Hướng Dẫn Đánh Giá Hành Động, Thái Độ Trách Nhiệm Của Trẻ 5-6 Tuổi Thông Qua Bài Tập Khảo Sát‌

Phụ lục 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHỤ HUYNH VỀ

GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM DỰA TRÊN QUYỀN TRẺ EM CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Anh/Chị vui lòng cho biết quan điểm và thực tiễn giáo dục trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em (QTE) cho trẻ 5-6 tuổi bằng cách đánh dấu vào ý kiến mà anh/chị lựa chọn hoặc điền thêm câu trả lời. Chúng tôi cam kết mọi thông tin trong phiếu trả lời đều được bảo mật và chỉ được sử dụng cho quá trình nghiên cứu.

Họ tên trẻ:……………………………………………. Ngày sinh:…………… Lớp:………………………………..Trường:………………………………….. Họ tên phụ huynh:……………………………………………………………... Trình độ:

Tốt nghiệp Tiểu học Đại học

Tốt nghiệp THCS Thạc sĩ

Tốt nghiệp THPT Tiến sĩ

Trình độ khác:………………………………………………………………... Nghề nghiệp:…………………………………………………………………. Nơi công tác:…………………………………………………………………. Điều kiện kinh tế gia đình (gia đình thuộc nhóm thu nhập nào?):

Giàu Cận nghèo

Khá Nghèo

Trung bình


Câu 1: Theo Anh/Chị, một trẻ 5-6 tuổi được coi là có trách nhiệm sẽ có những biểu hiện nào sau đây? Hãy đánh dấu vào ô mà anh/chị thấy phù hợp (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý)

TT

Loại

trách nhiệm

Biểu hiện

Mức độ phù hợp

1

2

3

4

5

1.1

Trách nhiệm với bản thân

Biết phải tự phục vụ và bảo đảm an toàn cho bản thân (ăn, mặc, vệ sinh, chơi, học luôn vui

vẻ, thoải mái).






1.2

Hiểu mỗi người đều phải tự chăm sóc và bảo vệ

cơ thể theo khả năng của mình.






1.3

Hiểu nếu không chăm sóc cho bản thân tốt thì

sẽ ốm đau, mệt mỏi






1.4

Tự giác làm các công việc tự phục vụ






1.5

Vui vẻ, cố gắng làm tốt các công việc của cá

nhân.






1.6

Tự nhận lỗi và sửa sai khi không làm tốt các

việc cho bản thân






1.7

Luôn thực hiện các công việc tự phục vụ;






1.8

Hoàn thành tốt và đúng thời gian các công việc

tự phục vụ;






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.


1.9


Đánh giá đúng kết quả tự phục vụ và nhận

lỗi/sửa sai khi không làm tốt công việc cá nhân.






2.1

Trách nhiệm với người khác

Nêu được các việc nên làm (chào hỏi, giúp đỡ, chăm sóc, giữ lời hứa,…) và không nên làm (nói dối, tranh giành, lấy trộm đồ, làm hỏng đồ,

chen lấn xô đẩy,…) với người khác;






2.2

Giải thích được tại sao nên và không nên làm

những việc đó với mọi người xung quanh;






2.3

Hiểu mỗi người đều phải chịu hậu quả về hành

động đã gây ra cho người khác.






2.4

Vui vẻ với mọi người xung quanh;






2.5

Chủ động quan tâm, giúp đỡ người khác;






2.6

Sẵn sàng nhận lỗi/sửa lỗi khi có hành động

không đúng với người khác






2.7

Luôn chia sẻ, giúp đỡ khi người khác cần;






2.8

Thực hiện tốt những công việc được phân công

hoặc được đề nghị giúp đỡ;






2.9

Nhận lỗi, sửa sai khi có lời nói, hành động

không đúng với người khác.






3.1

Trách nhiệm với môi trường (MT)

Nêu được những việc nên làm và không nên

làm với MTXQ






3.2

Giải thích được nếu có hành động đúng sẽ giúp

cho môi trường, hoặc không đúng sẽ ảnh hưởng xấu cho môi trường






3.3

Hiểu mỗi người cần phải biết nhận lỗi và sửa

sai khi gây ra hậu quả xấu với MT






3.4

Hứng thú khám phá MTXQ (cây cối, con vật,

đồ vật); yêu quý, giữ gìn đồ chơi, nơi hoạt động;






3.5

Tự giác, tự nguyện thực hiện các công việc chăm sóc động thực vật, giữ gìn đồ dùng đồ

chơi, nơi hoạt động;






3.6

Tự nhận lỗi và sửa sai khi có hành động không

đúng với cây cối, con vật, đồ vật, nơi hoạt động.






3.7

Có thực hiện các hành động BVMT: Giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi; chăm sóc cây trồng/vật nuôi; giữ vệ sinh nơi hoạt động; tiết

kiệm điện, nước và nguyên vật liệu.






3.8

Thực hiện tốt các hành động bảo vệ MT






3.9

Nhận lỗi và sửa chữa khi có hành động gây tổn

hại cho MT






Câu 2: Trẻ 5-6 tuổi có thể hiểu những nội dung trách nhiệm nào sau đây?

Các trách nhiệm (công việc) trẻ phải làm ở nhà và ở trường,

Trách nhiệm của những người xung quanh trẻ (cha mẹ, cô giáo, những người lao động trong các ngành nghề, …),

Thế nào là có trách nhiệm và không có trách nhiệm,

Các quyền của trẻ khi thực hiện các trách nhiệm (Ví dụ: Trẻ có trách nhiệm giữ gìn đồ chơi và trẻ có quyền được chơi với các đồ chơi),

Khi trẻ thể hiện có trách nhiệm là trẻ đã tôn trọng quyền của người khác.

Câu 3: Anh/Chị đã sử dụng những biện pháp nào sau đây để giáo dục trách nhiệm cho con của Anh/Chị?

Nói cho trẻ về các quy tắc, quy định (trong gia đình, ở nơi công cộng)

Nói cho trẻ biết các quyền của trẻ và mọi người đều phải tôn trọng quyền của trẻ

Luôn thể hiện có trách nhiệm để làm gương cho trẻ

Giao nhiệm vụ cho trẻ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ.

Không thỏa hiệp nếu trẻ chưa hoàn thành nhiệm vụ

Cho trẻ được quyền lựa chọn, ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Luôn ứng xử tôn trọng trẻ kể cả khi trẻ mắc lỗi

Biện pháp khác:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 4: Nhà trường có triển khai phụ huynh phối hợp giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi chưa? Thông qua hình thức nào?

Chưa

Có trong nội dung chương trình hoạt động của trẻ mà giáo viên phát về cho phụ huynh

Có trong một số buổi họp phụ huynh

Có trong các bản nhận xét, báo cáo về trẻ mà nhà trường gửi về cho phụ huynh

Có trong các bảng tin của nhà trường

Có trong một số thông tin được đăng tải trên facebook, website của nhà trường

Giáo viên trao đổi với phụ huynh lúc đón/trả trẻ

Hình thức khác:

………………………………………………………………………………………

Câu 5: Nếu nhà trường đề nghị phụ huynh phối hợp công tác giáo dục trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi làm nội dung trọng điểm trong thời gian tới, Anh/Chị mong muốn nhà trường triển khai bằng hình thức nào?

Gửi chương trình học của trẻ cho phụ huynh và ghi rõ hướng dẫn nội dung cần phối hợp

Họp phụ huynh

Ghi trên bảng thông báo của lớp

Đăng tải trên facebook, website của nhà trường

Giáo viên trao đổi với phụ huynh lúc đón/trả trẻ

Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Anh/Chị

Phụ lục 3: PHIẾU PHỎNG VẤN TRẺ

Họ tên trẻ:…………………………………………………………………………… Ngày sinh:………………………….Giới tính:………………Tôn giáo:……………. Con thứ mấy:………………………Gia đình mấy thế hệ:………………………....... Lớp:………………………………..Trường:……………………………………........ Ngày phỏng vấn:…………………………………………………………………….. Người phỏng vấn:…………………………………………………………………….

STT

Nhận thức

Câu trả lời của trẻ

Điểm

1.1

Hàng ngày, con CẦN làm các công việc gì cho con?



1.2

Tại sao con phải tự làm các công việc

đó?



1.3

Nếu làm chưa xong, chưa tốt thì sẽ ra

sao?



2.1

Con nên làm và không nên làm điều gì

với bố mẹ (cô giáo, các bạn)?



2.2

Tại sao con nên làm hoặc không nên

làm điều đó với mọi người?



2.3

Nếu con làm điều gì không tốt với mọi người thì con nói gì với họ hoặc làm gì

để sửa sai?



3.1

Hãy nêu những việc con nên làm hoặc không nên làm với môi trường?



3.2

Tại sao con nên làm hoặc không nên

làm những việc đó?



3.3

Khi con làm việc gì có hại cho môi trường thì con cần làm gì để sửa sai?



Tổng điểm


Cặp tranh số 1-2: Trách nhiệm với bản thân


1

Cặp tranh số 3 4 Trách nhiệm với người khác 3 4 Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm 1

Cặp tranh số 3 4 Trách nhiệm với người khác 3 4 Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm 2


Cặp tranh số 3 4 Trách nhiệm với người khác 3 4 Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm 3

Cặp tranh số 3 4 Trách nhiệm với người khác 3 4 Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm 4

Cặp tranh số 3-4: Trách nhiệm với người khác

3

4 Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm với môi trường 5 6 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN 5

4 Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm với môi trường 5 6 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN 6

4

Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm với môi trường 5 6 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN ĐÁNH 7

Cặp tranh số 5 6 Trách nhiệm với môi trường 5 6 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN ĐÁNH 8

Cặp tranh số 5-6: Trách nhiệm với môi trường


5

6 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HÀNH ĐỘNG THÁI ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ 9

6 Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HÀNH ĐỘNG THÁI ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ 10

6

Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HÀNH ĐỘNG THÁI ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ 5 6 11

Phụ lục 4 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HÀNH ĐỘNG THÁI ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ 5 6 12

Phụ lục 4: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HÀNH ĐỘNG, THÁI ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA BÀI TẬP KHẢO SÁT‌

Bài tập khảo sát trước thực nghiệm

Bài tập 1: Làm rối ngón tay

Nhiệm vụ: Hai bạn thảo luận thống nhất làm 1 rối ngón tay hình hoa quả, vẽ, tô màu và dán hai nửa vào nhau.

Kết quả công việc cần đạt: Con rối được hoàn thành (hai hình vẽ có kích thước tương đối bằng nhau, được tô màu hoàn thiện, dán xong và đeo được vào ngón tay). Thời gian 15 phút.

Mô tả trách nhiệm:

- TN với bản thân: Khi làm, sử dụng các đồ dùng an toàn, sau khi làm xong biết rửa tay hoặc lau tay vào khăn;

- TN với người khác: Chia sẻ, thống nhất được ý tưởng với bạn, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc; đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng kéo.

- TN với MT: Giữ vệ sinh nơi hoạt động, cất đồ dùng, thu giấy vụn sau khi làm xong.

Bài tập 2: Lau dọn giá đồ chơi

Nhiệm vụ: Cả nhóm phải hoàn thành công việc lau và sắp xếp giá đồ chơi, bao gồm: Lau toàn bộ đồ chơi ở góc, lau giá, xếp đồ chơi lên giá ngăn nắp.

Kết quả công việc cần đạt: Đồ chơi sạch sẽ được sắp xếp lên giá gọn gàng, ngăn nắp đúng quy định. Thời gian: 15 phút.

Mô tả trách nhiệm:

- TN với bản thân: Khi lau dọn đồ chơi biết cẩn thận với những đồ chơi cũ hỏng, có cạnh sắc hoặc đồ chơi bụi bẩn; sau khi làm xong biết rửa tay; không dây bẩn lên quần áo hoặc làm ướt quần áo.

- TN với người khác: Nhường nhịn, chia sẻ đồ dùng, nhận phần việc thay cho bạn, giúp đỡ bạn hoàn thành công việc, không quăng ném đồ chơi vào bạn.

- TN với MT: Giữ vệ sinh nơi hoạt động, cất đồ dùng, thu giấy vụn sau khi làm xong.


Bài tập 3: Chăm sóc cây

Nhiệm vụ: Cả nhóm phải hoàn thành công việc chăm sóc cây, bao gồm: lau lá cây, cắt tỉa lá khô héo, tưới cây.

Kết quả cần đạt: Lá cây được lau sạch, cây hết lá khô héo và được tưới đủ nước. Thời gian 15 phút.

Mô tả trách nhiệm:

- TN với bản thân: Khi chăm sóc cây biết cẩn thận với các bộ phận của cây có thể làm trẻ bị thương (gai, lá răng cưa, lá có sâu); sau khi làm xong biết rửa tay; không dây bẩn lên quần áo hoặc làm ướt quần áo, đi cẩn thận khi lấy nước ở nhà vệ sinh.

- TN với người khác: Nhường nhịn, chia sẻ dụng cụ, nhận phần việc thay cho bạn, giúp đỡ bạn hoàn thành công việc, không té nước, quăng ném dụng cụ vào bạn.

- TN với môi trường: Giữ vệ sinh nơi hoạt động, tiết kiệm nước, cất đồ dùng, dụng cụ sau khi làm xong.

Bài tập khảo sát sau thực nghiệm Bài tập 1: Chuyển bóng

Nhiệm vụ: Lần 1, hai trẻ đặt bóng bay vào giữa trán, chạm đầu vào bóng để giữ bóng không bị rơi sau đó di chuyển đến vạch đích và thả vào rổ. Lần 2: hai trẻ cùng nhau cầm một tờ giấy A4, đặt bóng bay lên trên giấy và di chuyển đến đích, thả bóng vào rổ.

Kết quả cần đạt: Trẻ thả được bóng vào rổ, không chạm tay để điều chỉnh bóng, không làm rơi bóng khi di chuyển.

Mô tả trách nhiệm:

- TN với bản thân: Giữ khoảng cách vừa đủ với bạn để không bị va đập, tuân thủ đúng luật của trò chơi.

- TN với người khác: Phối hợp với bạn chơi; đảm bảo an toàn cho bạn khi di chuyển; biết xếp hàng lần lượt; không đổ lỗi cho bạn nếu cả hai không hoàn thành.

- TN với môi trường: Giữ vệ sinh nơi hoạt động, cất đồ dùng, thu gom bóng bay sau khi kết thúc trò chơi, không làm vỡ bóng bay, không làm rách giấy.

Bài tập 2: Xếp ngôi nhà từ mì nui và kẹo dẻo

Nhiệm vụ: Trẻ gắn các thanh mì nui vào nhau bằng nút kẹo dẻo để tạo hình ngôi nhà hai tầng trở lên.

Kết quả cần đạt: Ngôi nhà có hai tầng trở lên, chấp nhận ngôi nhà có đáy là đa diện bất kì (hình tam giác, tứ giác, ngũ giác). Cả nhóm làm chung một sản phẩm. Thời gian 15 phút.

Mô tả trách nhiệm:

- TN với bản thân: thực hiện đúng công việc, không dây bẩn quần áo, không ăn kẹo dẻo.

- TN với người khác: Chủ động phân công công việc (VD: nhắc bạn này giữa, bạn kia lấy thêm nguyên liệu), hỗ trợ cùng bạn làm việc, cho bạn làm cùng.

- TN với môi trường: Giữ vệ sinh bàn học sạch sẽ, sau khi làm xong biết bỏ riêng mì nui vào kẹo dẻo vào 2 rổ.

Bài tập 3: Quét lá sân trường

Nhiệm vụ: Mỗi nhóm (3-5 trẻ) được phát dụng cụ lao động gồm 2 chổi và một hót rác. Trẻ cùng nhau quét và nhặt lá cây, nhặc rác ở khu vực được phân công.

Kết quả cần đạt: Quét sạch khu vực được phân công, không còn lá cây hoặc rác; rác thu gom được đổ vào thùng rác. Thời gian 15 phút.

Mô tả trách nhiệm:

- TN với bản thân: Làm đúng nhiệm vụ được giao, quét nhẹ nhàng không làm bụi bay lên, biết đeo khẩu trang (nếu có), biết che mũi miệng khi thấy bụi, lao động xong biết rửa tay.

- TN với người khác: Chia sẻ dụng cụ lao động cho bạn, làm đỡ công việc cho bạn nếu bạn chưa xong, không quét bụi vào bạn.

- TN với môi trường: Làm sạch khu vực sân trường được giao, đổ rác đúng quy định, biết nhặt rác ở khu vực khác khi nhìn thấy.

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí