Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 16

hành án dân sự. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng cho thấy vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Thứ nhất, các chủ thể xác minh chưa được trao đầy đủ quyền lực để thực hiện việc xác minh, đồng thời, thiếu sự phân công hợp lý về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Pháp luật Việt Nam quy định có ba chủ thể được tiến hành hoạt động xác minh là CHV, TPL là người được THA. Tuy nhiên, cả ba chủ thể này đều không được trao quyền một cách đầy đủ để tiến hành một cách thông suốt và hiệu quả đối với hoạt động xác minh điều kiện THADS.

Đối với CHV, pháp luật THADS quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải THA có trách nhiệm cung cấp thông tin khi CHV yêu cầu, trường hợp không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải THA thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, cơ chế để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ thông tin thiếu hiệu quả nên cơ quan THADS, CHV không xử lý hoặc không xử lý được các sai phạm của các chủ thể này như phân tích của NCS tại mục 3.1.1.1. của luận án. Đây là một trong những lý do chủ yếu khiến hoạt động xác minh điều kiện THADS của CHV thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả của công tác thi hành án dân sự.

Đối với TPL, xác minh điều kiện THADS vừa là một nhiệm vụ độc lập, vừa là một công đoạn của nhiệm vụ tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Toà án theo yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên, so với quy định còn thiếu rò ràng về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải THA khi nhận được yêu cầu của CHV thì trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân này nếu không cung cấp thông tin cho TPL còn không được quy định. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung cấp thông tin và phải trả lời bằng văn bản có nêu rò lý do nhưng không quy định nếu vi phạm quy định về từ chối cung cấp thông tin hoặc không cung cấp thông tin thì phải chịu trách nhiệm gì.

Đối với người được THA, pháp luật THADS cũng quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải

THA có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được THA hoặc người đại diện theo uỷ quyền của người được THA có yêu cầu, nếu từ chối thì phải có văn bản trả lời và nêu rò lý do nhưng cũng không quy định về cơ chế xử lý nếu các chủ thể này vi phạm quy định. Vì vậy, trên thực tế, người được THA không thực hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành, kết quả xác minh phụ thuộc hoàn toàn vào CHV được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành án.

Đồng thời, pháp luật THADS hiện hành giao cho CHV nghĩa vụ xác minh cho mọi loại quyết định thi hành án và người được THA có quyền xác minh là chưa đảm bảo tính hợp lý trong bối cảnh quá tải công việc của CHV ở một số cơ quan THADS và bản chất của hoạt động xác minh cũng như tính chất “tư” của loại quyết định theo yêu cầu thi hành án.

Theo số liệu của Tổng cục THADS thì, năm 2016, tổng số việc phải THA là

821.216 việc, số việc đã thi hành xong là 530.428 việc [12]; năm 2017, tổng số việc phải THA là 869.430 việc, số việc đã thi hành xong là 549.415 việc [13]; năm 2018, tổng số việc phải THA là 914.083 việc, số việc đã thi hành xong là 571.708 việc [14]; năm 2019, tổng số việc phải THA là 959.508 việc, số việc đã thi hành xong là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

579.256 việc [15]. Như vậy, bình quân mỗi năm lượng việc mà các cơ quan THA phải đảm nhiệm tăng trung bình hàng năm từ 5% đến 10%. Số lượng các vụ việc tăng như vậy, nhưng số biên chế tăng cho các cơ quan THA hàng năm không đáng kể dẫn đến tình trạng quá tải công việc của CHV và cán bộ THA. Sự quá tải này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả và chất lượng việc xác minh điều kiện THA của CHV cơ quan THADS.

Để tổ chức THA, CHV phải tiến hành nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật như phải xuống tận nơi có tài sản hoặc tận nhà của đương sự để xác minh, đôn đốc, giáo dục, thuyết phục họ THA…, hơn nữa các đương sự không phải ai cũng ở gần trụ sở cơ quan THA nên mất rất nhiều thời gian, đặc biệt các tỉnh miền núi. Thực tiễn cho thấy, nếu một CHV phải tổ chức thi hành khoảng 20 vụ việc trong một tháng, thì CHV chỉ có đủ thời gian để đôn đốc, xác minh mỗi ngày một vụ việc, hết một lượt 20 vụ việc này là cũng vừa hết tháng, lại quay lại xác minh, đôn đốc lượt mới, vì vậy không còn thời gian để thực hiện những công việc khác như hòa giải, kê biên tài sản, tổ chức cưỡng chế THA… vốn là những việc phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, phối hợp và tổ chức thực hiện. Theo Báo cáo kết quả

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 16

công tác THADS thì số lượng CHV năm 2016 là 3.699 CHV [12]; năm 2017 là 3.867 CHV [13]; năm 2018 là 4.112 CHV [14]; năm 2019 là 4.138 CHV [15].

Nếu tính số lượng việc trên số lượng CHV chúng ta sẽ thấy tình trạng quá tải công việc của CHV. Ví dụ, trong năm 2019, trung bình 01 CHV phải tổ chức thi hành: 232 việc (tổng số việc phải THA là 959.508 việc/tổng số CHV 4.138), trong khi đó, 01 CHV chỉ tổ chức thi hành xong được trung bình từ 140 - 150 việc (số việc đã thi hành xong 579.256 việc/tổng số CHV 4.138).

Về bản chất, xác minh điều kiện thi hành án là quá trình thu thập thông tin về điều kiện thi hành án của người phải THA thông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nắm giữ thông tin, ít tác động trực tiếp đến người phải THA nên có thể trao quyền chủ động cho các chủ thể khác thực hiện mà không nhất thiết phải là CHV - chủ thể được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định. Đồng thời, xét dưới góc độ “tư quyền” trong quan hệ thi hành án theo yêu cầu thì người được THA là chủ thể phù hợp để giao nhiệm vụ xác minh điều kiện thi hành án.

Thứ hai, quy định về trách nhiệm kê khai thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án còn mang tính hình thức.

Pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam quy định người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Về bản chất, để cưỡng chế người phải THA thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm thì phải có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, chế tài xử lý đối với trách nhiệm kê khai này chỉ là xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm quy định này. Bên cạnh đó, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này còn nhiều rắc rối, phức tạp do thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về Cục trưởng Cục THADS, trong khi người tổ chức thực hiện việc thi hành án thường là các chấp hành viên của các Chi cục THADS. Ngoài ra, pháp luật cũng không có chế tài cụ thể về việc chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không kê khai của người phải THA. Đây là các nguyên nhân khiến cho các cơ quan thi hành án dân sự hầu như chưa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không kê khai thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Từ đó, dẫn đến thực trạng là người phải THA thích thì kê khai, nếu không kê khai thì cũng không phải chịu bất kỳ biện pháp chế tài nào.

Thứ ba, các quy định về trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về tài sản của người phải thi hành án trong việc cung cấp thông tin còn chưa hợp lý.

Để xác định được cụ thể tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về tài sản của người phải THA. Luật THADS đã có những điều riêng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hữu quan trong hoạt động THADS như quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm... (từ Điều 173 đến Điều 180 Luật THADS). Tại khoản 7 Điều 44 Luật THADS cũng quy định “Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc khó áp dụng và thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, hình thức chế tài mà Luật THADS quy định chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính và mức xử phạt chỉ ở mức rất thấp (từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu của CHV về việc cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng), không có tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Đây chính là lý do khiến cơ quan có thẩm quyền khó xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức tín dụng, các cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về tài sản của người phải thi hành án. Từ đó, dẫn đến thái độ thờ ơ, không cung cấp hoặc không cung cấp kịp thời hoặc hành vi tiếp tay cho đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản như ví dụ NCS đã phân tích trong mục

3.1.2.3. của luận án.

Thứ tư, thiếu vắng các quy định để đảm bảo cho hoạt động xác minh hiện trạng tài sản của chấp hành viên.

Xác minh hiện trạng tài sản là một trong những cơ sở cho việc tổ chức cưỡng chế thi hành án. Thực tế, nhiều trường hợp chấp hành viên không thể tiến hành xác minh hiện trạng tài sản do gặp phải sự chống đối của người phải thi hành án. Mặc dù, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã có có quy định về

trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khoá, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều luật này mới chỉ dừng lại ở quy định quyền cho chấp hành viên mà chưa có quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hỗ trợ chấp hành viên khi kiểm tra hiện trạng tài sản, đồng thời, quy định về các khoản chi phí chi trả cho hoạt động cưỡng chế để kiểm tra hiện trạng cũng chưa được quy định cụ thể dẫn đến thực tế là chấp hành viên chưa thể áp dụng quy định này trên thực tế.

Thứ năm, pháp luật chưa có quy định cụ thể về uỷ thác tư pháp trong xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan thì hoạt động thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ luôn tồn tại và ngày càng phát triển. Đồng thời, với các quy định thông thoáng về quyền sở hữu tài sản, bao gồm cả bất động sản ở nhiều quốc gia trên thế giới thì khả năng người ở quốc gia này có tài sản ở quốc gia khác cũng là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, như NCS phân tích ở mục 3.1.3.4. của luận án, pháp luật thi hành án dân sự chỉ dừng lại ở các quy định về uỷ thác tư pháp đối với việc thông báo các giấy tờ, tài liệu về thi hành án mà chưa có quy định về vấn đề uỷ thác tư pháp trong xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án. Đây là một trong những lý do khiến cho hoạt động thi hành án có yếu tố nước ngoài chưa phát huy được hiệu quả của nó, trong khi nhiều trường hợp phát hiện người phải THA có tài sản ở nước ngoài nhưng chưa có cơ chế truy tìm và xử lý.

Thứ sáu, pháp luật chưa xác định rò trách nhiệm pháp lý của cơ quan THADS nơi nhận uỷ quyền xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Uỷ quyền xác minh là một quy định phục vụ cho mục đích tăng cường hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức thi hành án. Theo đó, người phải thi hành án có thể có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác với nơi đặt trụ sở của cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành. Với quy định về xác minh điều kiện thi hành án thì chấp hành viên đang tổ chức thi hành vụ việc có nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Tuy nhiên, việc chấp hành

viên ở địa phương này đến địa phương khác để xác minh điều kiện thi hành án sẽ làm tăng chi phí thực hiện xác minh điều kiện thi hành án dân sự, chưa kể đến những phức tạp nảy sinh từ các thủ tục hành chính để cung cấp thông tin do chưa thiết lập được mối quan hệ trong công việc một cách thường xuyên với các cơ quan nắm giữ thông tin về điều kiện thi hành án của người phải THA tại địa phương. Do vậy, việc uỷ quyền xác minh là cần thiết trong bối cảnh cơ chế quản lý tài sản ở nước ta còn manh mún, thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau và ở các địa phương khác nhau trong phạm vi cấp tỉnh, thậm chí là cấp huyện (đối với tài sản là quyền sử dụng đất do cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận).

Pháp luật THADS đã quy định cụ thể về vấn đề uỷ quyền xác minh, tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của cơ quan THADS nơi nhận uỷ quyền xác minh nên vẫn còn tình trạng cơ quan THADS chậm thực hiện xác minh hoặc xác minh không đúng, không chính xác về điều kiện thi hành án của người phải THA.

Thứ bảy, sự thiếu hợp lý trong quy định về thời hạn xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Trong pháp luật THADS, thời hạn xác minh điều kiện thi hành án dân sự của chấp hành viên được thể hiện ở hai góc độ là thời hạn xác minh khi chấp hành viên được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định và thời hạn xác minh đối với trường hợp người phải THA chưa có điều kiện thi hành án. Các quy định hiện hành về thời hạn xác minh điều kiện thi hành án dân sự vẫn còn những điểm thiếu hợp lý như sau:

Một là, việc quy định thời điểm bắt đầu thời hạn là sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án sẽ tạo nên khó khăn, trở ngại cho chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Cụ thể như trường hợp người được THA yêu cầu CHV áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án là phong toả tài khoản ngay trong thời gian tự nguyện thi hành án thì quy định xác minh sau khi hết thời gian tự nguyện sẽ là rào cản để CHV thực hiện các biện pháp bảo đảm này. Bởi lẽ, đối với biện pháp phong toả tài khoản CHV sẽ chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định cụ thể số tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Để xác định cụ thể số tiền này trong tài khoản, CHV phải thực hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự (trừ trường hợp người được thi hành án cung cấp được kết quả xác minh về số tiền trong tài khoản của người phải thi hành án). Trong khi đó, pháp luật không có quy định ngoại

lệ cho phép chấp hành viên được xác minh trong thời gian tự nguyện đối với trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm này. Bên cạnh đó, trên thực tế, để tiết kiệm thời gian đi lại, CHV thường sẽ kết hợp việc xác minh cùng với hoạt động thông báo quyết định thi hành án cho người phải THA. Tuy nhiên, quy định về thời điểm bắt đầu thời hạn xác minh là sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án sẽ khiến CHV không tận dụng được lợi thế của sự kết hợp nhiều công việc cùng lúc.

Hai là, việc quy định giới hạn thời hạn xác minh của CHV chỉ trong 10 ngày là một thời hạn không hợp lý so với thời gian vật chất mà CHV có cũng như lượng việc mà CHV được giao trong một năm như NCS phân tích ở mục 3.1.5. của luận án. Sự không hợp lý này hoặc dẫn đến tình trạng vi phạm về thời hạn xác minh tại các cơ quan thi hành án dân sự hoặc dẫn đến hành vi đối phó, gian dối của CHV như ghi ngày xác minh phù hợp với quy định thay vì ghi ngày xác minh mà CHV thực hiện thực tế. Cả hai hệ quả này đều sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của CHV với tư cách là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án.

Ba là, quy định CHV chỉ phải xác minh khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải THA đối với mọi loại việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành án được thống kê để theo dòi riêng là không hợp lý. Cụ thể, đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu, việc dừng xác minh của CHV là phù hợp vì bên cạnh cơ quan THA có trách nhiệm thi hành vụ việc, còn có người được THA luôn theo dòi sát sao quá trình tổ chức THA. Nếu người phải THA “rơi” vào hoàn cảnh chưa có điều kiện THA thì người được THA sẽ có trách nhiệm theo dòi sự thay đổi về điều kiện THA của người phải THA và cung cấp thông tin cho CHV khi có sự thay đổi. Còn đối với trường hợp chủ động ra quyết định THA thì không có ai cung cấp thông tin mới về điều kiện THA của người phải THA ngoại trừ CHV. Do đó, để biết được người phải THA có hay không có thông tin mới về điều kiện THA, buộc CHV phải tiến hành xác minh. Việc dừng xác minh của CHV sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước.

Thứ tám, tính độc lập của chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án nói chung và xác minh điều kiện thi hành án nói riêng còn chưa được bảo đảm.

Do sự bất cập về mô hình tổ chức của cơ quan THADS nên chưa tạo được vị thế cho các CHV, tiếng nói của cơ quan THA cũng như các CHV chưa được các cơ quan, tổ chức ở địa phương coi trọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn

đến sự bất cập về mô hình tổ chức của các cơ quan THADS là hiện nay vẫn không có sự nhận thức thống nhất về tính chất của hoạt động THA. Rất nhiều công trình khoa học, nhiều cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về THADS vẫn còn đang tranh luận xem hoạt động THA, nhất là THADS mang tính chất hành chính hay là tư pháp, tố tụng tư pháp hay là hành chính - tư pháp... Vì vậy, dẫn đến hậu quả là đến nay địa vị pháp lý của các cơ quan THADS nói chung và địa vị pháp lý của CHV nói riêng chưa được pháp luật quy định rò, tính độc lập trong khi tổ chức THA của CHV không được bảo đảm. Nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành, do một số cơ quan, chính quyền các cấp vì lợi ích cục bộ địa phương đã cản trở hoặc có sự can thiệp từ phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, gây ra tình trạng trì trệ trong THA, thậm chí còn có sự can thiệp từ chính Ban chỉ đạo THA, người có nhiệm vụ phối hợp, chỉ đạo các lực lượng cưỡng chế THA. Chẳng hạn như trên các trang báo điện tử đã đăng tải rất nhiều bài viết phản ánh về tình trạng can thiệp của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền vào hoạt động tổ chức THA.

Trong bài viết “Án đã tuyên, bí thư huyện can thiệp” của tác giả Duy Nhân đã phản ánh như sau:

Ngày 29/5/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu tuyên bà Oanh có nghĩa vụ trả lại di sản thừa kế là ngôi nhà gắn liền với mảnh đất rộng 168,1 m2 tại ấp Nội Ô, thị trấn Phước Long cho ông Minh. Do ngôi nhà có một căn chính và 2 căn phụ, giáp 2 mặt tiền nên ông Minh tự nguyện chia cho bà Oanh nguyên căn nhà phụ thứ 2 và một phần căn nhà phụ thứ nhất để ở và nuôi con.

Kể từ khi bản án có hiệu lực thi hành, cơ quan THA huyện Phước Long cho bà Oanh thời hạn 6 tháng để di dời, đồng thời ông Minh và những người con cũng đồng ý hỗ trợ toàn bộ chi phí di dời, sửa chữa nhà cho bà Oanh. Thế nhưng, hơn 1 năm trôi qua, bà Oanh vẫn không THA, trong khi ông Minh và các con phải thuê nhà ở tạm.

Ngày 22/7/2014, ông Tăng Quốc Hùng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bạc Liêu, có công văn đề nghị Chi cục THADS huyện Phước Long động viên, thuyết phục bà Oanh tự nguyện THA, chậm nhất là đến ngày 15/8/2014. Công văn này cũng nêu rò nếu bà Oanh không chấp hành thì phải cưỡng chế THA. Tuy nhiên, quá thời hạn trên, bà Oanh vẫn không hợp tác và Chi cục THADS huyện Phước Long vẫn không có động thái gì.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022