Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 2

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

AN

An ninh

2

GV

Giảng viên

3

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

4

GDQP&AN

Giáo dục quốc phòng và an ninh

5

Nxb

Nhà xuất bản

6

QP

Quốc phòng

7

SGK

Sách giáo khoa

8

SV

Sinh viên

9

TB

Thứ bậc

10

Tr

Trang

11

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của Cán bộ, GV và SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật 39

Bảng 2.2. Đánh giá của GV về các biểu hiện tính kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên 41

Bảng 2.3. Đánh giá của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên về biểu hiện tính kỷ luật của bản thân 43

Bảng 2.4: Đánh giá của GV về những biểu hiện vi phạm kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay 44

Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về các biểu hiện vi phạm kỷ luật của SV tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 46

Bảng 2.6. Ý kiến của GV về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật cho SV

tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .. 49 Bảng 2.7. Đánh giá của GV về việc thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho SV

tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay 51

Bảng 2.8. Đánh giá của GV về phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh 53

Bảng 2.9. Đánh giá của giảng viên về việc sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay 56

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về các hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay 59

Bảng 2.11. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay 60

Bảng 2.12. Đánh giá của SV về các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỷ luật cho SV

tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay 62

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 92

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 94

Bảng 3.3 .Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 95

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 96

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho học sinh, sinh viên (SV) là một trong những nội dung của chiến lược đào tạo con người, nhằm đào tạo ra những con người mới có đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Chính vì vậy, ngay sau khi nước nhà thống nhất, ngày 28/4/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 107- CT/TW về “Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng nhân dân, chuẩn bị cho thể hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.[7].

Để thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP&AN trong tình hình mới, ngày 3/5/2007 Bộ chính trị ra Chỉ thị số 12-CT/TW về tăng cường công tác quốc phòng toàn dân”. Ngày 19/ 6/2013, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật GDQP&AN số 30 quy định nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức GDQP&AN, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về GDQP&AN. Khẳng định sự nhất quán trong thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước với GDQP&AN trong việc luật hóa môn học, tạo hành lang pháp lý cho cả hệ thống chính trị, nhân dân, học sinh, SV thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong tình hình mới.

Nhiệm vụ GDQP&AN với mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc phòng nước ta là xây dựng nền quốc phòng toàn dân có lực lượng ngày càng vững mạnh, thế trận ngày càng vững chắc, đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của của kẻ thù, do vậy cần thiết phải đổi mới công tác GDQP&AN nói chung và giáo dục kỷ luật quân đội cho SV học GDQP&AN nói riêng trong tình hình hiện nay.

Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay đang đảm nhiệm nhiệm vụ GDQP&AN cho SV các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc Đại học Thái Nguyên. Khi SV tham gia học tập, rèn luyện tại Trung tâm thì phải ăn ở tập trung, học tập và rèn luyện trong môi trường quân sự với nội dung chương trình một khóa học với thời gian 5 tuần. Do vậy, việc duy trì kỷ luật, tác phong đối với SV là hết sức quan trọng. Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tổ chức, quản lý, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP&AN nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục kỷ

luật cho SV học GDQP&AN nói riêng, những năm qua Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ việc học tập cũng như duy trì kỷ luật quân đội, tác phong quân nhân đối với SV khi đến học tập trung. Nhờ đó, mà chất lượng dạy học ở Trung tâm đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt, phong trào học tập sôi nổi, từng bước được nâng lên, việc duy trì các chế độ nền nếp, giáo dục kỷ luật cho SV đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục kỷ luật cho SV học GDQP&AN nói riêng có những nội dung còn hạn chế, bất cập. Đáng quan tâm là chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục kỷ luật cho SV học GDQP&AN còn chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tự giác, kỹ năng sống của SV còn hạn chế, vẫn còn không ít SV trượt các học phần và tỷ lệ SV vi phạm kỷ luật ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nhận thức của bộ phận không nhỏ cán bộ, GV (giảng viên), nhân viên và SV trong Trung tâm về giáo dục kỷ luật chưa sâu sắc; sự phối hợp giữa các phòng, khoa, và các bộ phận chức năng trong Trung tâm có lúc còn chưa chủ động, hệ thống các văn bản, quy định về quản lý SV chưa đồng bộ; Các hoạt động tổ chức đoàn thể có lúc còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo SV tham gia, vai trò của cán bộ, GV trong công tác giáo dục chưa thực sự quan tâm và sâu sát trong việc rèn luyện nền nếp, tác phong trong học tập và sinh hoạt của SV...

Thực trạng trên đòi hỏi công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên cần được quan tâm đúng mức; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật nhằm giáo dục cho SV tính tự giác, tích cực trong học tập, tự tu dưỡng rèn luyện, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, phẩm chất đạo đức; tác phong nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên” làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành Giáo dục học.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục

kỷ luật cho SV nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên

- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục kỷ luật cho cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

5. Giả thuyết khoa học

Chất lượng đào tạo GDQP&AN cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục kỷ luật cho SV có vai trò quan trọng. Nếu phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục kỷ luật cho SV hiện nay, tìm ra được nguyên nhân tồn tại thì sẽ đề xuất được một số biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên phù hợp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo môn học GDQP&AN, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong tình hình hiện nay.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thông qua thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến giáo dục kỷ luật cho SV.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: quan sát quá trình giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay.

Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát các đối tượng SV, cán bộ quản lý và GV.

Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn với SV, cán bộ quản lý, GV về giáo dục kỷ luật cho cho SV.

Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà sư phạm.

6.3. Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu và tính toán các tham số đặc trưng mang tính khách quan.

7. Cấu trúc đề tài.

Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH‌

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Kỷ luật là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, nên trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các bình diện khác nhau.

Ở góc độ Triết học, C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng: Kỷ luật là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là điều kiện đảm bảo cho mọi hoạt động của bất kỳ cộng đồng, tổ chức nào diễn ra thành công [34]. V.I. Lênin cũng khẳng định: “Sự sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sự sản xuất vật chất, những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng kỷ luật như một thứ vũ khí, một công cụ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình”[35]. “Tổ chức lao động xã hội của chế độ phong kiến dựa vào kỷ luật roi vọt, vào tình trạng ngu muội và khiếp nhược đến cùng cực của người lao động. Tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa tư bản dựa vào kỷ luật đói khát. Tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa cộng sản mà bước đầu là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào sự tự giác, tự nguyện của những người lao động”[36].

Trong lĩnh vực giáo dục kỷ luật cho học sinh A.X.Macarenco khẳng định: “Sự rèn luyện tính kỷ luật là một quá trình phức tạp, là kết quả chung của toàn bộ quá trình giáo dục” và kỷ luật tạo ra: “Vẻ đẹp cho bộ mặt văn hóa của nhà trường, trường học mà thiếu kỷ luật thì giống như cái cối xay nước mà không có nước” và nhiệm vụ của trường học là phải tìm ra những biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh, bởi vì “Kỷ luật làm cho quá trình giáo dục tiến hành có kết quả và ngược lại kỷ luật là kết quả nỗ lực của cả tập thể học sinh trong các hoạt động hàng ngày…” [37]

Trong lĩnh vực quân sự Ph.Ăngghen đã quan niệm rằng kỷ luật quân sự như một phương tiện, biện pháp tất yếu của việc tổ chức các quân đội, là một nhân tố cực kỳ quan trọng của sẵn sàng chiến đấu. Thiếu kỷ luật thì không thể có một quân đội nào thắng trận được. Trong các tác phẩm của mình Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Toàn

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí