Như vậy, có thể thấy phần đông giáo viên trường mầm non trên địa bàn Quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng đã có nhận thức tương đối đầy đủ về các khái niệm của “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn” và những kỹ năng cần được giáo dục cho trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này. Để tìm hiểu sâu hơn về giáo dục KNGT cho trẻ MGL chúng tôi tiến hành khảo sát về thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.
2.3.2. Thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng
2.3.2.1. Thực trạng nội dung giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền tp Hải Phòng
Điều tra về thực trạng mức độ quan tam giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, chúng tôi sử dụng mẫu câu hỏi số (8), phần phụ lục 1, kết quả thu được ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Mức độ quan tâm giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Các kỹ năng giao tiếp | Mức độ quan tâm | ||||||||
Rất quan tâm | Quan tâm | Thỉnh Thoảng | Không bao giờ | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Chào hỏi lễ phép | 60 | 85.7 | 10 | 14.3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Lắng nghe | 45 | 64 .3 | 21 | 30 | 4 | 5.7 | 0 | 0 |
3 | Thấu hiểu | 40 | 57.1 | 18 | 25.8 | 12 | 17.1 | 0 | 0 |
4 | Cảm thông, chia sẻ | 40 | 57.1 | 20 | 28.6 | 10 | 14.3 | 0 | 0 |
5 | Nói lời yêu cầu, đề nghị | 45 | 64.3 | 22 | 31.4 | 3 | 4.3 | 0 | 0 |
6 | Nói lời từ chối yêu cầu, đề nghị | 47 | 67.2 | 19 | 27.1 | 4 | 5.7 | 0 | 0 |
7 | Xử lý tình huống | 36 | 51.4 | 30 | 42.9 | 4 | 5.7 | 0 | 0 |
8 | Giải quyết vấn đề | 32 | 45.7 | 30 | 42.9 | 8 | 11.4 | 0 | 0 |
9 | Tự chủ trong giao tiếp | 38 | 54.2 | 29 | 41.4 | 3 | 4.3 | 0 | 0 |
10 | Nói lời cảm ơn, xin lỗi | 52 | 74 | 15 | 21.4 | 3 | 4.3 | 0 | 0 |
11 | Tự tin trước đám đông | 44 | 63.9 | 20 | 28.6 | 6 | 8.5 | 0 | 0 |
12 | Làm việc nhóm | 35 | 50 | 32 | 45.7 | 3 | 4.3 | 0 | 0 |
13 | Hợp tác | 34 | 48.6 | 23 | 32.9 | 12 | 17.1 | 1 | 1.4 |
14 | Thuyết trình | 39 | 55.7 | 16 | 22 | 10 | 14.3 | 5 | 7.1 |
15 | Thuyết phục | 40 | 57.1 | 23 | 33 | 5 | 7.1 | 2 | 2.9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Thông Qua Hoạt Động Học Tập
- Vài Nét Khái Quát Về Một Số Trường Mầm Non Trên Địa Bàn Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng
- A. Thực Trạng Nhận Thức Của Gv Về Các Khái Niệm “Giao Tiếp”
- Những Khó Khăn Trong Quá Trình Giáo Dục Giao Tiếp Cho Trẻ Mẫu Giáo Lớn
- Tăng Cường Tổ Chức Hình Thức Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Phong Phú Và Đa Dạng Nhằm Mở Rộng Đối Tượng, Phạm Vi, Nội Dung Giao Tiếp Cho Trẻ Mẫu Giáo
- Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Thực Hiện Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mẫu Giáo Lớn
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Khi được hỏi về thực trạng mức độ cần thiết giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, kết quả về mức độ quan tâm của CB, GV như sau:
Giáo viên trả lời về mức độ rất quan tâm tới việc giáo dục các kỹ năng cơ bản sau cho trẻ MGL: Chào hỏi lễ phép (85.7%), Lắng nghe (64.3%), Nói lời yêu cầu, đề nghị (67.2%), Nói lời từ chối yêu cầu, đề nghị (64.3% ), Tự tin trước đám đông, Nói lời cảm ơn, xin lỗi (74%). Những kỹ năng này, được GV thường xuyên quan tâm, giáo dục vì đây là những kĩ năng cơ bản giúp trẻ phát triển theo những mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Bên cạnh đó, một số kỹ năng chưa được giáo viên quan tâm giáo dục thường xuyên như thuyết phục, hợp tác, làm việc nhóm, Xử lý tình huống... Thông qua quá trình quan sát một số tiết học tạo hình, phát triển ngôn ngữ, khám phá khoa học, ngoài trời, kỹ năng sống… ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, chúng tôi nhận thấy trẻ chưa có kỹ năng hợp tác (17.1%), làm việc nhóm (4.3%) trong quá trình học tập. Bằng phương pháp phỏng vấn 1 số giáo viên cho biết trẻ ở lứa tuổi MGL đã có thể chủ động tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi theo ý thích của mình nên đa số GV không chỉ định nhóm chơi, bạn chơi cho trẻ nữa, để trẻ có thể phát huy tính chủ động và sở thích của mình. Tuy nhiên kỹ năng chủ động giải quyết vấn đề (11.4%) ở trẻ chưa linh hoạt, vì còn bị hạn chế bởi các tình huống giao tiếp mẫu, các tình huống giao tiếp chuẩn mực trong phạm vi trường, lớp đã được đề ra. Do đó CB - GV cần khắc phục những tồn tại trên, tăng cường những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm giúp trẻ MGL chủ động, tự tin trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Trong hoạt động dạy học và giáo dục, GV cần tăng cường nhiều hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể thông qua đó tạo điều kiện giáo dục và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Như vậy những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL được giáo viên quan tâm, giáo dục: Chào hỏi lễ phép, Lắng nghe, Nói lời yêu cầu, đề nghị, Nói lời từ chối yêu cầu, đề nghị, Tự tin trước đám đông, Nói lời cảm ơn, xin lỗi.
2.3.2.2. Thực trạng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
Bảng 2.6. Thực trạng áp dụng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
Biện pháp | Mức độ áp dụng | ||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào nội dung các chủ đề học tập dành cho trẻ | 40 | 57.1 | 20 | 28.6 | 10 | 14.3 | 0 | 0 |
2 | Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi cho trẻ thông qua các tình huống giao tiếp hàng ngày | 41 | 58.6 | 22 | 31.4 | 7 | 10 | 0 | 0 |
3 | Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. | 60 | 85.7 | 10 | 14.3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Xây dựng các bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Các tình huống giao tiếp có tính mới mẻ, sáng tạo, linh hoạt tăng cường hứng thú học tập của trẻ. | 35 | 50 | 23 | 32.9 | 10 | 14.3 | 2 | 2.8 |
5 | Phối kết hợp nhiều phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ như hỏi đáp, xử lý tình huống, phân vai… | 60 | 85.7 | 10 | 14.3 | 0 | 0 | 0 | 0 |
6 | Tăng cường hoạt động nhóm cho trẻ có cơ hội thể hiện bản thân và giao tiếp với bạn bè. | 40 | 57.1 | 25 | 35.8 | 5 | 7.1 | 0 | 0 |
7 | Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế để trẻ có môi trường giao tiếp hoàn thiện hơn. | 29 | 41.4 | 35 | 50 | 6 | 8.5 | 0 | 0 |
8 | Thiết kế các dự án giáo dục,tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. | 24 | 34.3 | 36 | 51.4 | 10 | 14.3 | 0 | 0 |
9 | Biện pháp khác | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Biện pháp (1): Lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp vào nội dung các chủ đề học tập dành cho trẻ mẫu giáo lớn được 57.1 % GV rất thường xuyên áp dụng vào việc giáo dục KNGT cho trẻ MGL, 28.6% GV áp dụng ở mức thường xuyên.
Biện pháp (2): Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi cho trẻ thông qua các tình huống giao tiếp hàng ngày được 58.6% CB, GV lựa chọn ở mức độ rất thường xuyên, và có 31.4 %lựa chọn thường xuyên áp dụng biện pháp và chỉ có 10 % lựa chọn không áp dụng.
Biện pháp (3): Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau có 85.7 % CB, GV lựa chọn mức độ rất thường xuyên và 14.3 % thường xuyên được áp dụng giáo dục KNGT cho trẻ MGL.
Biện pháp (4): Xây dựng các bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Các tình huống giao tiếp có tính mới mẻ, sáng tạo, linh hoạt tăng cường hứng thú học tập của trẻ được 50% CB, GV lựa chọn rất thường xuyên áp dụng. Tuy nhiên vẫn còn 2.8% CB, GV cho rằng mình đã tích hợp nội dung giáo dục KNGT cho trẻ MGL trong các hoạt động có chủ đích, hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động trải nghiệm rồi nên không áp dụng biện pháp này..
Biện pháp (5): Phối kết hợp nhiều phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ như hỏi đáp, xử lý tình huống, phân vai… được 85.7% GV áp dụng rất thường xuyên và 14.3% áp dụng thường xuyên vào quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.
Biện pháp (6): Tăng cường hoạt động nhóm cho trẻ có cơ hội thể hiện bản thân và giao tiếp với bạn bè có 57.1% áp dụng rất thường xuyên, 35.8% áp dụng thường xuyên và thỉnh thoảng áp dụng vào việc giáo dục KNGT cho trẻ MGL là 7.1%
Còn lại biện pháp (7) và (8) có khoảng 50% ~ 52% GV lựa chọn thường xuyên áp dụng vào việc giáo dục KNGT cho trẻ MGL.
Như vậy, các biện pháp chủ yếu được giáo viên áp dụng thường xuyên là biện pháp: Lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào nội dung các chủ đề học tập dành cho trẻ mẫu giáo lớn. Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau, Phối kết hợp nhiều phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ như hỏi đáp, xử lý tình huống, phân vai… Đây là những biện pháp cơ bản trong việc giáo dục KNGT cho trẻ
MGL. GV thực hiện hằng ngày, hàng tuần, thực hiện mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ khả năng giao tiếp. Song bên cạnh đó, những biện pháp: Xây dựng các bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Các tình huống giao tiếp có tính mới mẻ, sáng tạo, linh hoạt tăng cường hứng thú học tập của trẻ. Tăng cường hoạt động nhóm cho trẻ có cơ hội thể hiện bản thân và giao tiếp với bạn bè. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế để trẻ có môi trường giao tiếp hoàn thiện hơn. Thiết kế các dự án giáo dục, tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn chưa được GV quan tâm và áp dụng một cách thường xuyên. Để giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả cao, GV cần phải thường xuyên quan tâm, phối kết hợp nhiều biện pháp.
2.3.2.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục KNGT cho trẻ MGL ở trường MN Quận Ngô Quyền tp Hải Phòng
Khi nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số (11) ở phụ lục 1 kết quả thể hiện ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL
STT | Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL | ||
1 | Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học tập. | 54 | 77.1 |
2 | Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động chơi. | 53 | 76.8 |
3 | Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày | 51 | 72.8 |
4 | Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, liên hoan văn hóa - văn nghệ. | 44 | 62.8 |
5 | Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động trải nghiệm | 36 | 51.4 |
Ý kiến
SL %
Hình thức (1): Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học tập được 77.1% GV sử dụng để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Đây là hình thức giáo dục hiệu quả bởi trẻ vừa được học kiến thức vừa được học kỹ năng.
Hình thức (2): Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL thông qua hoạt động chơi được 76.8% GV lựa chọn. Đối với trẻ mẫu giáo thì hoạt động chơi chiếm vai trò chủ đạo. Dựa vào đặc điểm này, phần lớn giáo viên đã sử dụng hình thức giáo dục KNGT qua hoạt động chơi của trẻ: chơi tự do, chơi góc phân vai… Khuyến khích trẻ thể hiện kỹ năng giao tiếp trong quá trình chơi. Bản thân trẻ phải đặt mình vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết vấn đề và tình huống nảy sinh…
Hình thức (3): Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày được 72.8% GV lựa chọn để giáo dục KNGT cho trẻ. Trong giờ đón trả trẻ, giờ ăn, giờ sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần… giáo viên trò chuyện bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm yêu thương, trìu mến để giáo dục kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả.
Hình thức (4): Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, liên hoan văn hóa - văn nghệ được 62.8% GV lựa chọn
Hình thức (5) Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động trải nghiệm được 51.4 GV lựa chọn. GV phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi
Như vậy, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL thông qua thực tiễn hàng ngày được GV sử dụng phố biến nhất, sau đó là hình thức giáo dục thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa và lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp với dạy theo chủ đề, chủ điểm. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động trải nghiệm chưa thực sự được quan tâm và áp dụng thường xuyên. Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ đạt hiệu quả cao, GV cần phối hợp nhiều hình thức giáo dục một cách hợp lý và sáng tạo với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn và những điều kiện khác.
2.3.2.4. Thực trạng KNGT của trẻ MGL trường mầm non Quận Ngô Quyền tp Hải Phòng
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trước hết phải tìm hiểu về thực trạng kỹ năng giao tiếp hiện nay của trẻ. Để đi sâu vào thực trạng này, chúng tôi sử dụng mẫu câu hỏi số (14) phần phụ lục 1 với kết quả như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng KNGT của trẻ MGL trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
Các kỹ năng giao tiếp | Mức độ | ||||
Có kỹ năng | Chưa có kỹ năng | ||||
SL | % | SL | % | ||
1 | Chào hỏi lễ phép: Tự tin, ngôn ngữ, mạch lạc, rõ ràng, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh | 68 | 97.1 | 2 | 2.9 |
2 | Lắng nghe: lắng nghe người khác trao đổi thông tin, hiểu nội dung người nói muốn nói với mình. | 55 | 78.6 | 15 | 21.4 |
3 | Thấu hiểu: Hiểu nội dung mà người giao tiếp muốn truyền đạt. | 34 | 48.6 | 36 | 51.4 |
4 | Cảm thông, chia sẻ: Biết chia sẻ một cách đơn giản với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh | 42 | 60 | 28 | 40 |
5 | Nói lời yêu cầu, đề nghị: Mạnh dạn nói yêu cầu đề nghị, ngôn ngữ rõ ràng, không ấp úng. | 60 | 85.7 | 10 | 14.3 |
6 | Nói lời từ chối yêu cầu, đề nghị: Biết từ chối yêu cầu hoặc đề nghị của người khác khi trẻ không muốn. | 58 | 82.9 | 12 | 17.1 |
7 | Xử lý tình huống: giải quyết được tình huống xảy ra phù hợp với lứa tuổi. | 27 | 38.6 | 43 | 61.4 |
8 | Giải quyết vấn đề: giải quyết vấn đề ở mức độ cơ bản | 26 | 37.1 | 44 | 62.8 |
9 | Tự chủ trong giao tiếp: làm chủ lời nói mạch lạc, rõ ràng. | 28 | 40 | 42 | 60 |
10 | Nói lời cảm ơn, xin lỗi: Biết nói lời cảm ơn với những người xung quanh khi được giúp đỡ, cho hay tặng một vật gì đó. Và biết xin lỗi khi mắc sai lầm. | 42 | 60 | 28 | 40 |
11 | Tự tin trước đám đông: Tự tin thể hiện bản thân trước một nhóm hoặc một tập thể người. | 37 | 52.9 | 33 | 47.1 |
12 | Làm việc nhóm:Biết làm việc cùng bạn bè, chia sẻ và giải quyết tình huống | 45 | 64.3 | 25 | 35.7 |
13 | Hợp tác: Biết phối hợp hành động với người khác. | 21 | 30 | 49 | 70 |
14 | Thuyết trình: Biết cách trình bày một vấn đề trước một người, nhóm người hoặc tập thể. | 34 | 48.6 | 36 | 51.4 |
15 | Thuyết phục: Dùng lời lẽ của mình thuyết phục người khác một vấn đề nào đó. | 32 | 45.7 | 38 | 54.3 |
Dựa vào đánh giá của giáo viên, trong tổng số 15 kỹ năng đưa ra phần lớn giáo viên đanh giá trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non trên địa bàn Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng đã có những kỹ năng:
Nhóm kỹ năng giáo viên đánh giá trẻ đã có kỹ năng: Chào hỏi lễ phép (97.1%), Nói lời yêu cầu, đề nghị (85.7%), Nói lời từ chối yêu cầu, đề nghị (82.9%), Nói lời cảm ơn, xin lỗi (60%). Đây là những kỹ năng cơ bản trẻ sử dụng trên lớp, ngoài lớp cũng như tại gia đình. Những kỹ năng trên được giáo viên thường xuyên giáo dục, rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau như trò chuyện trong giờ đón trả trẻ, lồng ghép giáo dục kỹ năng vào các nội dung dạy học chủ đề, chủ điểm. Bên cạnh đó, giáo viên cũng uốn nắn, sửa chữa hành vi, kỹ năng sai lệch cho trẻ. Hầu hết trẻ đã có kỹ năng chào hỏi lễ phép đối với thầy cô, cha mẹ khi đến lớp và ra về. Trẻ chào hỏi lịch sự các thầy cô, chú bảo vệ, cô nhà bếp đến thăm lớp. Khi trẻ muốn hay không muốn làm việc gì, muốn đồ vật nào… trẻ đã biết nói lời yêu cầu đề nghị đúng với mong muốn của bản thân. Trẻ đã biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hay đồ tặng thưởng… từ những người xung quanh và biết xin lỗi khi làm sai một việc gì đó.
Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ, giáo viên đánh giá trẻ chưa có kỹ năng ở những nội dung trên. Bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: Chào hỏi lễ phép 2.9%, lắng nghe 21.4%, thấu hiểu 51.4%, cảm thông chia sẻ 40%,... Mà nguyên nhân chủ yếu rơi vào các trường hợp như: trẻ đặc biệt đang trong thời gian hòa nhập (trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp do cấu tạo sinh lý, trẻ mắc chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý,... ), ngoài ra cũng còn một số trẻ có tính nhút nhát. Do vậy, trẻ cần được quan tâm hơn giáo dục thường xuyên và nghiêm túc hơn nữa.
Nhóm kỹ năng được giáo viên đánh giá trẻ có kỹ năng ở mức độ trung bình: Tự tin trước đám đông, làm việc nhóm, thuyết trình… Trên 50% tổng số giáo viên được điều tra, đánh giá trẻ đã có kỹ năng trên. Trong các nội dung dạy học trên lớp, các trò chơi, hoạt động ngoài trời giáo viên đã chú ý lồng ghép giáo dục cho trẻ các kỹ năng tự tin trước đám đông nhằm thể hiện bản thân, làm việc nhóm nhằm tăng cường khả năng hợp tác, thuyết trình một chủ đề nhỏ để trẻ rèn luyện khả năng trình bày bằng ngôn ngữ lưu loát. Vì vậy, rất nhiều trẻ đã thực hiện tốt các kỹ năng trên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận trẻ mẫu giáo lớn chưa có các kỹ năng trên. Nguyên nhân là do giáo viên còn bị hạn chế bởi lượng công việc cần hoàn thành trên lớp nên chưa thực sự quan tâm sâu sắc tới công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp, bản thân trẻ