Như vậy, kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp được đề xuất, nó thực sự cần thiết để giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên các biện pháp đó có thực sự đạt được hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào khả năng khai thác, thái độ vận dụng của mỗi cán bộ giảng viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên.
Kết luận chương 3
Qua việc thực nghiệm các biện pháp đề xuất ở Chương 3 tác giả rút Ra kết luận sau:
Thứ nhất, mục đích của thực nghiệm sư phạm đó là nhằm kiểm chứng và đánh giá kết quả của việc đổi mới nội dung phương pháp giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng.
Thứ hai, kết quả thực nghiệm cho thấy, kết quả thực nghiệm là rất khả quan, các học viên thực nghiệm có kết quả kiểm tra cũng như được quan sát quá trình tốt hơn so với các học viên đối chứng.
Thứ ba, các biện pháp thực nghiệm đã được các chuyên gia về giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên đóng góp ý kiến và các cán bộ quản lý, giảng viên của trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả mỗi biện pháp mà chúng tôi đề xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các điều kiện nội tại của nhà trường về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí; các yếu tố bên ngoài như sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự quan tâm của cha mẹ học viên, các lực lượng xã hội khác...v.v. Vì vậy, để áp dụng các biện pháp thành công đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường và hội đồng sư phạm trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng phải có sự quyết tâm, yêu nghề, mến học viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học vì một tương lai phát triển bền vững của nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Nội Dung Và Phương Pháp Giáo Dục Kĩ Năng Tự Rèn Luyện Thể Lực Cho Học Viên Trường Cao Đẳng Nghề
- Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra, Đánh Giá Tiến Bộ Về Kĩ Năng Tự Rèn Luyện Thể Lực Của Học Viên
- Kết Quả Kiểm Tra Trước Thực Nghiệm Của Hai Nhóm Đối Chứng Và Thực Nghiệm
- Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 12
- Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Để nâng cao giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên, Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ, động cơ, ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ,... Khoa Giáo dục thể chất chủ động lập kế hoạch khoa học, cụ thể, xây dựng giáo án huấn luyện thể lực chặt chẽ, thống nhất phương pháp giảng dạy, phân công giảng viên bồi dưỡng, hướng dẫn cho lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, khoa, đơn vị quản lý học viên về phương pháp huấn luyện và tổ chức luyện tập.
Bằng nhiều biện pháp, cách làm linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, thể lực của cán bộ, giảng viên, học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng đã không ngừng được nâng cao, góp phần thiết thực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Luận văn đã đề xuất được 04 biện pháp Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng. Từ nhận thức đến hành động là quá trình phát triển, ý thức tự rèn luyện thể lực của học viên chỉ mới được hình thành trong một bộ phận CBQL, giảng viên, học viên. Để vấn đề đó thực sự trở thành trong một bộ phận tự giác, thường xuyên của tất cả mọi người đòi hỏi phải có một quá trình phát triển từ thấp đến cao từ sự giác ngộ về quyền lợi đến việc giác ngộ về nhiệm vụ, trách nhiệm; từ sự tự giác thực hiện ở từng cá nhân đến tự giác của từng bộ phận, của cả tập thể.
2. Kiến nghị
* Về phía Quân Khu I
- Tạo điều kiện và quan tâm hơn về công tác chuyên môn, đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Chú trọng đến cơ sở vật chất xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
* Về phía trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng
Xây dựng kế hoạch thực hiện khoa học, cụ thể, phù hợp với điều kiện nhà trường. Tổ chức tốt công tác giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên.
Có quy chế thi đua khen thưởng kịp thời, thường xuyên cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực.
* Về phía giáo viên
- thường xuyên học tập, nâng cao hơn nữa trình độ và năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cho phù hợp với yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng nhằm giáo dục kĩ năng tự rèn luyện thể lực cho học viên.
- Áp dụng hệ thống những biện pháp đã được đề xuất trong quá trình tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
* Về phía học viên
- Có thái độ chủ động, tự giác, tích cực và nghiêm túc trong hoạt động học tập của mình.
- Xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học. tự đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó rèn luyện và khắc phục những điểm còn hạn chế để hoàn thiện và nâng cao trình độ cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Phạm Đình Bẩm, Đặng Đình Minh (1998), "Giáo trình quản lý TDTT" - Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
2. Lê Khách Bằng (1973), "Tổ chức quá trình dạy học Đại học" - Viện nghiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
3. Báo cáo tổng kết công tác TDTT hai năm 2014-2015, phương hướng công tác các năm tiếp theo của nhiệm kỳ hiệu trưởng năm 2014-2019 trường Đại học Thái Nguyên.
4. Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Việt Nam năm 2015.
5. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội.
6. Chỉ thị 112/CT của Hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT trong những năm trước mắt. Hà Nội9/5/1989.
7. Chỉ thị 133 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành thể thao ngày 07/03/1995
8. Chỉ thị 182/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT. Ngày23/1/1960.
9. Chỉ thị 36 CT-TW của ban bí thư Trung ương Đảng Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới.
10. Chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học (Ban hành theo quyết định 2003 QĐ TDTT ngày 23/01/1989 của Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
11. Phạm Văn Đồng - Phát triển tại Đại hội TDTT toàn miền bắc tháng 3/1960.
12. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
13. Lưu Quang Hiệp (1993), sinh lý học TDTT, tài liệu dành cho sinh viên Đại học TDTT, NXBTDTT.
14. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà Nội.
15. Trịnh Trung Hiếu, Nguyên Sỹ Hà (1994), Huấn luyện TDTT, NXBTDTT.
16. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng theo quy trình đào tạo mới số 904 ĐH 17/02/1994.
17. Nguyễn Khánh (1996), "Bài phát biểu tại hội nghị GDTC các trường phổ thông toàn quốc tại Hải Phòng", Tạp chí GDTC số 1 năm1996.
18. Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Khanh (2000), "GDTC và rèn luyện thể lực của một số nước trên thế giới", Nhà xuất bản Hà Nội.
19. Lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm trường Đại học Thể dục thể thao I ngày 14/12/1946 (200) - Chủ tịch Hồ Chí Minh với TDTT - NXBTDTT.
20. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của bác Hồ (1981) Đảng và Nhà nước với TDTT - NXBTDTT.
21. Luật giáo dục (1999)-NXb giáo dục Hà Nội.
22. Lê Nguyệt Nga, Trình Hùng Thanh (1993), Cơ sở sinh học và phát và phát triển tài năng thể thao, NXB TDTT Hà Nội.
23. Trần Hồng Quân (1992), "Một số vấn đề trong việc đổi mới GD - ĐT" - Nhà xuất bản Hà Nội.
24. Quy chế về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp (ban hành kèm theo quyết định 93 QĐ/RLTT ngày 29/04/1993 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
25. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXBTDTT.
26. Thông tư liên Bộ giáo dục - Đào tạo và tổng cục TDTT số 04 - 93 về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất học sinh - sinh viên ngày 17/04/2013.
27. Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), “Đánh giá thực trạng công tác giáo thể chất và rèn luyện thể lực trong nhà trường các cấp”, tuyển tập nghiên cứu khoa học - GDTC sức khoẻ, NXBTDTT.
28. Vũ Đức Thu, Nguyễn Trung Tuấn (1995), "Lý luận về phương pháp GDTC", Nhà xuất bản giáo dục.
29. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TĐ, NXB TDTT Hà Nội.
30. Phạm Danh Tốn (1995), Lý luận phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT.
31. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học, NXB TDTT Hà Nội.
32. Văn kiện Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tháng 6/1991-NXB sự thật1998.
33. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT.
34. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB Hà Nội
35. Lê Văn Xem (2008), "Tự rèn luyện thể lực của sinh viên ngày nay", Tạp chí khoa học TDTT số 5.
36. Lê Văn Xem (2012), Tài liệu tham khảo về lý luận, phương pháp Giáo dục thể chất trong trường học, tài liệu dành cho sinh viên cao học TDTT.
37. Nguyễn Quang Quyền (1994), Nhân trắc học và ứng dụng trên người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
38. Novicop, Matveep (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội.
39. Максименко А.М. ĀОсновы теории и методики физической культурыā (1999). Учеб.пособие для студентов вузов физической культуры, Российский государственный академик физической культуры, Москва.
40. Максименко А.М. ĀТеория и методика физической культурыā (2001). Учеб. Пособие для студентов института физической культуры, Москва
41. Холодов Ж.К, Кузнецов В.С. ĀТеория и методика физического воспитания и спортаā (2000). Учеб. Пособие для студентов института физичеескойкультуры, Москва, Академик.
42. Stephen J.Virgilio, 1997, Fitness Education for Children- A team approach Publisher Human Kinetics, in New York, page 3-4.