Nhiệm Vụ Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học

Câu hỏi 2 : Nêu các ý nghĩa của NTGD : Bảo đảm tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục của QTGD.

Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong QTGD thì mới đạt được mục đích giáo dục.

Khắc phục thực trạng giáo dục ép buộc, máy móc, không phù hợp.

Hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với yêu cầu mới.

Câu hỏi 3 : Làm thế nào để thực hiện được NTGD : Bảo đảm tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục của QTGD ?

Xây dựng mối quan hệ thầy trò phù hợp.

Giúp cho HS tự đề ra yêu cầu học tập và rèn luyện cho bản thân.

Giáo viên phát huy vai trò chủ đạo, học sinh chủ động trong quá trình giáo dục.

Khắc phục thực trạng đề cao quá vai trò chủ động của HS dẫn đến quá sức, hoặc hạ thấp vai trò chủ động của HS dẫn đến HS thụ động.

Câu hỏi 4 : Trình bày mối quan hệ của NTGD : Bảo đảm tính hệ thống, tính kế tiếp, tính liên tục của QTGD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

Quan hệ biện chứng : ảnh hưởng qua lại, hỗ trợ cho nhau.

Nêu ví dụ và kết luận sư phạm về mối quan hệ của NTGD nói trên của QTGD với các NTGD khác.

Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 30

Hoạt động 8

Câu hỏi 1 : Nêu nội dung của nguyên tắc giáo dục : Bảo đảm sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội.

Hình thành và phát triển nhân cách tích cực, chủ động, sáng tạo là yêu cầu tất yếu của cuộc sống tương lai.

Vai trò của giáo viên trong QTGD học sinh là vai trò chủ đạo : Người định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh và khuyến khích tính chủ động, sáng tạo hoạt động tự giáo dục của HS.

Quan hệ giữa vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động của HS là quan hệ biện chứng : ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn nhau.

Hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào việc phát huy như thế nào tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Câu hỏi 2 : Nêu các ý nghĩa của NTGD : Bảo đảm sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội.

Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong QTGD thì mới đạt được mục đích giáo dục.

Khắc phục thực trạng giáo dục ép buộc, máy móc, không phù hợp.

Hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với yêu cầu mới.

Câu hỏi 3 : Làm thế nào để thực hiện được NTGD : Bảo đảm sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội ?

Xây dựng mối quan hệ thầy trò phù hợp.

Giúp cho HS tự đề ra yêu cầu học tập và rèn luyện cho bản thân.

Giáo viên phát huy vai trò chủ đạo, học sinh chủ động trong quá trình giáo dục.

Khắc phục thực trạng đề cao quá vai trò chủ động của HS dẫn đến quá sức, hoặc hạ thấp vai trò chủ động của HS dẫn đến HS thụ động.

Câu hỏi 4 : Trình bày mối quan hệ của NTGD : Bảo đảm sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội.

Quan hệ biện chứng : ảnh hưởng qua lại, hỗ trợ cho nhau.

Nêu ví dụ và kết luận sư phạm về mối quan hệ của NTGD nói trên, của QTGD với các NTGD khác.

Hoạt động 9

Câu hỏi 1 : Nêu nội dung của nguyên tắc giáo dục : Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt trong QTGD.

Hình thành và phát triển nhân cách tích cực, chủ động, sáng tạo là yêu cầu tất yếu của cuộc sống tương lai.

Vai trò của giáo viên trong QTGD học sinh là vai trò chủ đạo : Người định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh và khuyến khích tính chủ động, sáng tạo hoạt động tự giáo dục của HS.

Quan hệ giữa vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động của HS là quan hệ biện chứng : ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn nhau.

Hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào việc phát huy như thế nào tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Câu hỏi 2 : Nêu các ý nghĩa của NTGD : Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt trong QTGD.

Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong QTGD thì mới đạt được mục đích giáo dục.

Khắc phục thực trạng giáo dục ép buộc, máy móc, không phù hợp.

Hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với yêu cầu mới.

Câu hỏi 3 : Làm thế nào để thực hiện được NTGD : Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt trong QTGD ?

Xây dựng mối quan hệ thầy trò phù hợp.

Giúp cho HS tự đề ra yêu cầu học tập và rèn luyện cho bản thân.

Giáo viên phát huy vai trò chủ đạo, học sinh chủ động trong quá trình giáo dục.

Khắc phục thực trạng đề cao quá vai trò chủ động của HS dẫn đến quá sức, hoặc hạ thấp vai trò chủ động của HS dẫn đến HS thụ động.

Câu hỏi 4 : Trình bày mối quan hệ của NTGD : Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt trong QTGD với các NTGD khác.

Quan hệ biện chứng : ảnh hưởng qua lại, hỗ trợ cho nhau.

Nêu ví dụ và kết luận sư phạm về mối quan hệ của NTGD nói trên, của QTGD với các NTGD khác.

Chủ đề 3

NỘI DUNG GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức ở tiểu học (45 phút)


thông tin cho hoạt động 1

1. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức

Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong quan hệ của nó đối với xã hội, đối với cá nhân khác và đối với chính bản thân mình, làm cho hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội.

Như vậy đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội (quan hệ đối với cộng đồng, lao động, với con người, với môi trường và thái độ đối với bản thân), thực hiện chức năng xã hội quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người khi hoạt động và giao tiếp.

Đạo đức được duy trì và củng cố bằng sức mạnh của dư luận, của lương tâm. Với tư cách là một lĩnh vực của ý thức xã hội, đạo đức bao gồm các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, các xúc cảm, tình cảm và những hành vi, phẩm chất đạo đức.

Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích, được tổ chức có kế hoạch, có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của giáo viên.

2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Hình thành cho HS những hiểu biết ban đầu về giá trị của đạo đức để tạo ra thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ với cộng đồng, với lao động và môi trường.

Tạo ra ở HS những cảm xúc và động cơ tích cực khi thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức.

Tổ chức cho HS thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành hành vi và thói quen hành vi đạo đức đúng đắn.

Các nhiệm vụ trên được thực hiện thống nhất với nhau ; tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm tâm lí, nhận thức của HS tiểu học mà thực hiện việc giáo dục đạo đức một cách linh hoạt.

Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức nói trên được thể hiện qua việc giáo dục cho HS những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức sau đây :

2.1. Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính

Lòng yêu nước là một phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam ; đó cũng là một truyền thống quý báu, một tình cảm sâu sắc và hết sức thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh phi thường của dân tộc ta để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ, xây dựng đất nước.

Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trước hết là giáo dục lòng yêu quê hương nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, "nơi chôn nhau cắt rốn của mình" ; tình cảm gắn bó với người thân và mọi người xung quanh ; gắn liền tình yêu quê hương với yêu nước và tinh thần hợp tác quốc tế.

Giáo dục lòng yêu nước ngày nay gắn liền với định hướng phát triển XHCN. Hình thành cảm xúc tích cực đối với truyền thống và bản sắc văn hoá của dân tộc.

Cần phải giáo dục cho HS tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình đoàn kết anh em với các nước trong khu vực và thế giới. Hình thành cho HS thái độ không đồng tình với sự thù hằn dân tộc, chủ nghĩa khủng bố và phân biệt chủng tộc.

2.2. Giáo dục thái độ đối với lao động

Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của cuộc sống con người và hơn thế nữa lao động sáng tạo ra con người. Lao động không chỉ là phương tiện nuôi sống con người mà còn là một phương tiện giáo dục, một nguyên tắc đạo đức và một phẩm chất cơ bản của nhân cách XHCN.

Giáo dục thái độ đối với lao động là hình thành cho học sinh quan niệm đúng về lao động ; hiểu rõ vị trí, vai trò của lao động và người lao động, tin vào sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân lao động và tin vào khả năng học tập, lao động của bản thân, có thái độ kính trọng người lao động, yêu quý sản phẩm lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, xây dựng các phẩm chất của người lao động mới như : tính tự giác, cần cù, sáng tạo, trung thực, vì hạnh phúc của mọi người, lao động có tính tổ chức, kỉ luật, có kĩ thuật và đạt năng suất cao.

Hình thành ở học sinh thái độ khinh ghét, dũng cảm đấu tranh chống những kẻ lười biếng lao động, gian dối, bóc lột, ăn cắp của công.

2.3. Giáo dục thái độ tích cực đối với cộng đồng

Giáo dục thái độ đối với cộng đồng cho học sinh là hình thành ở họ cách sống "mình vì mọi người, mọi người vì mình", giáo dục ý thức và thói quen luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân ; kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với tập thể, quan tâm đến sự phát triển tích cực của tập thể, có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong cuộc sống cộng đồng và hình thành tính tích cực hoạt động xã hội cho HS.

2.4. Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người và bản thân

Thái độ đúng đắn đối với mọi người và bản thân là một nội dung quan trọng của đạo đức. Đó là tình thương tích cực đối với mọi người, xem hạnh phúc của người khác

như hạnh phúc của bản thân; quan tâm, thông cảm, tích cực với mọi người xung quanh, tôn trọng phẩm giá của con người và tỏ thái độ tích cực chống áp bức bóc lột để giải phóng người lao động.

Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người là hình thành cho học sinh quan niệm đúng về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình cảm đối với người thân và những người xung quanh ; biết tôn trọng, bao dung và chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ, người già, người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn .v.v. Thái độ phê phán, không đồng tình với những tư tưởng, hành vi lạc hậu, lỗi thời còn rơi rớt lại làm hạ thấp giá trị con người.

Cùng với việc giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người là giáo dục thái độ đúng đắn đối với bản thân. Cần phải giáo dục cho học sinh ý thức hiểu rõ về mình, biết đánh giá đúng bản thân, có thái độ đúng đắn đối với những tư tưởng, danh dự, tình cảm, động cơ, hành động của mình. Từ đó luôn nghiêm túc xem xét bản thân, đánh giá đúng bản thân và tích cực phát huy những mặt tích cực, cố gắng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân ; hình thành đức tính tự trọng, trung thực, khẳng định bản thân và dũng cảm đấu tranh chống các biểu hiện sai lầm của bản thân và của bạn, của mọi người xung quanh, có khát vọng vươn tới và tình cảm tích cực đối với cái thiện, cái tốt đẹp, tiến bộ.

2.5. Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh

Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh là hình thành cho HS giữ gìn vệ sinh chung, có thái độ đúng đắn đối với tự nhiên. Điều đó thể hiện tình người của con người và góp phần cải tạo cuộc sống của con người.

Năm nội dung giáo dục đạo đức cách mạng trên đây thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cần phải tiến hành giáo dục đầy đủ cho học sinh tiểu học cả năm nội dung này.

3. Những con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

3.1. Dạy học

ở trường tiểu học việc giáo dục đạo đức không chỉ là việc cung cấp cho học sinh những tri thức về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đơn thuần qua việc học môn đạo đức và các môn học khác, mà có thể thông qua các mối quan hệ được thể hiện trong hoạt động dạy và học. Việc giảng dạy các môn học có những khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh do nội dung của môn học, do thái độ giảng dạy của giáo viên, phương pháp giảng dạy và sự giáo dục của giáo viên và thái độ học tập của học sinh. Chẳng hạn, các môn khoa học tự nhiên giúp cho học sinh nhận thức được các quy luật chung của sự phát triển thế giới vật chất, những quy luật về sự biến đổi và phát triển của vật chất hay nguồn gốc sự sống .v.v. Các môn khoa học xã hội giúp học sinh hiểu biết những quy luật về xã hội, có tác dụng trong việc hình thành những khái niệm, quan điểm, niềm tin đạo đức, .v.v

3.2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Ngoài những hoạt động học tập các môn học, học sinh còn có những hoạt động khác như lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao tiếp .v.v. Đó là những hoạt động hoặc để thoả mãn những nhu cầu sống của cá nhân học sinh, hoặc để đáp ứng những nhu cầu của xã hội, của tập thể HS, của nhà trường và gia đình. Đó chính là những hoạt động thực tiễn có tác dụng hình thành cảm xúc và hành vi đạo đức cho học sinh. Nếu hoạt động học tập các môn học là do chương trình và kế hoạch dạy học chi phối, thì những hoạt động thực tiễn là do cuộc sống hằng ngày của học sinh chi phối theo yêu cầu hình thành và phát triển nhân cách. Thông qua hoạt động thực tiễn, học sinh tiếp xúc trực tiếp với thế giới xung quanh và với những cá nhân khác trong các mối quan hệ muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, từ đó hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.

Nếu con đường giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy các môn học có tác dụng chủ yếu là giúp cho HS nhận thức các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức thì con đường hoạt động thực tiễn có tác dụng chủ yếu hình thành kĩ năng, thói quen, rèn luyện ý chí và củng cố niềm tin đạo đức cho học sinh, giúp học sinh biết vận dụng những biểu tượng và kiến thức mà học sinh đã được học trong các môn học vào cuộc sống.

Do đó, cần phải tổ chức hợp lí các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường, ở nhà và ở cộng đồng ; các hoạt động lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và các hoạt động khác nếu được tổ chức có kế hoạch, có chọn lựa và phù hợp về mặt sư phạm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức của học sinh.

Tóm lại : Việc giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt hiệu quả khi sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo cả hai con đường dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp ; bằng nhiều biện pháp phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

Nhiệm vụ của hoạt động 1

Phân tích khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Việc làm 1 : Đọc tài liệu : Mục “Nội dung giáo dục đạo đức ở tiểu học”. Trả lời câu hỏi : “Vì sao cần phải thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ?”.

Việc làm 2 : Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và trả lời câu hỏi : “Thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học như thế nào ?”.

Việc làm 3 : Nêu một hình huống giáo dục đạo đức cho HS tiểu học.

Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về các phương pháp và con đường giáo dục

đạo đức cho HS tiểu học.

Nhiệm vụ 3 : Nêu các câu hỏi chưa giải quyết được.

Đánh giá hoạt động 1

Câu hỏi 1 : Nêu khái niệm và bản chất của đạo đức ?

Câu hỏi 2 : Phân tích bản chất của quá trình giáo dục đạo đức cho HS tiểu học và rút ra các kết luận sư phạm.

Câu hỏi 3 : Trình bày nội dung và các con đường giáo dục đạo đức ở tiểu học.

Câu hỏi 4 : Cho ví dụ minh hoạ về việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho học sinh tiểu học.

Bài tập : Tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức của giáo viên tiểu học.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung giáo dục lao động ở

trường tiểu học ( 45 phút)

Thông tin cho hoạt động 2

1. ý nghĩa của giáo dục lao động cho HS tiểu học

Xuất phát từ vai trò của lao động đối với sự phát triển xã hội và phát triển con người, các nhà triết học và giáo dục học đã đề xướng giáo dục lao động trong nhà trường.

Đặc biệt những người sáng lập chủ nghĩa MácLênin đã khẳng định, giáo dục lao

động là một nội dung quan trọng của sự phát triển nhân cách toàn diện. Do đó, nó trở thành một nội dung giáo dục cơ bản và là một con đường, một nhiệm vụ trung tâm của nền giáo dục toàn diện trong nhà trường Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta, Hồ Chủ Tịch đã rất quan tâm đến việc giáo dục lao động cho thế hệ trẻ : Trong việc giáo dục, phải có môn giáo dục về lao động. (Bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng, ngành Giáo dục ngày 1

6 1957).

Giáo dục lao động (GDLĐ) cho HS tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần tạo nên thái độ và thói quen hoạt động tích cực cho thế hệ trẻ. GDLĐ, nếu được thực hiện tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của các mặt GD khác : GD trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất. Đặc biệt là qua đó có thể hình thành cho HS tiểu học thái độ học tập tích cực, chủ động và sáng tạo.

2. Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục lao động ở trường tiểu học

Mục đích giáo dục lao động trong nhà trường là chuẩn bị cho thế hệ trẻ có những phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động và để phát triển nhân cách toàn diện cho HS.

Giáo dục lao động cho HS tiểu học cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

+ Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ biến, giúp học sinh nắm vững nguyên tắc chung của lao động, những kĩ năng sử dụng các công cụ lao động phổ thông, phổ biến, những hiểu biết ban đầu về kinh tế, bước đầu hình thành tư duy kĩ thuật, sáng tạo và tổ chức lao động tập thể.

Xem tất cả 315 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí