Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

********* O0O ********


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài SV thực hiện Nguyễn Ngọc Tâm Lớp Anh 19 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


SV thực hiện : Nguyễn Ngọc Tâm Lớp : Anh 19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Khóa : K42 E

GV hướng dẫn : THS. Phạm Thị Hồng Yến

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam - 1


HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 6

I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 6

1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp 6

2. Mô hình kim cương của Micheal Porter 9

II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 13

1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 13

2. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ( Global Value Chain) 16

III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 19

1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ 19

2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 22

3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 24

IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 26

1.Kinh nghiệm của Trung Quốc 27

2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 29

3. Kinh nghiệm của Bangladesh 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 31

I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 31

1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam 31

2. Dệt may vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế thấp 34

3. Tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành dệt may 44

II.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 46

1.Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 46

2. Thực trạng một số ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể 55

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI 64

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 64

1. Ngành dệt may 64

1.1. Dự báo phát triển: 64

1.2.Quan điểm phát triển: 65

1.3. Mục tiêu: 68

2. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may 68

2.1. Dự báo phát triển: 68

2.2. Quan điểm phát triển: 71

2.3.Mục tiêu: 73

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI. 75

1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước: 75

2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ dệt may. 84

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 97

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành dệt may có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng như trong quá trình công nghiệp hoá của nhiều quốc gia trên thế giới, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và không ngừng phát triển theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Quá trình lịch sử phát triển của những nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới trước đây cũng như hiện nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may. Ở Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng bình quân cao trên 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 5,834 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 20,5% so với năm 2005 và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn bị đánh giá là ngành có hiệu quả kinh tế chưa cao, sản xuất gia công là chủ yếu - chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó ngành nhập khẩu 80-90% nguyên phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do sự non kém của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước.

Theo các nhà phân tích, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là “thượng nguồn” trong quá trình sản xuất, là đầu vào của ngành công nghiệp dệt may, một khi ngành công nghiệp phụ trợ này yếu kém, về lâu dài nó sẽ kéo theo sự suy yếu của ngành công nghiệp dệt may vì không đảm bảo được cái gốc của sự phát triển bền vững. Muốn duy trì và nâng cao sức phát triển lâu bền và hiệu quả kinh tế cao đối với ngành công nghiệp dệt may, yêu cầu tất yếu đặt ra hiện nay là phải xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ dệt may vững mạnh. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá ngành dệt may, tạo ra khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, tạo đà phát triển đột phá cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề nan giải bởi vì ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cuả Việt Nam cùng có chung một “số phận” với các ngành

công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp khác. Ngành hiện đang trong quá trình thai nghén do đó đang yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, tìm lời giải nào cho bài toán công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ dệt may nói riêng, để ngành dệt may Việt Nam được chắp thêm đôi cánh, bay cao bay xa trong khu vực và trên thế giới - là nỗi trăn trở của nhiều nhà quản lý, nhà kinh tế.

Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Em muốn đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nước nhà trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là:

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng của ngành dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam.

- Đưa ra các giải pháp pháp triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam đối với các chủ thể nhất định: Nhà nước; các doanh nghiệp hoạt động trong kĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may; các ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể: ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên phụ kiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam từ năm 2000 đến nay (2007), bao gồm các ngành: ngành sản xuất máy móc trang thiết bị dệt may; ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên phụ kiện. Ngoài ra, khoá luận cũng đề cập tới các ngành hỗ trợ và có liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như ngành cơ khí, ngành hoá dầu, ngành thép.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận này sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp khảo sát tại một số doanh nghiệp cụ thể, và một số phương pháp khác.

5. Bố cục của khoá luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm có 3 chương sau:

Chương I: Tổng quan phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam.

Chương II: Thực trạng về ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong thời gian qua

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong thời gian tới.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Yến, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa và cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành tốt luận văn của mình.

CHƯƠNG I‌‌

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM.


I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp

Công nghiệp là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hoá vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động sản xuất tiếp theo.

Từ điển điện tử Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Công nghiệp là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn, được sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.”

Một định nghĩa khác của từ điển Wikipedia về công nghiệp là “hoạt động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm tạo ra (có thể là phi vật thể) trở thành hàng hoá”

Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đến một qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, chẳng hạn: công nghiệp chế tạo ô tô, công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang…

Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội. Sau Cách mạng công nghiệp, một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo - vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp và càng ngày ngành công nghiệp càng chứng tỏ được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng.

Công nghiệp thường được phân ra thành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong đó công nghiệp nặng là ngành cần đầu tư nhiều tư bản, trái với công nghiệp nhẹ là ngành sử dụng nhiều lao động và một số lượng vừa phải nguyên vật liệu đã được chế biến để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Các quốc gia, tuỳ theo điều kiện trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau của mình, có sự lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cụ thể khác nhau như phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp điện tử vv…

Các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp

Trong cuốn Giáo trình kinh tế phát triển1, các tác giả đã đưa ra năm điều kiện để phát triển một ngành công nghiệp:

a. Điều kiện về tự nhiên gồm đất đai, khí hậu, khoáng sản

b.Điều kiện về cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin liên lạc... Cơ sở hạ tầng phải có tính qui mô, đồng bộ, và tính phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của các ngành công nghiệp.

c. Điều kiện về lao động, bao gồm số lượng lao động và chất lượng lao động đi kèm với mức độ phát triển công nghệ.

d.Điều kiện về chính sách mậu dịch nội địa và ngoại thương. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến việc khuyến khích hay kìm hãm một ngành công nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc theo từng điều kiện lịch sử và yêu cầu của mỗi quốc gia.

e. Điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm các chính sách về thuế, tỷ giá hối đoái…và các chính sách khác của nhà nước nhằm khuyến khích hay hạn chế một ngành công nghiệp cụ thể.

Còn trong cuốn Kinh tế phát triển (1994), GS. Tôn Tích Thạch cho rằng việc phát triển một ngành công nghiệp cụ thể phụ thuộc vào bốn yếu tố:


1 Tiến sỹ Đinh Phi Hồ chủ biên, NXB Thống kê (2006)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí