Tổ Chức, Điều Khiển Học Sinh Nắm Vững Những Tri Thức Về Các Chuẩn Mực Đã Được Quy Định. Giúp Học Sinh Tìm Hiểu ; Làm Sáng Tỏ Các Chuẩn Mực, Các

Thông tin cho hoạt động 6

Lôgic của QTGD là trình tự thực hiện hợp lí các khâu của nó nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục đã được quy định.

QTGD diễn ra qua 3 khâu :

1. Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững những tri thức về các chuẩn mực đã được quy định. Giúp học sinh tìm hiểu ; làm sáng tỏ các chuẩn mực, các quy tắc hành vi và các yêu cầu khách quan của cuộc sống.

Các chuẩn mực, với những giá trị của chúng, được coi là những nội dung có tác dụng định hướng, điều tiết hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định. Mặt khác, chúng còn là một trong những tiêu chuẩn mà xã hội sử dụng để kiểm tra hành vi của cá nhân, bên cạnh đó, cá nhân lại có thể sử dụng những phương tiện này để tự kiểm tra hành vi của mình.

Với những tác dụng nói trên, chuẩn mực xã hội bao gồm các yếu tố cho phép, khuyên răn, bắt buộc và cấm đoán, phản ánh các yêu cầu khách quan đối với học sinh khi tham gia hoạt động và giao tiếp.

Trong xã hội hiện nay có nhiều hệ thống chuẩn mực : Chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực phong tục và tập quán, chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ, v.v. Trong đó, nhiều loại chuẩn mực đã được lựa chọn và đưa vào QTGD cho học sinh tiểu học.

Muốn cho học sinh tự giác thực hiện các chuẩn mực đã được quy định thì giáo viên cần giúp cho trẻ có những hiểu biết cần thiết về hệ thống chuẩn mực này, như :

ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của các chuẩn mực. Các giá trị của chuẩn mực và biểu hiện của chuẩn mực.

Nội dung của các chuẩn mực, bao gồm cả khái niệm tương ứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

Cách thực hiện chuẩn mực.

Khi học sinh có hiểu biết chính xác, đầy đủ các vấn đề trên sẽ là cơ sở để làm xuất hiện thái độ đồng tình, chấp nhận, biết phân biệt và chọn lựa phù hợp, biết nhận xét bản thân và những người xung quanh ; đồng thời có thể tạo ra những cảm xúc và động cơ thực hiện chuẩn mực một cách tích cực, tự giác.

Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 27

2. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành niềm tin, tình cảm tích cực

đối với những chuẩn mực đã được quy định

Nhận thức được thể hiện ra hành động khi nhận thức được hình thành trên cơ sở tình cảm tích cực và trở thành niềm tin.

Sátxki, nhà giáo dục Nga đã nhận định : Phương tiện tốt nhất trong sự nghiệp giáo dục là làm xuất hiện trong tâm hồn con trẻ một tình cảm tích cực nào đó, tình cảm càng mạnh, dấu ấn trong tâm hồn càng sâu. Những tình cảm, xúc cảm đúng đắn của học sinh sẽ giúp các em hình thành thái độ tích cực đối với các quy định,

chuẩn mực của xã hội. Thái độ đó trở thành sức mạnh thúc đẩy thực hiện hành vi

đúng đắn.

Qua QTGD, học sinh sẽ hình thành được :

Những tri thức về chuẩn mực.

Có niềm tin về mặt lí luận cũng như về mặt thực tiễn đối với tính chân lí và tính

đúng đắn của các chuẩn mực.

Mong muốn tuân theo những yêu cầu chuẩn mực.

Có hành vi thể hiện phù hợp với chuẩn mực.

Hài lòng về hành vi của mình đã phù hợp với các chuẩn mực.

Tỏ thái độ không đồng tình đối với những hành vi ngược với những chuẩn mực.

Niềm tin có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành vi, vì chính niềm tin sẽ thúc đẩy và củng cố hành vi của con người. Sự hiểu biết, niềm tin và tình cảm sẽ nhắc nhở và thôi thúc con người khi nào cần hành động và hành động như thế nào, tại sao phải hành động như thế này mà không phải thế khác.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, nếu ý thức về các chuẩn mực xã hội bị hạn chế thì tình cảm tương ứng cũng bị hạn chế, và đặc biệt là hành vi tương ứng sẽ mang tính chất hình thức hoặc thậm chí không được hình thành, hoặc rơi vào tình trạng sai lệch.

Nếu có được ý thức về chuẩn mực xã hội mà tình cảm không có thì hành vi sẽ khô khan, cứng nhắc. Mặt khác, nếu kiến thức không được nắm một cách tự giác thì dẫn đến tình trạng nói và làm không đi đôi với nhau, từ đó làm cho HS có bộ mặt đạo đức giả tạo, chỉ quan tâm đối phó với các yêu cầu của người khác.

3. Tổ chức, điều khiển HS rèn luyện hành vi và thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được quy định.

Trên cơ sở ý thức và tình cảm tích cực về các chuẩn mực, HS sẽ rèn luyện nhằm hình thành được những hành vi và thói quen tương ứng.

Hành vi của một con người là sự biểu hiện sinh động bộ mặt đạo đức, thẩm mĩ. v.v. của người đó. Hệ thống thói quen hành vi của HS là thước đo trình độ được giáo dục của trẻ. Như ta biết, chỉ thông qua hoạt động thì nhận thức, tình cảm mới được chuyển biến nhanh chóng và vững chắc vào thế giới tâm hồn bên trong, và hình thành niềm tin. Đồng thời sự luyện tập và sự hoạt động thực tiễn sẽ dẫn đến việc xây dựng những thói quen và những kĩ năng, kĩ xảo hành vi đúng đắn, phù hợp với những niềm tin đã được hình thành.

Chính vì vậy, vấn đề quan trọng trong QTGD là phải tổ chức, điều khiển người được giáo dục rèn luyện nhằm hình thành được những hành vi phù hợp với những chuẩn mực xã hội đã được quy định. Hơn thế, cần phải được lặp đi lặp lại những hành vi đúng đã được hình thành để có thói quen hành vi đúng. Đó là vốn liếng quan trọng để học sinh vào đời.

K.D.U-sin-xki, nhà giáo dục Nga đã nói : Thói quen tốt là vốn liếng đạo đức mà con người đầu tư vào trong hệ thần kinh của mình ; các vốn đó sẽ tăng lên không ngừng, cái lãi của nó sẽ được con người dùng trong suốt đời. Do được sử dụng, các vốn của thói quen sẽ tăng lên và cũng như cái vốn vật chất trong thế giới kinh tế, sẽ cung cấp cho con người khả năng sử dụng ngày càng có hiệu quả và hiệu quả hơn sức mạnh quý giá của mình sức mạnh của ý chí tự giác và xây dựng lâu dài đạo đức của cuộc đời mình ngày càng cao và cao hơn, không phải mỗi lần đều bắt đầu xây dựng từ cơ sở và không phải tiêu phí ý thức và ý chí của mình để đấu tranh với những khó khăn mỗi khi chúng đã được khắc phục rồi.

Những hệ thống hành động, cử chỉ theo thói quen, được thực hiện phù hợp với những niềm tin đã được hình thành, sẽ chuyển thành phẩm chất của nhân cách.

Những hành vi mà HS rèn luyện cần phải thoả mãn các chỉ tiêu sau :

Nội dung các chuẩn mực thể hiện trong hành vi.

Sự thể hiện hành vi có tính phổ biến.

Sự thể hiện hành vi có tính bền vững.

Hành vi có động cơ đúng đắn.

Hành vi được thể hiện phù hợp với các tình huống, hoàn cảnh khác nhau, đa dạng của cuộc sống.

Chỉ tiêu thứ nhất nhằm kiểm tra xem hành vi có phù hợp với chuẩn mực của xã hội

đã được quy định không ; nếu phù hợp thì ở mức độ nào.

Chỉ tiêu thứ hai nhằm kiểm tra xem hành vi có được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc không, nghĩa là có được thực hiện ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng .v.v. không.

Chỉ tiêu thứ ba nhằm kiểm tra xem hành vi có được bền vững theo thời gian không.

Chỉ tiêu thứ tư nhằm kiểm tra xem hành vi có được thực hiện với động cơ đúng đắn hay không, có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân như thế nào.

Chỉ tiêu thứ năm để kiểm tra mức độ linh hoạt, sáng suốt của chủ thể thể hiện hành vi.

Các chỉ tiêu này hợp thành một chỉnh thể biện chứng, làm cho các phẩm chất nhân cách của HS đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với các yêu cầu khách quan của những chuẩn mực đã được quy định.

Các khâu của QTGD có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, thậm chí thâm nhập lẫn nhau. Trình tự thực hiện các khâu này có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc trưng của các chuẩn mực được hình thành.

Nhiệm vụ của hoạt động 6

Phân tích các khâu và mối quan hệ giữa các khâu của QTGD và nêu ra những định hướng cho việc thực hiện QTGD.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Việc làm 1 : Hoạt động cá nhân : Đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi về khái niệm lôgic, lôgic của QTGD. Xác định tính tuần tự thực hiện các khâu của QTGD. Lấy ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện các khâu nói trên.

Việc làm 2 : Thảo luận nhóm (mỗi nhóm 5 7 SV) với đề tài : Mối quan hệ của các khâu và việc thực hiện linh hoạt các khâu của QTGD.

Nhiệm vụ 2 : Xem băng hình về thực hiện tiết học đầu tiên ở lớp 1.

Nhiệm vụ 3 : Sau khi xem băng hình, tổ chức thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi :

Vì sao việc chọn cán bộ tự quản ở lớp 1 lại thực hiện như vậy ? Có gì khác với các lớp trên không ? Có cách nào khác để chọn đội ngũ tự quản ở lớp 1 không ? Hãy nêu ra một số biện pháp.

Thảo luận 2 tình huống có vấn đề về thực hiện các khâu của QTGD.

Đánh giá hoạt động 6

Câu hỏi 1 : Liên hệ các khâu của QTGD với bản chất và mục tiêu của QTGD ở tiểu học.

Câu hỏi 2 : Vì sao phải thực hiện linh hoạt các khâu của QTGD ở tiểu học?

Câu hỏi 3 : Việc thực hiện các khâu của QTGD ở tiểu học có gì khác với các bậc học khác không ? Vì sao ?

Bài tập 1 : Trình bày việc giáo dục chuẩn mực chào hỏi cho học sinh tiểu học. Nêu rõ việc thực hiện các khâu của QTGD.

Bài tập 2 : Sưu tầm 2 tình huống có vấn đề liên quan đến các khâu của QTGD và nêu rõ các cách giải quyết tình huống đó.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Hoạt động 1

Câu hỏi 1 : Khái niệm quá trình giáo dục cần lưu ý các điểm : QTGD cùng với QTDH tạo nên quá trình sư phạm tổng thể; nó hướng chủ yếu vào việc nghiên cứu các quá trình giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và lao động. Tiếp cận quan điểm hoạt động khi xây dựng khái niệm QTGD. Trong QTGD có sự hoạt động thống nhất và tác động qua lại giữa thầy và trò ; thầy có vai trò chủ đạo, trò với vai trò chủ động.

Câu hỏi 2 : Đáp án đúng nhất là câu d.

Hoạt động 2

Câu hỏi 1 và 2 : Vấn đề đặt ra là : Cần tổ chức và phối hợp thống nhất tất cả các lực lượng giáo dục theo hướng tích cực, nhằm đảm bảo đạt được kết quả giáo dục. Phát huy vai trò chủ thể của người được giáo dục, giúp cho các em có vốn sống và vốn

kinh nghiệm cần thiết để có thể phân tích và đấu tranh chống các tác động tiêu cực. Ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực.v.v.

Khi thực hiện QTGD cần lưu ý : Nhà giáo dục cần phải hết sức kiên nhẫn, tỉnh táo, không được nôn nóng, phải tác động thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, bằng những phương thức khác nhau. Phát huy vai trò chủ động, tự giáo dục của HS. Phối hợp các lực lượng và các tổ chức GD.v.v.

Câu hỏi 3 : QTDH có chức năng trội là hình thành năng lực, còn QTGD có chức năng trội là hình thành phẩm chất. Lực lượng tham gia vào QTDH không nhiều như QTGD ; tính phức hợp ít hơn, tính cá biệt hoá cũng không cao bằng QTGD.

Hoạt động 3

Câu hỏi 1: Quá trình giáo dục là một hệ thống có cấu trúc chặt chẽ và được thể hiện qua hoạt động thực tiễn. Tiếp cận quan điểm hệ thống cấu trúc đối với QTGD là đòi hỏi phải xem xét toàn diện và chú ý đến mối quan hệ, tác động qua lại của các thành tố. Theo quan điểm thực tiễn thì cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chuẩn mực của thực tiễn để thực hiện QTGD và đánh giá kết quả của QTGD.

Câu hỏi 2 : Ví dụ như khi mục tiêu giáo dục thể chất cho một học sinh nào đó có sự thay đổi, khi phát hiện thấy em này có năng khiếu về môn thể thao nào đó, hoặc là khi phát hiện thấy em bị bệnh tâm lí thì phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Hoạt động 4

Câu hỏi 1 : Giúp cho học sinh hiểu được giá trị khách quan và chủ quan của kỉ luật. Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của kỉ luật và chỉ ra lợi ích của kỉ luật và tác hại của việc không có kỉ luật ; từ đó làm xuất hiện thái độ chấp nhận, đồng tình và tự nguyện tự giác thực hiện yêu cầu của kỉ luật khi tham gia hoạt động chung.

Câu hỏi 2 : Kỉ luật ép buộc không phải là kết quả của QTGD vì chưa trở thành phẩm chất nhân cách do việc chấp nhận kỉ luật là vì sợ hoặc do động cơ không đúng.

Hoạt động 5

Căn cứ vào thông tin cho hoạt động, SV có thể kiểm tra xem việc trả lời của bản thân

đã đầy đủ chưa.

Hoạt động 6

Câu hỏi 1 : Quá trình tác động làm chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi

được giáo viên kiểm soát, hướng dẫn và điều chỉnh.

Mục tiêu của QTGD là hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách HS được cụ thể hoá ở 3 khâu của QTGD.

Câu hỏi 2 : Nhân cách không thể chia cắt ra từng bộ phận mà có sự thống nhất biện chứng giữa các mặt : nhận thức tình cảm, động cơ hành vi. Thực hiện linh hoạt các khâu của QTGD nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các khâu của QTGD trong từng tình huống cụ thể ; từ đó đảm bảo tính biện chứng trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách cho HS.

Câu hỏi 3 : HS tiểu học có những đặc điểm tâm lí, thể chất và trình độ khác với các HS ở các bậc học khác nên việc thực hiện các khâu cũng có những điểm khác : theo tình huống giáo dục cụ thể mà có thể bắt đầu, hoặc chú trọng đến khâu nào của QTGD ; thường thì được bắt đầu bằng khâu thứ 3 và cũng chú trọng nhiều hơn đến khâu thứ 3 vì trình độ nhận thức của HS tiểu học còn hạn chế so với các bậc học trên.

Chủ đề 2

HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục tiểu học (20 phút)

Thông tin cho hoạt động 1

1. Khái niệm NTGD tiểu học

Để tổ chức và thực hiện QTGD có hiệu quả, cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của quá trình giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục đã đề ra.

Nguyên tắc giáo dục không chỉ tác động đối với từng hoạt động giáo dục riêng lẻ mà định hướng cho toàn bộ QTGD ; có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục.

2. Cơ sở khoa học của NTGD

Cơ sở khoa học của NTGD là sự phản ánh các mối liên hệ, tương tác giữa các thành tố của QTGD, tính quy luật của quá trình vận động và phát triển GD. Khi điều kiện, hoàn cảnh giáo dục thay đổi thì tác dụng của các NTGD cũng thay đổi.

Trong thực tiễn giáo dục, NTGD luôn luôn được vận dụng và quán triệt trong tất cả các khâu, các giai đoạn vận động và phát triển của hiện tượng giáo dục với tư cách là một quá trình.

Bản thân các nguyên tắc được trình bày dưới dạng lí luận có tính khái quát cao cả về lí luận và kinh nghiệm đã được đúc kết, chọn lọc và đã được kiểm chứng. Do đó, khi vận dụng nguyên tắc vào hoạt động giáo dục cụ thể, bản thân nhà giáo dục phải nghiên cứu, nắm vững các quy luật, các yêu cầu trong đó và luôn luôn phải suy nghĩ sáng tạo để áp dụng đúng đắn vào công việc giáo dục.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi nhà giáo dục nắm vững hệ thống các nguyên tắc và linh hoạt, mềm dẻo trong việc lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc vào từng tình huống giáo dục, phù hợp với đặc điểm của đối tượng thì sẽ thực hiện được hoạt động giáo dục có hiệu quả cao.

Nhiệm vụ của hoạt động 1

Xác định khái niệm nguyên tắc giáo dục và nêu những lưu ý khi tìm hiểu các NTGD tiểu học.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Việc làm 1 : Đọc tài liệu 5, 6 : Mục Nguyên tắc giáo dục ; ôn lại các kiến thức Triết học và Lí luận dạy học tiểu học về quy luật và các nguyên tắc dạy học. Trả lời các câu hỏi : “Thế nào là nguyên tắc và NTGD ? Quan hệ giữa NT, NTGD với quy luật và quy luật của QTGD”.

Việc làm 2 : Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và trả lời câu hỏi : NTGD có ý nghĩa như thế nào đối với thực tiễn hoạt động GD ở tiểu học.

Việc làm 3 : Nêu một tình huống giáo dục và chỉ ra những sai sót do không theo NTGD.

Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về khái niệm NTGD. Mỗi nhóm 4 5 SV. Thảo luận về những lưu ý khi nghiên cứu khái niệm NTGD.

Nhiệm vụ 3 : Tự kiểm tra đánh giá.

Việc làm 1 : Kiểm tra việc tự học của cá nhân và kết quả thảo luận nhóm ; sử dụng phiếu học tập và phiếu kiểm tra.

Việc làm 2 : Nêu các câu hỏi chưa giải quyết được.

Việc làm 3 : Nhận xét kết quả tự học và thảo luận nhóm.

Việc làm 4 : Hệ thống hoá, chính xác hoá, mở rộng thông tin và định hướng tự học.

Đánh giá hoạt động 1

Câu hỏi 1 : Cần lưu ý những điều gì khi nghiên cứu khái niệm NTGD ?

Câu hỏi 2 : Nêu các ý nghĩa của NTGD.

Câu hỏi 3 : Vì sao phải vận dụng linh hoạt các NTGD ?

Câu hỏi 4 : Nghiên cứu mối quan hệ của các NTGD có ý nghĩa gì ?

Bài tập : Sưu tầm một tình huống giáo dục và nêu rõ việc vận dụng NTGD để giải quyết tình huống đó.

Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung và cách thực hiện nguyên tắc giáo dục : Đảm bảo tính mục đích của QTGD (20 phút).

Thông tin cho hoạt động 2

Nguyên tắc này phản ánh tính định hướng của hoạt động giáo dục. Bất kì QTGD nào cũng là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người nhằm phục vụ cho các quá trình xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội và cho lợi ích của mỗi cá nhân.

Các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, linh hoạt đến đâu, cũng phải hướng đến việc giúp cho thế hệ trẻ hình thành và phát triển được các phẩm chất và năng lực của nhân cách. Các tác động giáo dục phải góp phần đào tạo các thế hệ trẻ thành những người công dân, những người lao động giàu lòng nhân ái, năng động, sáng tạo, biết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023