Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Về Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Du Lịch Của Tỉnh Điện Biên


nhiều hạn chế, số hướng dẫn viên du lịch sử dụng các ngoại ngữ hiếm như tiếng Anh, Trung, Hàn Quốc, Thái Lan v.v.. còn rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Không giống với các ngành khác, đặc thù của ngành du lịch là tính liên ngành và tính xã hội cao. Lao động ngành này, cần được đào tạo không chỉ về chuyên môn du lịch mà còn phải hiểu biết nhiều chuyên môn khác như: văn hoá, ngoại ngữ, kinh tế. Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là dạy cho họ kỹ năng nghề mà còn rèn lối sống, trang bị các kiến thức văn hoá cần thiết. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch chưa hợp lý, thiếu lao động có năng lực quản trị khách sạn, nhà hàng, lữ hành.

Năm là, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã được đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển của ngành, du lịch Điện Biên đã có nhiều hình thức quảng bá được dư luận hoan nghênh song hiệu quả không như mong muốn. Các hình thức còn mang tính quảng bá hình ảnh, chưa có được mô hình gắn kết giữa Điện Biên với các doanh nghiệp, giữa khách trong nước và ngoài nước. Chưa có các biện pháp để các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ở Điện Biên quan tâm đến hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các điểm du lịch khác vẫn còn thấp. Phần lớn những thông tin về du lịch trên trực tuyến và các ấn phẩm đều ít nói đến các địa danh khác ngoài Chiến trường Điện Biên Phủ.

Sáu là, việc quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn còn chồng chéo, việc quản lý các cơ sở du lịch nhỏ còn chưa chặt chẽ, đầy đủ. Trong nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch, Điện Biên cũng đã xây dựng được nhiều sản phẩm mới nhưng quy mô, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng; các sản phẩm đã có lại chưa được đầu tư xứng đáng nên chất lượng chưa cao. Sản phẩm du lịch, chương trình tour tuyến còn đơn điệu, kém hấp dẫn, đây là một trong những thách thức lớn đối với du lịch Điện Biên.

Tám là, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng nhìn


chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao. Công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn để kéo dài, việc tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn phức tạp. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các doanh nghiệp còn những khó khăn nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không mở văn phòng, không có địa chỉ cụ thể nên không nắm được số lượng doanh nghiệp thực hoạt động là bao nhiêu. Việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh, ăn uống, lưu trú tuy được đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống với mức giá cao, gây ra những hậu quả không hay cho ngành du lịch của tỉnh

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn

Những hạn chế có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Điện Biên, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học – công nghệ còn hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

- Một số cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mực đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong tỉnh còn tư tưởng trông


Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 14

chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa quan tâm, tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

- Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở tỉnh.

- Tỉnh cũng đã xác định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch dài hạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, quy hoạch trên vẫn còn bộc lộ nhưng nhược điểm nhất định. Nhìn từ phía QLNN thì khuyết điểm lớn nhất là du lịch Điện Biên về cơ bản vẫn mang nặng tính thụ động, chờ khách đến, chưa chủ động vươn ra thị trường, gắn bó với thị trường. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh có mặt thiếu chặt chẽ.

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thay đổi quá nhanh do sát nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định nên không đảm báo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của địa phương cũng như trong việc ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối kết hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thực sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch còn nhiều bất cập. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên.


Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài còn chậm. Việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

- Cơ chế quản lý có liên quan đến khách du lịch của các bộ, ngành có những điểm chưa thống nhất, còn mang tính chất riêng biệt của ngành. Doanh nghiệp không tự giác chấp hành quy định của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh. Phần lớn tư tưởng kinh doanh mang tính chộp giật vì lợi ích cục bộ trước mắt; thiếu tính chuyên nghiệp và tầm nhìn lâu dài.

- Việc quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch còn hạn chế chưa đúng mức để phát huy hết những thế mạnh tiềm năng phát triển của tỉnh. Sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn. Công tác tạo sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư phát triển.

- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, phối kết hợp quản lý cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa toàn diện, chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên

4.1.1 Quan điểm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên

Nghị quyết số 03/NQ - TU, ngày 23/5/2017 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ rõ quan điểm phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dựa trên 3 trụ cột chính, đó là du lịch lịch sử, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, gắn phát triển du lịch với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ðồng thời, tạo buớc đột phá cả về phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch nhưng vẫn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa lịch sử… Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, đơn vị làm du lịch của tỉnh tập trung đưa ngành “công nghiệp không khói” này từng bước phát triển.

Hiện nay, giá trị lịch sử của quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ và nét văn hóa đặc trưng của 19 dân tộc anh em của tỉnh đang được khai thác, từng bước phát huy hiệu quả phục vụ phát triển du lịch. Trong đó, điểm nhấn đặc biệt chính là Lễ hội Hoa Ban được tổ chức vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Lễ hội xây dựng giá trị di sản truyền thống quý báu của 19 dân tộc anh em trong tỉnh thành bức tranh văn hóa rực rỡ sắc màu để giới thiệu, quảng bá đến người dân và du khách trong, ngoài nước. Các sản phẩm du lịch trong mùa lễ hội cũng luôn được thay đổi theo từng năm nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa các dân tộc Ðiện Biên.

Cùng với Lễ hội Hoa Ban, nhiều lễ hội như: Lễ hội Thành bản Phủ, Ðua thuyền đuôi én Mường Lay… hay Sự kiện Hoa anh đào - Pá Khoang được tổ chức cũng là hướng phát triển để thu hút du khách đến với Ðiện Biên.


Ngoài ra, nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã và đang được làm mới theo xu hướng phát triển chung của ngành dịch vụ du lịch. Có thể kể đến các bản văn hóa trên địa bàn huyện Ðiện Biên và TP. Ðiện Biên Phủ, như: Bản Mển, Him Lam 2, Noong Chứn, Phiêng Lơi... đổi mới trong chế biến, trình bày ẩm thực, phong cách phục vụ, tiếp đón du khách. Khu homestay, khu chợ phiên vùng cao cũng đang được đầu tư xây dựng góp phần làm phong phú thêm sản phẩm tại các điểm du lịch, là điểm đến thu hút du khách sau khi đã tham quan các di tích trên địa bàn.

Việc liên kết phát triển du lịch với 8 tỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộng bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Các địa phương đã liên kết chặt chẽ, toàn diện trên các mặt và từng bước hình thành chuỗi sản phẩm du lịch. Một số sản phẩm du lịch đã trở thành “thương hiệu” của tỉnh và khu vực, tạo sợi dây liên kết bền vững giữa các địa phương, thu hút không nhỏ lượng du khách trong và ngoài nước. Nhờ có hướng đi đúng, du lịch Ðiện Biên đã có những bước phát triển vượt bậc. Lượng du khách đến Ðiện Biên trong năm 2018 tăng 25% so với năm 2017, trong 6 tháng đầu năm ước đạt 490 nghìn lượt khách, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2018; tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 643,7 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

4.1.2. Định hướng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên

Bám sát tinh thần Nghị quyết số 03/NQ - TU, Chương trình phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh tiếp tục định hướng đi cụ thể cho ngành Du lịch.

- Các cấp, ngành, đơn vị tập trung xây dựng Khu du lịch Ðiện Biên Phủ

- Pá Khoang đạt tiêu chí trở thành khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, trở thành điểm nhấn quan trọng của du lịch vùng Tây Bắc vào năm 2025.


- Đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với cụm, khu, điểm du lịch; đầu tư xây dựng các bản văn hóa du lịch có chất lượng cao phục vụ nhu cầu của khách du lịch; quy hoạch và mở rộng diện tích trồng, chăm sóc, bảo vệ cây hoa ban tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các tuyến phố, tuyến đường…

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài, nhất là đối với sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch có chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ chuyên ngành du lịch; hình thành đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch người địa phương; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng…

- Huy động và lồng ghép các nguồn lực đầu tư để thực hiện trùng tu, tôn tạo, trọng tâm là phục dựng nguyên trạng di tích gốc và phát huy giá trị một số điểm di tích lịch sử Ðiện Biên Phủ, trọng điểm là Khu Sở Chỉ huy chiến dịch tại Mường Phăng, Trung tâm tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ, Ðồi A1, Trung tâm đề kháng Him Lam...

- Thực hiện đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ các khu, điểm du lịch. Một nội dung quan trọng khác là phối hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng, phấn đấu đưa Cảng Hàng không Ðiện Biên Phủ thành Cảng hàng không quốc tế, mở các đường bay mới trong nước và quốc tế để khai thác thị trường khách du lịch trọng điểm tại các tỉnh, thành phố trong nước và các tỉnh Bắc Lào, Bắc Thái Lan.

- Cụ thể hóa các mục tiêu để xây dựng Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang đáp ứng các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, và là điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao, trên cơ sở khai thác các giá trị của Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ nhằm tạo nên sự khác biệt, đặc trưng về sản phẩm du lịch góp phần tạo dựng thương hiệu của khu du lịch; đồng thời chú trọng khai thác các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số và các giá trị sinh thái khu vực Tây Bắc góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.


- Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển Khu du lịch Quốc gia; chú trọng liên kết với các khu du lịch khác để tạo tuyến du lịch liên hoàn, đa dạng các sản phẩm du lịch.

- Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác thế mạnh đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các dân tộc để phát triển khu du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp.

- Huy động các nguồn lực gắn với chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn để phát triển Khu du lịch Quốc gia một cách bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội và hợp tác đầu tư tại Khu du lịch quốc gia.

Hiện nay khách du lịch đến với Điện Biên vẫn chủ yếu là du khách nội địa chiếm khoảng 80% tổng số khách đến với điện Biên hàng năm. Thực hiện kế hoạch hành động số 3786/KH-UBND năm 2018 của UBND Điện Biên về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh định hướng trong những năm tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển du khách không chỉ thị trường trong nước mà còn thị trường quốc tế, đặc biệt ưu tiên một số thị trường tiềm năng từ các nước Tây Âu, các quốc gia Đông Bắc Á, các nước trong khối Asian và một số thị trường khác như Úc, Mỹ và Canada, đồng thời tỉnh cũng tiếp tục khuyến khích mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế khác.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí