Bảng Tổng Hợp Nhu Cầu Vốn Đầu Tư Giai Đoạn 2011-2020


do Bộ GTVT quản lý khoảng 1.158.265 tỉ, các dự án do Hộ kế hoạch khác (Hà Nội, Tp HCM, Tcty 91...) quản lý khoảng 388.778 tỉ (chỉ tính các công trình chủ yếu).

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Tỉ đồng



T T


Danh mục

Giai đoạn 2011-2020

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020


Tổng số

Phần ngân

sách

Phần Nhà

đầu tư

Tổng số

Phần ngân

sách

Phần Nhà

đầu tư

Tổng số

Phần ngân

sách

Phần Nhà

đầu tư


Tổng số

1.547.043

763.649

783.394

582.964

311.809

271.155

964.078

451.839

512.239


A

Các dự án do Bộ GTVT trực

tiếp quản lý


1.158.265


541.762


616.503


467.616


224.324


243.291


690.649


317.438


373.212

1

Các dự án ODA

118.639

118.639

0

100.501

100.501

0

18.138

18.138

0

2

Các dự án TPCP

91.295

91.295

0

45.000

45.000

0

46.295

46.295

0

3

Các dự án

trong nước

7.336

7.336

0

7.336

7.336

0

0

0

0

4

Các dự án ngoài

ngân sách

291.654

64.756

226.898

200.737

25.871

174.867

90.916

38.885

52.032


5

Các công trình

chủ yếu chưa có nguồn


649.341


259.736


389.605


114.041


45.616


68.424


535.300


214.120


321.180


B

Các dự án của Hộ kế hoạch khác (chỉ tính

các công trình chủ yếu).


388.778


221.887


166.891


115.349


87.485


27.864


273.429


134.402


139.027


1

Các dự án

nguồn NSNN (kể cả ODA)


116.650


116.650


0


73.600


73.600


0


43.050


43.050


0

2

Các dự án ngoài

ngân sách

9.049

5

9.044

7.049

5

7.044

2.000

0

2000


3

Các công trình

chủ yếu chưa có nguồn


263.079


105.232


157.847


34.700


13.880


20.820


228.379


91.352


137.027

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 23

Nguồn : Bộ GTVT


Trong tổng số 1.158.043 tỉ của các dự án do Bộ GTVT trực tiếp quản lý có:

- 118.639 tỉ vốn dành cho các dự án ODA, chủ yếu cho giai đoạn 2011- 2015 khoảng 100.500 tỉ; các dự án trong giai đoạn sau 2015, cho đến nay chưa có điều kiện làm việc với các nhà Tài trợ.

- Các dự án TPCP theo các quyết định 171/QĐ-TTg, 350/QĐ-TTg, 1297/QĐ-TTg, 124/QĐ-TTg, 184/QĐ-TTg có TMĐT 162.423 tỉ, đến hết 2010 đã được bố trí 69.220 tỉ, còn thiếu 91.295 tỉ. Giai đoạn đến 2015, Chính phủ đã cân đối khoảng 45.000 tỉ, như vậy một số dự án phải đình hoãn và khởi động lại sau năm 2015 khoảng 46.295 tỉ.

- Có 30 dự án sử dụng nguồn ngân sách trong nước (kể cả vốn góp cho các dự án có TMĐT 12.636 tỉ, đã giải ngân đến 2010 khoảng 8.275 tỉ, còn lại khoảng 3.588 tỉ cần cân đối từ nguồn NSNN để hoàn thành và khoảng 3.748 tỉ để trả nợ cho các dự án đã được ứng trước kế hoạch, đưa tổng nhu cầu vốn cho các dự án này khoảng 7.336 tỉ.

- Có 25 dự án BOT, BT, PPP đang triển khai có TMĐT 281.866 tỉ (NS góp 66.760 tỉ, Nhà đầu tư 214.000 tỉ), nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 khoảng 200.737 tỉ (NS góp 25.870 tỉ; Nhà đầu tư 174.866 tỉ); giai đoạn 2016-2020 khoảng 90.916 tỉ (NS góp 38.884 tỉ; Nhà đầu tư 52.031 tỉ).

- Ngoài các dự án đã và đang triển khai bằng vốn NSNN, ngoài NS, nhiều dự án khác trong nhóm các dự án chủ yếu cần khoảng 649.341 tỉ, tạm thời cân đối NS tham gia vào các dự án này khoảng 40% như vậy tổng nhu cầu vốn phần NS cho các dự án này khoảng 259.736 tỉ. Trong số này có khoảng 61.000 tỉ để đưa vào cấp hệ thống quốc lộ (3000 Km quốc lộ cần nâng cấp và khoảng 407 cầu yếu cần thay thế chưa có vốn).



TT


Tên dự án


TMĐT

KH giai đoạn 2012-2015


Ghi chú


TỔNG SỐ

456.675

71.158


1

Đường bộ

314.252



2

Đường sắt

113.503



3

Đường thuỷ nội địa

1.690



4

Hàng Hải

1.961



5

Hàng không

21.037



6

Khối khác

4.232



Bảng 4.2. Tổng hợp các dự án chưa được bố trí nguồn vốn để triển khai Giai đoạn 2011-2015 ĐVT : tỷ đồng


Nguồn : Bộ GTVT


4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT Việt Nam những năm tới

4.2.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT

Đánh giá chung về vấn đề này, qua khảo sát ý kiến từ 165 cán bộ quản lý xây dựng và cán bộ nghiên cứu bằng cách cho điểm từ 1 đến 5, trong đó, điểm 5 là mức độ hạn chế lớn nhất, kết quả như sau:


Bảng 4.3. Đánh giá mức độ đạt được trong khâu quy hoạch, kế hoạch



Chỉ tiêu

Tổng

số

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1

Môi trường pháp luật chưa hoàn thiện, chưa quy định

rõ trách nhiệm cá nhân của người phê duyệt dự án

165

3,63

1,29


2

Công tác lập và duyệt quy hoạch hiện nay chưa được thực hiện hoàn chỉnh và đồng bộ ở các cấp, các ngành

và các địa phương


165


3,65


1,13


3

Đội ngũ cán bộ làm quy hoạch, kế hoạch chưa đáp ứng

yêu cầu, chưa theo kịp với những thay đổi khách quan trên thị trường thế giới


165


3,65


1,11

4

Chưa tổ chức thực hiện để làm tốt vai trò quản lý Nhà

nước về kiến trúc, cảnh quan trong các đô thị

165

3,72

1,05

5

Công tác kiểm tra chưa kịp thời để phát hiện và xử lý

kịp thời các vi phạm, sai phạm

165

3,83

1,20

Nguồn: Khảo sát của tác giả


Kết quả trên cho thấy, công tác quy hoạch kế hoạch cũng chỉ đạt ở mức trung bình, từ 3,63 – 3,83 trong tổng số khảo sát của 5 cấp độ khác nhau. Vì thế, hoàn thiện quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT là rất cần thiết.

* Phương hướng hoàn thiện quản lý công tác quy hoạch ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT.

Quy hoạch, phải bảo đảm cụ thể hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của công tác kế hoạch hoá và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quy hoạch, kế hoạch phải được luận chứng đầy đủ, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có tính bắt buộc và phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp


với kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Quy hoạch phải được triển khai triệt để từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể và phải được tiến hành xây dựng cũng như điều chỉnh kịp thời.

Công tác quy hoạch, trong thời gian tới cần tập trung theo các hướng chủ yếu sau đây : Đồng thời với việc các tỉnh tiến hành rà soát quy hoạch tỉnh, các ngành Trung ương theo chức năng triển khai tốt việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội các vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch các ngành, lĩnh vực then chốt. Đồng thời triển khai quy hoạch chi tiết các khu kinh tế có ý nghĩa động lực. Quy hoạch phát triển đô thị gắn với các khu công nghiệp. Quy hoạch các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm y tế chuyên sâu, các tuyến cao tốc gắn với hình thành các hành lang kinh tế. Nhanh chóng đưa các quy hoạch đã được duyệt vào cuộc sống, không để tình trạng quy hoạch "treo" và tình trạng thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền.

Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch. Cụ thể:

- Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật về lập quy hoạch. Tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước đối với toàn bộ công tác quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực mình phụ trách; thông báo kết quả lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch ngành cho các địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án quy hoạch. Trước hết nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch nói chung và quy hoạch ĐTXDCB nói riêng.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch, từng bước xây dựng đội ngũ chuyên trách công tác quy hoạch ngành giao thông vận tải.


Xác định đúng đắn danh mục dự án đầu tư trọng điểm :

Việc xác định đúng đắn danh mục dự án đầu tư có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó là khâu đầu tiên, tác động tới việc thực hiện rất nhiều công việc khác. Quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Ngược lại, quyết định đầu tư không đúng sẽ gây ra lãng phí lớn cho xã hội, chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, cần xác định danh mục dự án đầu tư phải theo định hướng và lĩnh vực đầu tư trọng điểm và đảm bảo những yêu cầu cơ bản được nêu trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đó là :

- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam; khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đầu tư có phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; thiết kế có hợp lý, tiên tiến, mỹ quan, công nghệ theo hương hiện đại không.

Để tránh những rủi ro trong công tác quy hoạch, Nhà nước cần nhanh chóng tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác quy hoạch, khẩn trương xây dựng, phê duyệt quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ quy hoạch. Nhà nước cần tạo điều kiện nâng cao chất lượng quy hoạch như bố trí đủ vốn cho công tác quy hoạch xây dựng, bằng 3-4 lần số vốn hiện nay, đảm bảo đủ chi phí chi trả cho công tác lập quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và phấn đấu từ nay đến 2015 có thể thực hiện được 80%


khối lượng quy hoạch chi tiết trên phạm vi cả nước. Phải có các chế tài đủ mạnh đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư không tuân thủ luật pháp, không thực hiện hoặc thực hiện sai quy hoạch.

* Phương hướng hoàn thiện quản lý công tác kế hoạch ĐTXDCB từ

NSNN trong ngành GTVT.

Kế hoạch Đầu tư XDCB từ NSNN phải được lập và thông báo sớm cho từng dự án trước ngày 01 tháng 01 hàng năm. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi Quốc hội phải thông qua dự toán NSNN trong tháng 10 năm trước, Chính phủ quyết định giao kế hoạch tổng mức vốn và cơ cấu vốn cho từng ngành, địa phương trong tháng 11 năm trước thì Bộ GTVT mới có thể giao kế hoạch vốn cho từng dự án trong tháng 12 năm trước. Để khắc phục tình trạng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được giao chậm. Trong khi chờ Chính phủ giao kế hoạch tổng mức vốn và cơ cấu vốn, Bộ GTVT nên chủ động rà soát và lên kế hoạch dự kiến theo kế hoạch 5 năm được duyệt để khi có quyết định của Chính phủ có thể triển khai thực hiện ngay. Khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm căn cứ vào quyết định đầu tư để bố trí kế hoạch vốn. Chỉ sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án đang thi công dở dang, mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới. Kiên quyết không quyết định đầu tư tràn lan, khi chưa xác định được nguồn vốn để hoàn thành dự án. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, một công trình dù lớn nhưng nếu tập trung đầu tư có thể hoàn thành trong 5 năm, vì vậy, để thúc đẩy tiến độ đầu tư hoàn thành dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, Bộ GTVT nên có chủ trương về việc đảm bảo cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư nhóm A không quá 5 năm, nhóm B không quá 3 năm. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư tràn lan, không bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo qui định sẽ phải chịu mức phạt cụ thể (khiển trách, cảnh cáo, cách chức...). Dự án nào không thực hiện được đúng tiến độ thì Giám đốc Ban quản lý dự án phải chịu các mức phạt cụ thể như phạt tiền, cảnh cáo, cách chức...


Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá định hướng XDGT từ khâu xây dựng qui hoạch, kế hoạch đầu tư cho từng vùng, từng công trình đến việc xây dựng kế hoạch đấu thầu. Trong công tác kế hoạch vốn đầu tư XDGT trên từng vùng các quyết định đầu tư phải dựa trên cơ sở xét chọn dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật do các đơn vị quản lý giao thông, do bộ GTVT hoặc các chủ thể kinh tế khác trên vùng lãnh thổ đề xuất. Trên cơ sở qui hoạch giao thông, các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lý xây dựng các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, cục quản lý chuyên ngành lựa chọn các dự án khả thi và có hiệu quả nhất trong các dự án được xây dựng. trên cơ sở các dự án được chọn để lập kế hoạch đầu tư cho từng vùng và từng thời kỳ kế hoạch. Kế hoạch đầu tư được nhà nước chấp thuận là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đấu thầu và gọi thầu.

Để tạo môi trường vĩ mô cho hoạt động xây dựng, đề nghị nhà nước (trực tiếp là chính phủ) sớm công bố vốn đầu tư mà nhà nước sẽ đầu tư cho GTVT trong thời kỳ kế hoạch, và danh mục công trình trọng điểm cấp nhà nước, trên cơ sở bộ GTVT sẽ quyết định danh mục công trình sẽ thực hiện đầu tư trong kỳ. Đảm bảo vốn có đến đâu bố trí đến đấy theo hướng tập trung dứt điểm. Làm được điều đó sẽ giảm vốn đầu tư dở dang, giảm mắc nợ giữa các chủ thể kinh doanh.

Muốn làm được điều đó, các ban quản lý cùng cần phải sâu sát, xem xét kỹ dự án, kế hoạch yêu cầu đầu tư của các đối tượng có nhu cầu, giao thông, xem xét thứ tự ưu tiên, để tham mưu cho bộ trong việc quyết định kế hoạch đầu tư trên cơ sở nhà nước thông báo vốn. Tiến hành theo trình tự trên đảm bảo để quyết định đầu tư tập trung vào một cấp.

4.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành GTVT

* Thực hiện giải pháp lập, thẩm định và phê duyệt dự án, trong thời gian tới cần thực hiện các nội dung cụ thể sau đây:

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí