Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Tiến Bộ Về Kĩ Năng Tự Rèn Luyện Thể Lực Của Học Viên

Nhà trường phải tuyên truyền, giải thích, động viên cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua, trên cơ sở kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng; khéo léo đề ra được tên phong trào với những khẩu hiệu hành động, tuyên truyền sắc bén, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của học viên. Cán bộ, giảng viên phải tích cực vận động quần chúng tham gia các phong trào thi đua và phải gương mẫu đi đầu tham gia phong trào.

Người đứng đầu Nhà trường cần chú trọng phát hiện điển hình, nêu gương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích, phổ biến những kinh nghiệm trong phong trào thi đua phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực đồng thời phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua. Phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng, trên quan điểm “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục.

Nhà trường, đặc biệt là người đứng đầu nhà trường cần hết sức quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ giảng viên làm công tác thi đua có chuyên môn thông thạo, năng động nhạy bén trong tham mưu đề xuất; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thi đua, khen thưởng trong. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định chất lượng công tác tham mưu và kết quả triển khai tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong nhà trường.

Thứ hai, đổi mới nội dung tổ chức phong trào thi đua: Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực cho học viên theo hướng: tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương về phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực cho học viên, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực cho học viên, bên cạnh xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, cần có nội dung kiểm tra, giám sát và phân công trách nhiệm, tiến độ trong quá trình thực hiện. Kế hoạch phải cụ thể và chỉ rõ: cơ quan, đơn vị khởi xướng, chủ trì; cơ quan, đơn vị phối hợp;lực lượng và điều kiện thực thi; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng. Với các phong trào lớn, phong trào mới, nhiệm vụ đề ra nhiều cần nghiên cứu, xem xét việc chọn, chỉ đạo điểm trong thời gian nhất định, để rút kinh nghiệm từ chỉ đạo điểm trước khi nhân rộng phong trào.

Thứ ba, đổi mới hình thức tổ chức phong trào thi đua: Cùng với đổi mới nội dung, đổi mới hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực cho học viên là yêu cầu tất yếu trong mọi giai đoạn, là vấn đề quan trọng trong quá trình phát động triển khai các phong trào thi đua và là một trong những giải pháp để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả. Để đổi mới hình thức tổ chức phong trào thi đua, cần quan tâm một số giải pháp, cụ thể là:

Hình thức tổ chức phong trào thi đua trước hết phải phù hợp với nội dung của phong trào và việc đổi mới hình thức thực hiện sẽ làm phong trào thi đua sinh động, đa dạng và hấp dẫn hơn.

Để phong trào được thực hiện có hiệu quả thì ngay từ khâu phát động, triển khai phong trào phải gây được ấn tượng, gây sự chú ý và được quan tâm làm tốt.

Các phong trào thi đua được phát động, tổ chức ngoài trời, trong không gian rộng, thoáng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều với việc phát động, triển khai trong hội trường. Bởi khi đã có không gian, cơ quan, đơn vị có thể tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ, mang tính cổ vũ phong trào như trưng bày ảnh, hiện vật là kết quả các phong trào thi đua; tổ chức các hoạt động tại chỗ: giao lưu, trao đổi, hỏi

đáp; công tác trang trí, khánh tiết sẽ sinh động hơn; lực lượng huy động tới dự cũng sẽ đông hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Cũng có thể kết hợp việc phát động, triển khai trong hội trường với tổ chức hoạt động tiếp theo ở bên ngoài hội trường. Hình thức này được thực hiện khi phát động phong trào thi đua và có gắn với các hoạt động bề nổi như văn hóa, thể thao để tạo khí thế.

Hình thức tổ chức phong trào thi đua cũng phải phù hợp với đặc điểm và khả năng tham gia của từng đối tượng cụ thể.

Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 9

Triển khai phong trào thi đua cần nghiên cứu khả năng, điều kiện, chức năng, nhiệm vụ và nhất là đối tượng sẽ hưởng ứng, tham gia phong trào để thiết kế hình thức tổ chức phù hợp nhất với từng loại hình, đối tượng. Khu vực các nhà trường có thế mạnh là lực lượng sinh viên, học sinh đông đảo, nhiệt tình; lực lượng vũ trang mạnh về kỷ luật, tác phong; cán bộ, viên chức nhiệt tình trong các phong trào gắn với nhiệm vụ chuyên môn cụ thể… Căn cứ vào thế mạnh, đặc thù của đối tượng hướng tới để có hình thức phù hợp trong thiết kế, tổ chức sẽ tạo nên hiệu quả cao của phong trào thi đua.

2.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để tổ chức phong trào thi đua phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực cho học viên đạt hiệu quả, cần coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình và có nhiều hình thức, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, tạo sức lan toả trong toàn xã hội. Điển hình tiên tiến là kết quả, là sản phẩm của các phong trào thi đua, vì vậy thông qua các phong trào thi đua để phát hiện điển hình tiêu biểu của mỗi lĩnh vực, của từng giai đoạn và của cả phong trào. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.

Trên cơ sở xác định các nhân tố cần xây dựng, nhà trường tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố sớm trở thành điển hình; hoặc

có biện pháp cụ thể hướng dẫn, động viên để các nhân tố tích cực đăng ký trở thành điển hình. Với các điển hình tiên tiến đã được công nhận, Nhà trường cần tiếp tục theo dõi, tạo môi trường thuận lợi, trực tiếp hỗ trợ bằng các quỹ, giải thưởng cho điển hình tiếp tục phát huy khả năng và sức sáng tạo.

2.2.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá tiến bộ về kĩ năng tự rèn luyện thể lực của học viên

2.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Trong chương trình dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực của người học, việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá tiến bộ về thể lực, thể chất cho học viên được xem là khâu đột phá trong việc đổi mới quá trình dạy và học. Việc chuyển đổi này đòi hỏi phải có một hệ thống đánh giá và kiểm tra phù hợp, đáp ứng được những thay đổi căn bản, toàn diện của chương trình giáo dục. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá tiến bộ về thể lực, thể chất cho học viên nhằm kiểm tra khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Đánh giá tiến bộ về thể lực, thể chất cho học viên là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học viên. Nói một cách khác thì đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ được ứng dụng trong bối cảnh có ý nghĩa.

Hình thành cho học viên tinh thần, ý thức trách nhiệm, kỷ luật, tự giác đối với hoạt động tự rèn luyện; lòng tự tin vào khả năng học tập, khắc phục tính ỷ lại, chủ quan trong học tập; nâng cao ý thức tập thể cho học viên, tạo dư luận lành mạnh đấu tranh với những biểu hiện thiếu trung thực trong kiểm tra đánh giá.

Hình thành ở học viên thói quen tự rèn luyện thể lực và làm việc theo đúng quy định của nhà trường, của tổ chức; xây dựng ý thức tự giác trong học tập cho học viên.

2.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn, mục tiêu đã đề ra nhằm phát hiện những gì đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng/chi phối… từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh khắc phục nhằm đạt được mục tiêu.

Kiểm tra chắc chắn không phải là cách duy nhất để đánh giá học viên, nhưng có nhiều lý do chính đáng để bắt buộc phải có bài kiểm tra trong một khóa học. Nó là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học với mục đích vì sự tiến bộ của chính học viên.

Mỗi phương pháp kiểm tra, đánh giá đều có điểm mạnh và hạn chế riêng của nó. Bài kiểm tra có vai trò quan trọng đối với cả học viên và giảng viên. Nó không những là công cụ để đo lường sự tiến bộ của người học mà còn là một kênh thông tin để giảng viên đánh giá lại phương pháp giảng dạy, học viên xem lại việc học tập của mình.

Bài kiểm tra cũng không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá, chúng là một trong nhiều công cụ mà chúng ta có thể sử dụng để đánh giá. Giảng viên có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và ý đồ đánh giá.

Với việc tăng số lượng bài kiểm tra, hình thức kiểm tra, tập trung vào cả 4 kỹ năng ngôn ngữ và trải đều trong suốt quá trình học sẽ đáp ứng được yêu cầu của chương trình dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, chuyển hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Việc kiểm tra, đánh giá căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Coi trọng sự tiến bộ của học viên trong học tập và tự rèn luyện thể lực.

Đảm bảo tính phân hóa tới từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học viên.

Động viên khuyến khích nhẹ nhàng không gây áp lực trong đánh giá học viên.

Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá tiến bộ về thể lực, thể chất cho học viên. theo hướng khuyến khích tinh thần tự rèn luyện và sáng tạo của học viên, giảm yêu cầu học viên phải học thuộc lòng, nhớ máy móc

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để giảng viên tham khảo, học viên thực hành và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học.

Đối với học viên yếu, giảng viên cần xây dựng kế hoạch phụ đạo giúp đỡ và kiểm tra đánh giá nhiều lần để học viên yếu kém đạt chuẩn kiến thức kĩ năng học lớp trên. Đối với học sinh giỏi có kế hoạch bồi dưỡng để học viên giỏi đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở mức độ giỏi.

Thực hiện tốt việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra hàng ngày, kịp thời điều chỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tự rèn luyện thể lực cho học viên, động viên, khuyến khích học viên kịp thời khi có điểm tốt.

Xây dựng quy định về tự rèn luyện thể lực cho học viên như: Quy định giờ ra vào lớp, giờ truy bài, giờ tham gia hoạt động thể dục thể thao… Tổ chức việc thực hiện các quy định nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đối với cá nhân, tập thể lớp. Đưa vào nội dung các đợt thi đua việc thực hiện tự rèn luyện thể lực, thể chất của học viên.

Hướng dẫn học viên thời gian và cách tự rèn luyện ở nhà; động viên khích lệ kịp thời học viên có tinh thần tụ rèn luyện ở nhà tốt, nêu gương điển hình cho toàn thể học viên trong trường học tập. Giảng viên cần có kế hoạch thăm học viên để kiểm tra, thăm nắm việc tự rèn luyện ở nhà, sự quan tâm của cha mẹ học viên tới việc học hành, tự rèn luyện thể lực của con em họ; động viên, hướng dẫn phụ huynh và các em học viên giành thời gian thích hợp và tổ chức cho học viên tự rèn luyện ở nhà một cách tự giác.

2.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần có sự chỉ đạo tới tất cả giảng viên việc tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiến bộ về thể lực,

thể chất cho học viên, coi việc này là một trong những tiêu chí thi đua, đánh giá xếp loại giảng viên hàng năm.

Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Qua đó, thực hiện tốt các quy định nhà trường về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá tiến bộ về thể lực, thể chất cho học viên.

Như vậy, Xét về bản chất, đánh giá tiến bộ được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh học viên có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học viên được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó, học viên vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường, những trải nghiệm ở gia đình, cộng đồng và xã hội. thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá tiến bộ không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa của kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1 về Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng, chương 2 luận văn đã tập trung làm rõ các biện pháp kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng. Dựa trên các nguyên tắc thiết kế biện pháp dạy học như: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục; nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của sinh viên và vai trò chủ đạo của giảng viên. Luận văn đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng: Nâng cao hoạt động giáo dục động cơ, thái độ trách nhiệm và phương pháp trong tự rèn luyện thể lực cho học viên. Đổi mới đồng bộ nội dung và phương pháp dạy học trong môn giáo dục thể chất nhằm giúp học viên là tự giác trong rèn luyện. Tổ chức các hoạt động phong trào, thi đua phát huy nỗ lực, tự rèn luyện thể lực cho học viên.Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá tiến bộ về thể lực, thể chất cho học viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2023