Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - 20


Tiểu kết chương 4


Việc bảo đảm GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL cần dựa trên các quan điểm sau đây: 1) Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về GDPL cho đồng bào các DTTS; 2) GDPL cho ĐBDT Khmer phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền; 3) Phải thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể hữu quan ở các tỉnh trong vùng; 4) Phải đổi mới đồng bộ cả về nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer; 5) Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐBDT Khmer; 6) Gắn kết chặt chẽ giữa GDPL với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng ĐBDT Khmer, đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trong vùng.

Để bảo đảm hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL thì trong những năm tới phải tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, đối tượng trong công tác GDPL cho ĐBDT Khmer, gồm: nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ BCV, TTV pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm, sự hăng hái, nhiệt tình của ĐBDT Khmer trong việc tham dự GDPL; Thứ hai, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer. Về nội dung, nhanh chóng xây dựng chương trình GDPL dành riêng cho ĐBDT Khmer. Về phương pháp, phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp GDPL khác nhau; xây dựng phương pháp đánh giá kết quả GDPL cho ĐBDT Khmer. Về hình thức, tiếp tục đa dạng hóa các hình thức GDPL phù hợp; Thứ ba, bảo đảm các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa và pháp luật cho GDPL cho ĐBDT Khmer, như đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa cho GDPL cho DBDT; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong vùng đối với GDPL cho ĐBDT Khmer; khắc phục các hủ tục lạc hậu, lỗi thời đang tác động tiêu cực đến GDPL cho ĐBDT Khmer; rà soát, điều chỉnh, ban hành mới các văn bản pháp luật về GDPL cho ĐBDT Khmer; Thứ tư, xã hội hóa GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL.


KẾT LUẬN


Dưới góc độ khoa học Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật, xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã đi sâu nghiên cứu vấn đề GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam và đạt được những kết quả chính sau đây: Luận án đã tập trung phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, bao gồm: khái niệm, những đặc trưng cơ bản, vai trò của GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL. Quá trình GDPL cho ĐBDT Khmer được tạo thành bởi các yếu tố: mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL. Hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố chủ quan (trình độ học vấn; các nhân tố tâm lý) và khách quan (yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và yếu tố văn hóa - xã hội). Từ sự khảo sát GDPL cho nhân dân tại một số nước trên thế giới, gồm Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Liên bang Australia, Vương quốc Thái Lan và Singapor, luận án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL phù hợp với điều kiện và đặc trưng văn hóa của đối

tượng này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những đặc điểm về địa lý - tự nhiên - xã hội, về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của vùng ĐBSCL, về tình hình vi phạm pháp luật ở vùng ĐBDT Khmer, luận án khẳng định rằng, tình hình đó có tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động trên địa bàn, trong đó có hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer.

Dựa trên kết quả điều tra XHH với đối tượng là BCV, TTV pháp luật và ĐBDT Khmer, căn cứ vào những thông tin, tư liệu có sẵn, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL trên hai mặt: những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập của hoạt động này; chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng đó. Từ thực tiễn GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm.

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - 20

Luận án đã đề xuất 06 quan điểm có tính chất chỉ đạo đối với GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, gồm: 1) Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về GDPL nói chung, GDPL cho đồng bào các DTTS nói riêng; 2) GDPL cho ĐBDT Khmer phải luôn


đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phương; 3) Phải thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể hữu quan ở các tỉnh trong vùng; 4) Phải đổi mới đồng bộ cả về nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer; 5) Kết hợp chặt chẽ giữa GDPL với giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐBDT Khmer; 6) Gắn kết chặt chẽ giữa GDPL với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng ĐBDT Khmer, đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trong vùng.

Trên cơ sở đề xuất các quan điểm bảo đảm GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, luận án luận chứng tính khả thi của các giải pháp bảo đảm GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL trong những năm tới: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, đối tượng trong GDPL cho ĐBDT Khmer; Thứ hai, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL; Thứ ba, bảo đảm các điều kiện cần thiết về kinh tế, chính trị, văn hóa và pháp luật cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL; Thứ tư, xã hội hóa GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Dương Thành Trung (2013), Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Dương Thành Trung (2013), "Đặc trưng của hoạt động giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ", Tạp chí Lý luận chính trị, (4), Hà Nội, tr.80-83.

3. Dương Thành Trung (2013), "Ảnh hưởng của môi trường văn hóa - xã hội đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (254), Hà Nội, tr.56-60; 64.

4. Dương Thành Trung (2015), "Quán triệt và vận dụng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long góp phần bảo đảm an ninh trật tự", Tạp chí Cảnh sát nhân dân, (68), Hà Nội, tr.28-34.

5. Dương Thành Trung (2015), "Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, (5), Hà Nội, tr.76-78.

6. Dương Thành Trung (2015), "Bảo đảm các điều kiện cần thiết về kinh tế đối với công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Giáo dục, (358), kỳ 2, Hà Nội, tr.60-62.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) (1991), Chỉ thị 68-CT/TW ngày 18/4/1991 về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32/CT/TW ngày 09/12/2003 Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

3. Ban Bí thư Trung ương Ðảng (2007), Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016, Hà Nội.

5. Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc (2012), Báo cáo số 44-BC/BCSĐ ngày 15/3/2012 Đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VI) về công tác ở vùng ĐBDT Khmer, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011 - 2020, Hà Nội.

7. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2011), Báo cáo số 23-BC/BCĐTNB ngày 08/9/2011 Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 - 2010, Cần Thơ.

8. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2013), Báo cáo số 123-BC/BCĐTNB ngày 02/5/2013 Tổng kết công tác tuyên truyền trong ĐBDT, tôn giáo năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 vùng Tây Nam Bộ, Cần Thơ.

9. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2014), Báo cáo số 163-BC/BCĐTNB ngày 07/5/2014 Tổng kết năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 về công tác tuyên truyền trong ĐBDT, tôn giáo vùng Tây Nam Bộ, Cần Thơ.


10.Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh (2006), Lễ hội các dân tộc ở Trà Vình, Trà Vinh.

11. Lê Văn Bền (1997), Giáo dục pháp luật cho người Khơ-me Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngày 20/1/2003 Ban hành về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng đồng bào sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội.

13. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Củng cố và phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer Nam Bộ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.

14. C. Mác, Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. C. Mác, Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Chính phủ (2003), Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003), Hà Nội.

17. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (07/12/1982), Chỉ thị số 315/CT Về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Cường (2013), “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 11 (21).

19. Phan Hồng Dương, (2014), Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

20. Hồ Quốc Dũng (1997), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Việt Dũng (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ xã vùng đồng bào Khmer tập trung ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Dương Văn Đại (2015), Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà), Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.


23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

31. Trần Ngọc Đường (1986), Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Thu Hằng (2005), “Công tác tuyên truyền pháp luật đã đi vào chiều sâu”, Báo Pháp luật Việt Nam, (285), Hà Nội.

34. Hồ Việt Hiệp (2004), Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đinh Duy Hòa (2007), “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, (774), tr.62-65.

36. Nguyễn Thái Hòa (chủ biên) (2011), Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở cơ sở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam Bộ, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


37. Nguyễn Ngọc Hoàng (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Hội Luật gia ASEAN (2009), Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới, Hội thảo khoa học được tổ chức tại Hà Nội.

39. Hội Luật gia dân chủ quốc tế (2006), Giáo dục pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa (Legal Education in the Age of Globalization), Hội thảo khoa học, Paris, Cộng hòa Pháp.

40. Nguyễn Khắc Hùng (2009), Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

41. Đoàn Thị Thanh Huyền (2014), Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

42. Inpeng Younkham (2013), Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhamsay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.

43. Khamhieng Phomemasith (2014), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở tỉnh Phông Sa Lỳ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.

44. Lê Đình Khiên (2002), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

45. Khoa Nhà nước và pháp luật (1999), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

46. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

47. Nguyễn Đình Lộc (1987), Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Trường Lưu (chủ biên) (1993), Văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí