trình đào tạo liên thông, phục vụ cho việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở khả thi và hiệu quả. Bộ Giáo dục và Thể thao và Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội phối hợp trong lãnh đạo và chỉ đạo các cơ sở đào tạo hợp tác, xây dựng các chương trình đào tạo liên thông, tạo điều kiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có: 1) Chương trình giáo dục liên thông dọc từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và tiếp theo lên cao đẳng/hoặc đại học; 2) Liên thông dọc từ trung học cơ sở lên trung cấp, từ trung cấp lên cao đẳng/hoặc cao đẳng lên đại học; 3) Đồng thời, cần xây dựng các chương trình đào tạo liên thông ngang từ chương trình đào tạo trung cấp của một lĩnh vực/ngành đào tạo sang chương trình đào tạo trình độ trung cấp của lĩnh vực/ngành đào tạo khác/hoặc liên thông chéo lên chương trình đào tạo cao đẳng, đại học của lĩnh vực/ngành đào tạo khác.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được phân luồng đào tạo theo các chương trình đào tạo liên thông, đặc biệt là đào tạo liên thông được thực hiện ở các cơ sở đào tạo khác nhau là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải đảm bảo điều kiện là các chương trình đào tạo liên thông và văn bằng do các cơ sở đào tạo cấp phải được các cơ sở đào tạo công nhận lẫn nhau. Để giải quyết vấn đề này, các Bộ Giáo dục và Thể thao và Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội cần xây dựng và ban hành Thông tư liên bộ về đào tạo liên thông; ký kết các văn bản thỏa thuận về đào tạo liên thông/ hoặc chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục hướng nghiệp trực tiếp ký kết các thỏa thuận về phối hợp xây dựng/công nhận chương trình đào tạo liên thông, tránh “liên thông ép”, theo kiểu “ép duyên”, không thực chất, dẫn đến khó thực hiện và không hiệu quả.
Thứ năm, điều tiết phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở thông qua chính sách tuyển sinh đào tạo cao đẳng, đại học.
Điều chỉnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở thông qua chính sách điều tiết của nhà nước đối với đào tạo nhân lực, đặc biệt là trong tuyển sinh đại học và giáo dục nghề nghiệp, như áp dụng chính sách giảm quy mô tuyển sinh đại học, đồng thời, tăng điểm sàn và điều chỉnh chính sách, nâng các điều kiện xét tuyển vào các trường đại học sẽ góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng đầu vào các trường đại học, phù hợp với năng lực thực tiễn của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, v.v..., khắc phục tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại
học không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không phù hợp với ngành và trình độ được đào tạo. Đồng thời, chính sách này sẽ góp phần tăng nguồn tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dần từng bước khắc phục tình trạng tuyển sinh vào các trường trung cấp và cao đẳng giáo dục nghề nghiệp nhiều năm qua không đạt chỉ tiêu được giao. Bộ Giáo dục và Thể thao và Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường cao đẳng, đại học thông qua thẩm định chặt chẽ và khoa học đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng do các trường xây dựng, dựa theo: 1) Nhu cầu của xã hội, thị trường lao động và việc làm, tình hình việc làm của người tốt nghiệp qua kết quả điều tra theo dấu vết người tốt nghiệp; 2) Năng lực thực tế của các trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, như chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, v.v... Bộ Giáo dục và Thể thao và Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội phải có cơ chế giám sát để đảm bảo việc đăng ký và giao chỉ tiêu tuyển sinh đi vào thực chất, phù hợp với thực tiễn.
Thứ sáu, tăng cường các chính sách quốc gia đối với người lao động có trình độ giáo dục nghề nghiệp.
Nhà nước cần nghiên cứu, đổi mới các chế độ, chính sách về lao động, việc làm, chính sách lương và các chính sách khác đối với người lao động có trình độ giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần, chính sách tôn vinh, khuyến khích, đãi ngộ và động viên họ yên tâm gắn bó và cống hiến với nghề nghiệp đã chọn. Cùng với việc đổi mới các chính sách trong đào tạo nhân lực, nhà nước và các cơ quan, doanh nghiệp cần phải đổi mới chính sách tuyển dụng nhân lực, chuyển trọng tâm tuyển dụng dựa trên bằng cấp sang tuyển dụng dựa theo nhu cầu về vị trí việc làm, dựa vào năng lực thực tế của các ứng viên. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, triển khai các hoạt động tư vấn học đường cho học sinh trung học cơ sở nhằm định hướng nghề nghiệp cho các em; xây dựng chương trình và tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn ở trung học cơ sở.
Triển khai thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã được phê duyệt. Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; tư vấn học tập và
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Cơ Bản Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
- Đổi Mới Công Tác Lãnh Đạo, Quản Lý Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề; Bổ Sung, Hoàn Thiện Cơ Chế, Chính Sách Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Và Đào Tạo
- Đầu Tư Có Trọng Điểm Cơ Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Tiên Tiến; Tăng Cường Hợp Tác Quốc Tế, Đẩy Mạnh Xã Hội Hóa Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề
- Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 21
- Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 22
- Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 23
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
tư vấn nghề nghiệp; đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục. Đồng thời, các trường trung học cơ sở tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn các môn học phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích của học sinh, theo quy định của chương trình giáo dục phù hợp với nghề nghiệp sẽ lựa chọn trong tương lai. Tăng cường phối hợp giữa các trường trung học cơ sở với các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp và làng nghề truyền thống trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh và tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục vào học tại các cơ sở giáo dục hướng nghiệp.
Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về: 1) Thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, việc làm và dự báo/xu hướng, thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động và việc làm; cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm; mô tả vị trí việc làm và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động theo từng ngành, nghề tương ứng với từng vùng miền, khu vực để phục vụ cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn học tập cho học sinh; 2) Cơ sở dữ liệu về các cơ sở đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng giáo dục nghề nghiệp và đại học; các ngành, nghề và chương trình đào tạo, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; chính sách đối với người học và đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp các cấp trình độ từ sơ cấp, đến trung cấp, cao đẳng; gắn đào tạo với việc làm, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, nâng tầm thương hiệu của các trường, tăng sự hấp dẫn và thu hút học sinh vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để thực hiện phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp thì điều đặc biệt quan trọng là bản thân các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao sức hấp dẫn đối với học sinh và các bậc phụ huynh, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học thông qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và đổi mới tổ chức đào tạo; gắn đào tạo với sử dụng và thị trường lao động, nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp có việc làm và làm việc đúng ngành nghề đào tạo.
Tiểu kết chương 4
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay, ngoài việc nhận diện đầy đủ thực trạng để có những đánh giá, tổng kết, Đảng và Nhà nước Lào cũng đã xác định một hệ thống những quan điểm, giải pháp cơ bản để thực hiện được nội dung này. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quan điểm và giải pháp của Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, trong chương 4, tác giả đã đề xuất những quan điểm và một số giải pháp cơ bản mang tính định hướng.
Trên cơ sở những quan điểm phải quán triệt, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Đó là hệ thống các giải pháp về nhận thức; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục và đào tạo nghề, công tác lãnh đạo, quản lý, cơ chế, chính sách, đội ngũ giáo viên, v.v... Mỗi giải pháp nêu trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của giáo dục và đào tạo nghề ở Lào trên từng lĩnh vực trong thời gian qua, đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo nghề để thực hiện tốt vai trò đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Lào hiện nay.
Mỗi giải pháp có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây.
KẾT LUẬN
1. Nguồn nhân lực có vai trò to lớn, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm xây dựng nguồn nhân lực với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời, khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế ở CHDCND Lào hiện nay.
2. Giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng có vai trò quan trọng đặc biệt, quyết định trong việc phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. Theo đó, giáo dục và đào tạo nghề sẽ cung cấp cho nguồn nhân lực, người lao động trình độ chuyên môn kĩ thuật, các kỹ năng tay nghề đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của các loại hình công việc. Do đó, yêu cầu của giáo dục và đào tạo nghề với việc phát triển nguồn nhân lực hiện nay là phải bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học với hành; phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của con người - nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, có khả năng thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế.
3. Những thành tựu đạt được về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực của Lào những năm qua thể hiện sâu sắc sự quan tâm nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người”. Điều đó đã góp phần quan trọng có tính quyết định đến những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo (từ 1986). Tuy nhiên, nền giáo dục của Lào nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng; đồng thời, nhiều nguyên nhân hạn chế, bất cập về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực cần được nhận thức thấu đáo và giải quyết tốt trong quá trình phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào trong thời kỳ mới cần quán triệt và thực hiện tốt quan điểm: giáo dục và đào tạo là “ưu tiên hàng đầu”; phát triển giáo dục và đào tạo gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia đến năm 2025. Đó vừa là phương hướng, phương châm vừa là quan điểm chỉ đạo cơ bản, cần nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào hiện nay.
5. Để khắc phục những bất cập, luận án đã đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp mang tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, những nhà làm luật, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. Theo đó, tác giả đã tiến hành đề xuất 6 giải pháp cơ bản: Một là, nâng cao nhận thức cho các chủ thể về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; Hai là, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Ba là, đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý giáo dục và đào tạo nghề; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề; Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo của người học; Năm là, đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tiên tiến; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề với các doanh nghiệp; Sáu là, định hướng phân luồng học sinh trung học cơ sở vào giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.
Các giải pháp trên là những giải pháp cơ bản liên quan trực tiếp đến mọi chủ thể và đối tượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào. Các giải pháp quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần thực hiện tốt giải pháp khác và ngược lại. Chúng cần phải được vận dụng linh hoạt, cụ thể và phù hợp trong thực tiễn, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nhằm phát huy cao nhất, hiệu quả nhất vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi
mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu cao nhất của Đảng, của Nhà nước, của dân tộc và của từng người, từ đó, xây dựng một đất nước hùng mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh.
6. Giáo dục và đào tạo nghề với phát triển nguồn nhân lực là vấn đề lớn mang tầm quốc gia, đòi hỏi phải được nghiên cứu công phu, trên quy mô rộng lớn, với sự đầu tư của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng. Yêu cầu của việc thực hiện nó phải có chiến lược, chương trình, kế hoạch thật sự khoa học, cụ thể, phù hợp. Luận án này với mong muốn có được đóng góp nhất định vào vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trên.
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phonvilay Phomviengxay (2020), “Thực trạng phát triển lao động tay nghề ở CHDCND Lào”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, số 183, tháng 9/2020, tr.7-12, 30.
2. Phonvilay Phomviengxay (2021), “Những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, số 21/2021, tr.59-64.
3. Phonvilay Phomviengxay (2021), “The Role of Education and Vocational Training in Human Resources Development in the Lao Peple’s Democ-ratic Republic” (Vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triền nguồn nhân lực ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), Tạp chí Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học, số 5/2021.
4. Phonvilay Phomviengxay (2021), “Thực trạng và một số giải pháp giáo dục - đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn lực lao động tay nghề cao ở nước CHDCND Lào”, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 3 (13) 2021, tr.66-70.