Tăng Cường Tổ Chức Hình Thức Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Phong Phú Và Đa Dạng Nhằm Mở Rộng Đối Tượng, Phạm Vi, Nội Dung Giao Tiếp Cho Trẻ Mẫu Giáo

Lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua các câu chuyện kể: cách dạy trẻ kể lại được câu truyện đã học trong giờ học hàng ngày hay những buổi hoạt động tập thể, tham quan, lễ hội gợi cho trẻ những điều thú vị ấn tượng của mình vào hình thức kể truyện được sinh động cũng là cách thúc đẩy, phát triển khả năng giao tiếp của trẻ…Cho trẻ xem tranh, kể chuyện theo nội dung bức tranh cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc và giao tiếp mạnh dạn

Trong hoạt động học tập giáo viên cần tạo ra các câu hỏi mở làm đòn bẩy thúc đẩy suy nghĩ của trẻ và tạo cho trẻ biết xử lý tình huống, nhân vật trong câu truyện từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ rất mạnh dạn trước lớp với bạn bè, người xung quanh.

Lồng ghép tiết làm quen toán học, văn học, âm nhạc: Hoạt động làm quen với văn học là hoạt động chủ đạo giúp trẻ phát huy ngôn ngữ của mình. Giáo viên thường xuyên tổ chức hình thức kể truyện, đọc thơ đóng kịch cho trẻ tham gia. Trong các giờ hoạt động học giáo viên luôn là người tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, cho trẻ lên phát biểu bài, đặt ra nhiều câu hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ được giao tiếp.

Ví dụ: Hoạt động khám phá xã hội

Tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội


I .Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết về một số đặc điểm của Thủ đô Hà Nội qua một số nét cảnh vật, con người, lăng Bác Hồ, các món ăn ẩm thực.

- Kỹ năng: Rèn cho trẻ có kĩ năng quan sát và nhận biết về Thủ đô Hà Nội, chơi trò chơi thành thạo, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn thể hiện bản thân.

- Thái độ: Trẻ mạnh dạn hồn nhiên tham gia tích cực vào hoạt động học tập biết yêu quê hương đất nước, kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của cô: Máy tính, Một số hình ảnh về Thủ đô Hà Nội, trò chơi, bài hát, tranh ảnh về Hà Nội.

- Chuẩn bị cho trẻ: Giấy A4, bút sáp màu,tư thê ngồi của trẻ

III. Tiến hành:


Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động gây hứng thú

Vào bài:

- Cô cùng trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”

- Đàm thoại : Các con vừa hát bài hát gì? bài hát nói lên điều gì?

- Hôm nay cô và các con chúng ta cùng tìm hiểu về thủ đo Hà Nội nhé!

2. Hoạt động chính:

*Nhận biết về cảnh vật, con người của Thủ đô Hà Nội, một số công trình xây dựng của Thủ đô

- Cô hỏi trẻ con đã được về Thủ đô Hà Nội chưa?

- con biết gì về Thủ đô Hà nội? có những gì?

- Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về Thủ đô Hà Nội

- Con thấy khung cảnh ở Hà Nội thế nào? cuộc sống con người ở đây ra sao?

- Ở Hà Nội có những khu vui chơi nào?

- Có những món ăn nào đặc trưng của Hà nội?

- Có những di tích lịch sử nào?

-Con đã được nghe câu truyện “Sự tích Hồ Gươm” chưa?

- Cô kể tóm tắt câu truyện cho trẻ nghe

- Qua câu truyện này các con thấy đất nước việt nam ta và Thủ đô Hà Nội có đẹp không?

Cô nhấn mạnh lại đặc điểm trên bằng hình ảnh trên máy tính

* Nhận biết lăng Bác Hồ:

- Con thấy ở Hà Nội có vị lãnh tụ nào yên nghỉ tại Thủ đô Hà Nội?

- Con biết gì về lăng Bác Hồ?


- Trẻ cùng cô vận động theo bài hát


- Trẻ chú ý lắng nghe cô hỏi và trả lời


- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ

- Quan sát tranh về Thủ đô Hà Nội


- Cảnh Hà Nội đẹp, cuộc sống con người nhộn nhịp tấp nập đông đúc

- Có món ăn bún ốc, phở, chè,các món ẩm thực

- Văn miếu quốc tử giám, chùa một cột, hồ gươm


- Chú ý lắng nghe cô nói

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 10

Hoạt động của trẻ

- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về Lăng Bác Hồ

- Con thấy Bác Hồ sống một cuộc sống rất giản dị. Bác là vị lãnh tụ của đất nước ta, Bác ra đi tìm đường cứu nước mang lại cuộc sống ấm no, đất nước hòa bình như ngày hôm nay là công lao của Bác và ông cha ta, vì vậy các con phải biết yêu quê hương đất nước và gìn giữ những truyền thống của dân tộc góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

3. Luyện tập:

* Trò chơi: Hãy nói nhanh

- Cô phổ biến cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi: Cô nói về những thông tin nào về Thủ đô Hà Nội thì trẻ phải kể được một số nội dung đó:

- Con người Hà Nội- mến khách

- Cuộc sống Thủ đô- Nhộn nhịp

- Khu vui chơi - công viên.

- Cô nhận xét và khen trẻ

* Trò chơi:Vẽ tranh về Thủ đô Hà Nội xếp hình lăng bác, xây chùa một cột

- Cô chia làm 3 đội và lần lượt các bạn trong đội thể hiện khả năng sáng tạo của mình

- Cô nhận xét khen trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước

4. Kết thúc giờ học:

Cô hỏi trẻ hôm nay các con được tìm hiểu những gì? con thấy bài học hôm nay thế nào?


- Bác Hồ là vị lãnh tụ của đất nước ta

- Quan sát và nêu ý kiến nhận xét của mình về lăng Bác Hồ


- Chú ý lắng nghe và trẻ lời


- Trẻ thể hiện được yêu cầu của cô

- Nêu nội dung bài học và cảm nhận của mình về bài học hôm nay

Hoạt động của cô

Thông qua hoạt động khám phá ‘Tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội” trẻ được nói lên cảm nghĩ, hiểu biết của bản thân về quê hương - đất nước, về Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trẻ mạnh dạn thể hiện kỹ năng tự tin trước đám đông, thuyết trình, làm việc nhóm… Đây là những kỹ năng cơ bản đối với trẻ MGL.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ là điều cần thiết,đòi hỏi giáo viên phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.

Giáo viên cần khéo léo, linh hoạt phối hợp nhiều hình thức trong quá trình lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL vào nội dung bài học.

Giáo viên cần giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi giờ đón trả trẻ, giờ học theo kế hoạch chủ đề, chủ điểm, hoạt động ngoài trời…

3.2.2. Tăng cường tổ chức hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp phong phú và đa dạng nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Kỹ năng giao tiếp, năng lực giao tiếp của trẻ chỉ được hình thành và phát huy tối đa thông qua các hoạt động và bằng hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động chính là mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho trẻ giúp trẻ có môi trường giao tiếp tốt và thể hiện bản thân trong mọi tình huống giao tiếp.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

GV phải tạo ra môi trường trải nghiệm và các tình huống trải nghiệm giao tiếp đa dạng, phong phú cho trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Tăng cường tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng nhằm tạo điều kiện về không gian, thời gian, tạo phương tiện để trẻ có cơ hội trải nghiệm nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng của cá nhân trong quá trình giao tiếp.

Thông qua các hoạt động giao tiếp giúp trẻ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm, có kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm và hành động của cá nhân trong mối quan hệ với bạn bè, cô giáo của mình và những người xung quanh.

Xây dựng các chuẩn mực giao tiếp nhằm định hướng cho hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp của trẻ, tạo dựng văn hóa giao tiếp, thông qua đó phát triển kỹ năng, hành vi giao tiếp cho trẻ

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Tăng cường tổ chức các hoạt động trong giờ học và ngoài giờ học (hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài trời, hội thi…) cho trẻ nhằm tạo ra các mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và với môi trường xung quanh, làm cho quan hệ của trẻ được mở rộng, nội dung, đối tượng giao tiếp được mở rộng không phải chỉ trong phạm vi lớp học mà cả ở bên ngoài xã hội.

Thông qua các loại hình hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể, tham quan dã ngoại, làm quen với cộng đồng…vv tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa con người với môi trường, giữa con người với con người.

Xây dựng các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực đạo đức giúp trẻ nhận thức đúng đắn về nhân cách: Chào hỏi lễ phép, cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi mắc sai lầm, xử lý tình huống…

Ví dụ: GV tổ chức cho trẻ tham gia xử lý tình huống giả định bằng trò chơi đóng vai,đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì?

GV cho trẻ suy nghĩ,mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi:

Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất:

Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh,không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải có năng lực dạy học, GD, năng lực thiết kế các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú cho trẻ, không ngừng học tập và trau dồi chuyên môn.

Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc kết hợp các lực lượng GD giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Tạo nên một khối thống nhất trong quá trình giáo dục trẻ.

Rèn luyện cho trẻ tính ý thức, nhanh nhẹn, thích nghi với mọi điều kiện và hoàn cảnh.

Nhà trường cần trang bị hệ thống cơ sở vật chất thuận lợi, đủ điều kiện để giáo viên và trẻ thực hiện các hoạt động giáo dục.

3.2.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các hoạt động vui chơi

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua hoạt động vui chơi.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng góc chơi phù hợp với chủ điểm và nhu cầu chơi của trẻ mấu giáo lớn (tập trung ở các góc trẻ thể hiện kỹ năng giao tiếp nhiều nhất như góc nội trợ, góc âm nhạc…)

Giáo viên thiết kế góc, tạo không gian hợp lý ở các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ.

Thông qua các góc chơi giáo viên quan sát, hướng dẫn và giáo dục trẻ những kỹ năng phù hợp như: Kỹ năng hợp tác với bạn chơi (không tranh giành đồ chơi của bạn, nhường bạn trong khi chơi), kỹ năng làm việc nhóm( các trò chơi mang tính sáng tạo như xếp hình, nặn…).

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Giáo viên tham gia chơi cùng trẻ, quan sát và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở các góc chơi. Ví dụ: Khi trẻ chơi góc gia đình: bố mẹ đưa con tới trường (góc học tập) và lúc này trẻ sẽ thực hiện vai chơi của mình chào cô, chào bố mẹ. Nếu trẻ chỉ chào cô không chào bố mẹ thì lúc này giáo viên sẽ nhẹ nhàng ra nhắc nhở trẻ. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề giáo viên tạo cho trẻ môi trường được thực hành làm người lớn đồng thời tạo điều kiện rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhớ lại và củng cố kỹ năng.

Đối với trò chơi phân vai theo chủ đề (chơi bán hàng, đóng vai bác sĩ, trò chơi dạy học…) góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ và qua trò chơi sẽ củng cố những tri thức mà trẻ có. Và quan hệ qua lại giữa con người với con người sẽ rất tốt nếu người lớn thể hiện sự hứng thú của mình với trò chơi của trẻ, tham gia chơi cùng trẻ, chỉ bảo hướng dẫn hành động của trẻ trong khi chơi. Đa phần giáo viên của chúng ta hay làm thay trẻ trong giờ vui chơi. Các loại đồ chơi thường làm sẵn cho trẻ - bé chỉ sắp xếp theo ý cô. Giáo viên cần thay đổi theo phương thức lấy trẻ làm trọng tâm, vì giờ vui chơi là của trẻ, trẻ cần được suy nghĩ và chơi theo sự hứng thú của mình. Giáo viên chỉ nên là người quan sát giúp ý kiến dưới hình thức cùng hòa nhập chơi với trẻ.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ về không gian, thời gian, địa điểm, đồ chơi hợp lý, sáng tạo.

Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở, uốn nắn và giáo dục hành vi, kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

3.2.4. Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm tạo môi trường giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.... Môi trường học tập thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển kỹ năng ở trẻ. Thông qua đó phát triển ở trẻ một hệ thống kỹ năng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi như lắng nghe, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, chia sẻ, xử lý tình huống, kỹ năng kiềm chế xúc cảm cá nhân, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng hiểu đối tượng giao tiếp, kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân....

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Thiết kế nội dung dạy học và đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng dạy học tích cực như dạy học trải nghiệm, dạy học hợp tác… Từ đó, giáo viên tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho trẻ. Trẻ có cơ hội tham gia vào các tình huống giao tiếp. Thông qua đó,trẻ biết cách xử lý tình huống, ứng xử trong giao tiếp.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Giáo viên cần sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học nhằm huy động người học tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, rèn kỹ năng tự chủ, kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, tự tin trước người khác.

Lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật - dạy học có tác dụng thu hút người học cùng tham gia trong môi trường nhóm lớp: phương pháp làm việc nhóm, thảo luận,... thông qua sử dụng các kỹ thuật đó rèn luyện cho trẻ mẫu giáo lớn các kỹ năng giao tiếp cơ bản, tạo môi trường cho trẻ tham gia rèn kỹ năng giao tiếp.

Tạo môi trường học tập thân thiện trong lớp học để trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô.GV cần quan tâm. đánh giá và uốn nắn, điều chỉnh các kỹ năng giao tiếp của trẻ: kỹ năng nói; kỹ năng nghe; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời từ chối vv.....

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Muốn đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần có đủ điều kiện cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình dạy học và giáo dục.

GV phải có năng lực giảng dạy, vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập, vận dụng hiệu quả các phương pháp vào giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

3.2.5. Động viên, khích lệ trẻ phát huy tính tích cực, chủ động trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ của trẻ trong quá trình giao tiếp

3.2.5.1 Mục tiêu biện pháp

Trẻ mầm non cần rất cần sự động viên, khích lệ của người lớn để mạnh dạ hơn trong giao tiếp. Chính vì vậy, phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình GD là mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo lớn vào quá trình dạy học, quá trình giáo dục nhằm giúp trẻ hình thành tính tự chủ trong quá trình giao tiếp, thông qua đó rèn luyện được các kỹ năng làm chủ bản thân, tự tin trong trình bày, chia sẻ các nội dung cần giao tiếp…từ đó, nâng cao chất lượng GD.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023