp đồng bán đấu giá là các nội dung của hợp đồng coi như đã được các bên thoả thuận trước, trừ giá cả (và giá cả là điểm cốt yếu của việc có hình thành quan hệ hợp đồng hay không). Các cuộc bán đấu giá sẽ giống như một “diễn đàn” để người mua có thể thoải mái trả giá trong phạm vi chi trả của mình và theo quy định của pháp luật. Qua sự trả giá đó, mức giá cạnh tranh nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho người bán hàng sẽ được xác nhận và quan hệ mua bán được xác lập trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng.
Đối tượng của bán đấu giá là hàng hoá thương mại được phép lưu thông. Hoạt động bán đấu giá mang đặc trưng của một hoạt động thương mại. Ngoài những đặc điểm chung của một hoạt động thương mại, bán đấu giá còn có những nét đặc thù sau:
Thứ nhất: Đây là hoạt động bán hàng (có thể) thông qua trung gian. Tức là, người có hàng hoá có thể tự mình đứng ra tổ chức bán đấu giá hoặc mượn người trung gian làm dịch vụ bán đấu giá
Quan hệ bán đấu giá có thể theo các mô hình sau: Mô hình 1:
Bên bán – Người bán đấu giá
Bên mua
Trong mô hình này, cuộc bán đấu giá có sự tham gia của hai đối tượng: Một là: bên bán, gồm ngưòi có hàng hoá (chủ sở hữu của hàng hoá) ; hai là: bên mua
Mô hình 2:
Bên bán
Bên mua
Bên trung gian
Trong mô hình này, cuộc bán đấu giá có sự tham gia của ba đối tượng: Một là: bên bán; hai là: bên mua; và ba là: bên trung gian (người làm dịch vụ bán đấu giá)
Trong đó: