Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 10

70

dạy với thời lượng và dung lượng khá phù hợp, chiếm tỷ lệ thỏa đáng. Những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp c ủa dân tộc, phẩm chất nhân cách, chuẩn mực đạo đức, lối sống..., thông qua nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo, tác động sâu sắc và tạo cơ sở hình thành những phẩm chất tốt đẹp của nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, những nhân lực chất lượ ng cao, những chuyên gia, trí thức giỏi, những lao động có tay nghề cao không những có “chuyên” mà còn có cả “hồng”, không chỉ biết làm giàu chính đáng cho gia đình, bản thân mà còn cho xã hội, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Họ thực sự xứng đáng là “đầu tàu”, “nòng cốt” trong nguồn nhân lực đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cầu cũng phù hợp với những đánh giá

trên. Có hơn 80% số thầy, cô giáo ở các trường đại học được hỏi cho rằ ng, bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt là ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay [phụ lục, 3, 7, 11, 15]. Trong điều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn rất nhiều khó khăn, lại với sự tác động mạnh mẽ từ nhiều yếu tố, nhất là từ mặt trái kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, phẩm chất nhân cách, đạo đức như vậy là đáng ghi nhận, hứa hẹn sự phát triển tốt trong tương lai.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng giáo dục - đào tạo đã có nhiều cố gắng,

góp phần quan trọng vào việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cả về phẩm chất, năng lực, thể lực và trí lực. Các trường đại học luôn chú trọng rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe của sinh viên. Những hình thức dạy học chính thức, ngoại khóa về thể chất, thể lực được đưa vào và áp dụng rộng rãi trong nhà trường, góp phần trực tiếp nâng cao thể lực, sức khỏe cho người học, gia tăng tuổi thọ người lao động, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu lao động khẩn trương trong điều kiện kinh tế thị trường.

Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm phát triển g iáo dục - đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất.

Việc phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của nguồn nh ân

71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

lực chất lượng cao; hồng và chuyên, đức và tài luôn gắn bó với nhau trong mục tiêu, yêu cầu giáo dục - đào tạo. Trong xác định mục tiêu đào tạo bậc đại học và đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, vấn đề nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị đều được đặt ra một cách rõ ràng, làm cơ sở cho việc triển khai nội dung, chương trình đào tạo. Điểm b của Mục tiêu chung trong Luật Giáo dục đại học 2013 ghi rõ: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khnăng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp , thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.

Cơ sở giáo dục đại học n gày càng phát triển đã đáp ứng được yêu cầu

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 10

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến nay, hệ thống c ơ sở giáo dục đại học gồm: trường cao đẳng; đại học, học viện; đại học vùng, đại học quốc gia - gọi chung là đại học; viện nghiên cứu khoa học được phé p đào tạo trình độ tiến sĩ. Giáo dục đại học được tổ chức theo các loại hình: đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư; đại học tư thục thuộc sở hữu của tchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư , xây dựng cơ sở vật chất ; đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm (đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài , đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước). Số trường đại học, cao đẳng từ 191 (năm 2001 - 2002) lên 414 (năm 2010 - 2011) [4, tr.260].

Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhìn chung đáp ứng được yêu cầu về phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất cho người học; cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Giáo dục - đào tạo góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cả về phẩm chất, năng lực, thể lực và trí lực . Điều đó đã được thực hiện trực tiếp thông qua môi trường giáo dục và đội ngũ giảng viên, những điều kiện, lực lượng trực tiếp tác động, truyền thụ tri thức cho sinh viên, học

72

viên. Thông qua nhiều hình thức giáo dục như: các phong trào chính trị, xã hội của nhà tờng, của xã hội, các hoạt động của Đoàn Thanh niên và các tổ chức trong nhà trường; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của xã hội và của nhà trường; các tấm gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực, những tấm gương thầy cô dạy tốt, có đạo đ ức, lối sống gương mẫu, tinh thần tận tụy với sinh viên để bồi dưỡng, phát triển phẩm chất, năng lực, thể lực và trí lực, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển sau khi tốt nghiệp.

Đội ngũ giảng viên thể lực, thể dục thể thao ở các trường đại học được biên chế khá đầy đủ, được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu rèn luyện thể lực, nâng cao thchất, tăng cường sức khỏe của sinh viên. Vấn đề dạy chữ - dạy người được kết hợp khá chặt chẽ, đem lại hiệu quả tích cực, tạo nên những công dân tốt, lao động tốt cho xã hội. Trang thiết bị, điều kiện cho giáo dục thể chất bước đầu được tăng cường. Những điều đó đã góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, thể chất cho người học theo mục tiêu yêu cầu giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc tự rèn luyện thể chất, thể lực được đa số sinh viên các trường đại học chú trọng và rèn luyện tương đối thường xuyên, khá nề nếp. Có không ít sinh viên say mê rèn luyện thể chất, thể lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta đã phát triển khá toàn diện, thể lực được cải thiện và nâng cao. Chỉ số phát triển con người, thể chất nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta có nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người (HDI) nước ta ngày càng tăng, từ mức 0,683 năm 2000 lên 0,733 vào năm 2008, xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm trung bình cao. Trong 10 năm (2001 - 2011), chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng 11,8% [90, tr.5]. Chỉ tiêu về tình trạng sức khỏe của con người, trạng thái thoái mái về thể chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, cải thiện. Các chỉ tiêu phản ánh về sức khỏe là thể lực (chiều cao, cân nặng), bệnh tật, tuổi thọ có sự phát triển, đều tăng. Đến nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã hơn 72 tuổi. Những lao động, cán bộ quản lý, lãnh đạo giỏi, những chuyên gia, quản trị kinh doanh giỏi, cán bộ

73

khoa học công nghệ về cơ bản đều có sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều người đã 70, 80 tuổi vẫn còn cống hiến trí tuệ cho chuyên môn, cho khoa học và xã hội, tạo nên những tấm gương tốt không chỉ về sự cống hiến mà còn về rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích.

Những số liệu và chỉ số nêu trên về sự phát triển con người do nhiều yếu tố tạo nên, nhưng giáo dục - đào tạo có vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định. Điều đó đã trực tiếp mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nhờ huy động được sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai, sự tập trung trí tuệ cao trong công việc của những nhân lực chất lượng cao; đồng thời giúp cho họ có điều kiện phấn đấu, cống hiến và phát triển tốt trong thực tiễn.

Thứ ba, giáo dục - đào tạo đã giúp cho người học bước đầu có được

phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

Chương trình, nội dung và phương pháp đã thực hiện tương đối hợp lý,

chú ý đến việc bồi dưỡng, rèn luyện cho người học phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng là vấn đề đặc biệt quan trọng trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phương pháp làm việc khoa học thực chất là “kỹ năng thực hành nghề nghiệp”, khả năng thành thạo công việc của người học đã được xác định trong luật. Các trường đại học đã chú trọng bồi dưỡng phương pháp làm việc cụ thể, phù hợp với quá trình học tập và trưởng thành của người học. Các phương pháp cụ thể, từ dắt tay chỉ việc, làm được một việc cụ thể, đến làm việc được những công việc chung trong tập thể, cộng đồng, đến việc có thể đề ra được, hoạch định được những dự án lớn, những vấn đ ề chiến lược, sách lược và quản lý, đều được bồi dưỡng, rèn luyện cho người học với các hình thức đa dạng, như thông qua thực tập, thực hành, hướng dẫn ôn thi, kiểm tra, xemina, nghiên cứu khoa học, dã ngoại, đặc biệt là thực tập ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị, theo yêu cầu của từng đối tượng đào tạo. Phương pháp làm

74

việc được hình thành, phát triển cùng với sự hình thành, phát triển của phương pháp tư duy, sự tích lũy tri thức, kinh nghiệm của người học.

Đảng và Nhà nước, cũng như Bộ Giá o dục và đào tạo luôn quan tâm và

đặc biệt coi trọng bồi dưỡng người học phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế . Vì thế, việc định hướng nghề nghiệp cho người học; việc tạo việc làm là một trong những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 xác định mục tiêu quan trọng hàng đầu là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa lao động xã hội, bảo đảm việc làm có đ ủ thu nhập để người lao động nuôi sống được bản thân và gia đình họ. Chính phủ có chương trình quốc gia về việc làm, có quỹ quốc gia về việc làm. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lao động, việc làm đã tạo cơ sở cho các trường đại học quán t riệt, triển khai trong xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo .

Đội ngũ ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất về thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng, nâng cao hương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Đa số giảng viên đại học thường xuyên sâu sát với người học, nắm khá chắc yêu cầu thực tiễn sản xuầt, việc làm ở trong nước và quốc tế, cũng như đòi hỏi của chuyên ngành, thực hiện khá tốt việc bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp làm việc cụ thể theo chuyên ngành đào tạo cho sinh viên. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng ngày càng được cải thiện và được trang bị phương tiện hiện đại. Việc giảng dạy ngoại ngđược chú trọng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện ở các trường đại học nhìn chung đáp ứng được yêu cầu thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng của người học, làm cơ sở cho họ rèn luy ện phương pháp làm việc của mình và có thể thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

75

Bản thân sinh viên có nhiều cố gắng trong rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường. Trước sự phát triển của tình hình, đa số sinh viên ngày càng ý thức rõ hơn việc rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và tính thích ứng với môi trường, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện. Hiện nay, phương pháp làm việc khoa học và khả năng tính thích ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta cơ bản đáp ứng yêu cầu, thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Việc các trí thức, các nhà khoa học, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực ngày càng hợp tác sâu rộng với các nướ c trong khu vực và quốc tế, được bạn bè đánh giá khá cao, đã cho thấy khả năng thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế của nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta mà giáo dục - đào tạo đã mang lại. Có phương pháp làm việc thì người học s au khi ra trường xin việc làm dễ hơn. Nhiều sinh viên ra trường đã xin được việc làm trên các lĩnh vực và các thành phần kinh tế, tuy có việc làm không phù hợp với chuyên ngành đào tạo, nhưng với những kiến thức và phương pháp làm việc được trang bị trong nhà trường, đã giúp họ dần thích ứng được với môi trường làm việc.

* Nguyên nhân của thành tựu:

Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm đến giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác giáo dục và đào tạo toàn diện là hết sức quan trọng để hình thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” cho cách mạng. Người đặc biệt coi trọng bồi dưỡng cho thế hệ sau: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [114, tr.498]; “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [111, tr.375]. Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm. Đây là nguyên nhân quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học. Nguyên nhân này thể hiện ở những vấn đề: tư duy, quan điểm; phương châm,

76

nguyên tắc; chủ trương, chính sách, cơ chế, điều kiện, tài chính…cho giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã thực sự là sự nghiệp của toàn dân, của cả xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và (Bổ sung, phát triển năm 2011), Luật Giáo dục năm 1998 và sửa đổi bổ sung năm 2009, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Luật Giáo dục Đại học năm 2013, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), cũng như nhiều nghị quyết của Đảng, chương trình, kế hoạch của Chính phủ đều chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, xác định mục tiêu, yêu cầu, phương hướng và giải pháp thực hiện.

Đảng ta luôn xác định : phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ trí thức, nhân lực chất lượng cao v ững mạnh là “trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị” [41, tr.91]; đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đ ầu tư cho phát triển bền vững. Chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các cơ quan khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với trí thức; giữa trí thức với Đảng, Nhà nước. Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước” [43, tr.49]. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có từ 50-55% số giáo viên đại học được hỏi đánh giá là tốt, thậm chí lên tới gần 70% như ở số các thầy cô được hỏi trong các trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội và Đại học An ninh nhân dân; hơn 20% đánh giá ở mức

77

bình thường. Tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi tương ứng là: hơn 40% và hơn 30% [phụ lục, 5, 12, 20].

Từ năm 1989 đến nay, kinh phí Nhà nước cấp riêng cho giáo dục đã tăng gấp 6 lần. Năm 1998, kinh phí nhà nước cấp cho ngành giáo dục là 11.000 tỷ đồng thì năm 2007, con số này đã là 67.000 tỷ đồng, chưa kể tiền vay của nước ngoài và đóng góp của dân. Năm 2005, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chiếm 8,3% GDP, đã vượt cả đầu tư của Mỹ cho giáo dục là 7,2% GDP. Kinh phí đóng góp của dân trong tổng kinh phí giáo dục hiện nay là 50/50, cao nhất thế giới, nhiều nước phần đóng góp của dân mới chỉ chiếm 20% tổng kinh phí giáo dục [123, tr.199]. Ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng: từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chi ngân sách năm 2010 [122, tr.21]; cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đã được cải tiến theo hướng tập trung nhiều cho các lĩnh vực ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn rất nhiều khó khăn, thì những số liệu nêu trên, đặc biệt về kinh phí đầu tư cho giáo dục - đào tạo, tuy chưa phải là nhiều, nhưng đã cho thấy sự quan tâm lớn, sự nỗ lực cao của Đảng và Nhà nước ta, của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, có tố chất và phẩm chất tốt đẹp.

Truyền thống hiếu học là một động lực quan trọng của sự phát triển giáo dục. Người Việt Nam từ xưa đến nay rất hiếu học, tru yền thống hiếu học được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nhiều gia đình dù còn thiếu thốn, nghèo đói nhưng vẫn quyết tâm cho con em mình học tập để “bằng chúng, bằng bạn”, nhà nhà thi nhau học tập, người người đua nhau học tập. Ở nước ta từ xưa, việc trọng dụng nhân tài đã rất được chú trọng, ông cha ta luôn coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “phi trí bất hưng”, nguyên khí mạnh thì quốc gia hưng thịnh, nguyên khí yếu thì quốc gia suy vong. Điều đó đã được lưu truyền trong các dòng chữ khắc trên tấm bia có từ năm 1442 tại Văn Miếu, Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022