Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 2


DANH MỤC VIẾT TẮT


BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTL

Hội đồng thanh lý

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

TCTD

Tổ chức tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh phát triển nhanh của nền kinh tế đất nước, lĩnh vực tài chính- ngân hàng ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là điều kiện tiên quyết để giữ ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tín dụng vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, do có tính hệ thống cao của hoạt động ngân hàng, nên khi xảy ra rủi ro, đổ vỡ của một tổ chức tín dụng có thể sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đổ vỡ cả một hệ thống và gây sụp đổ cho nền kinh tế. Do đó, việc đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của nền kinh tế cũng như của hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh ngày nay càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn.

Trước thực tế đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Thực tế đã cho thấy khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời và hoạt động hiệu quả thì số lượng các tổ chức tín dụng bị phá sản giảm đi rõ rệt. Bảo hiểm tiền gửi đã ngăn chặn sự đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính. Thông qua hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã kịp thời phát hiện những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát rủi ro của các tổ chức tín dụng đồng thời tính phí và thu phí BHTG để hình thành nguồn quỹ BHTG có sẵn giúp thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền và xử lý đổ vỡ ngân hàng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của nước ta hiện nay, số lượng các tổ chức tín dụng ngày một tăng nhanh, hoạt động với nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú và hiện đại thì hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đang bộc lộ một số hạn


chế và gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc như: chính sách phí bảo hiểm tiền gửi chưa linh hoạt; cơ chế trao đổi, tiếp nhận thông tin của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chưa thuận tiện; sự liên kết giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các cơ quan giám sát tài chính – ngân hàng khác còn lỏng lẻo,… Do đó, việc tăng cường hoàn thiện hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Chi nhánh Bảo hiểm tiền tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, với mong muốn đưa ra được những giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu dưới hình thức của các luận văn thạc sĩ về hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong đó có thể kể đến như:

Bùi Đức Hạnh năm (2007), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”. Đây là luận văn nghiên cứu tổng quan về hoạt động giám sát và kiểm tra của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tuy nhiên tác giải chưa nghiên cứu sâu về hoạt động giám sát quỹ tín dụng nhân dân của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi nhánh Hà Nội;

Lê Thị Thu Thủy (2008), “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia. Đây là cuốn sách tổng quan về pháp luật bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam;

Bùi Thu Hương (2010), “Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụbảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời kì hội nhập”, luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng. Luận văn đề cập đến một số nội dung về hoạt động nghiệp vụ BHTG tại Việt


Nam, thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ BHTG tại Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay;

Phạm Thị Hân (2012),“Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, Trường Kinh tế quốc dân. Tác giả đã đi sâu hơn vào nghiên cứu hoạt động giám sát từ xa của Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chi nhánh Hà Nội, tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu hoạt động giám sát từ xa đối với Quỹ tín dụng nhân dân của Chi nhánh;

Nguyễn Thị Hòa (năm 2017), Thanh tra, Giám sát trên cơ sở rủi ro – Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất, Tạp chí Ngân hàng,- Số 4/2017 ,Tr. 48 – 54. Đây là một bài nghiên cứu khoa học được viết trên Tạp chí Ngân hàng. Bài viết đã thể hiện thực trạng trước sự phát triển ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, gắn liền với mở cửa hội nhập tài chính khu vực và thế giới, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng cần phải được nâng cao một bước về năng lực, hiệu quả nhằm xác định các rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống, cảnh báo sớm, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) kịp thời phát hiện và xử lý rủi ro, phát triển an toàn, bền vững. Điều này đòi hỏi tăng cường khuôn khổ pháp lý; xây dựng và thực hiện phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra, giám sát tuân thủ; tạo lập một cơ chế quản lý, thanh tra, giám sát đồng bộ phù hợp với hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu và quy mô theo thông lệ quốc tế.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, luận văn đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát này.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận về hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.


+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2019.

+ Đề xuất các phương hướng, giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động giám sát các quỹ tín dụng nhân dân của Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội đến năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động giám sát các quỹ tín dụng nhân dân do Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội quản lý.

+ Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động giám sát các quỹ tín dụng nhân dân do Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội quản lý.

+ Về thời gian: Những thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2016-2019; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn tiếp cận nguồn dữ liệu thông qua thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, báo cáo, thông tin của các phòng tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài bao gồm: các bài báo, bài nghiên cứu, báo cáo thường niên,… được đăng tải trên các báo, tạp chí, thông tin từ các website, thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức có uy tín.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp để nghiên cứu nguồn dữ liệu thứ cấp đã thu thập được.


6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi

Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Hoàn thiện chất lượng hoạt động giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI

1.1 Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi

1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm tiền gửi

Lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bất kỳ quốc gia nào, do đó để ổn định kinh tế - xã hội trong tình huống xảy ra đổ vỡ ngân hàng, tại mỗi quốc gia luôn có một tổ chức đứng ra bảo vệ người gửi tiền. Trong quá khứ, tại các nước phát triển, mặc dù chưa có một hệ thống BHTG nhưng Chính phủ tại quốc gia đó cũng đã sử dụng công cụ “bảo hiểm ngầm” - dù không công khai cam kết việc bảo vệ tiền gửi của người dân nhưng trong tình huống có bất kỳ một ngân hàng nào đổ vỡ thì Chính phủ sẽ đứng ra chi trả cho.

Tuy nhiên, chính sách “bảo hiểm ngầm” này đã không đem lại đủ lòng tin cho người dân đối với hệ thống tài chính ngân hàng, vì vậy BHTG ra đời và chuyển từ “bảo hiểm ngầm” sang công cụ bảo vệ tiền gửi công khai. Hoạt động BHTG công khai được thực hiện lần đầu tiên tại New York (Hoa Kỳ) vào năm 1892 với tên gọi “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng”, nhằm giải quyết sự đổ vỡ mang tính chất định kỳ của các ngân hàng Hoa Kỳ giai đoạn thế kỷ XIX. Sau thời gian hoạt động thử nghiệm hiệu quả đến năm 1933, Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức thành lập Tổng công ty bảo hiểm tiền liên bang Mỹ và mô hình này đã được nhiều quốc gia tham khảo và vận dụng. Đến nay, hệ thống BHTG đã được thành lập tại hơn 100 quốc gia.

Luật BHTG Việt Nam quy định: “Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”.

1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi

Bản chất của bảo hiểm tiền gửi là bảo hiểm rủi ro về tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi đối với quốc gia được thể hiện


trên nhiều góc độ xuất phát từ bản chất của hoạt động tài chính luôn gắn liền yếu tố niềm tin, mang tính nhạy cảm và có tính lan truyền cao thì vai trò nổi bật của bảo hiểm tiền gửi là có tác dụng thúc đẩy sự kết hợp hài hòa giữa nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Với ý nghĩa đó, bảo hiểm tiền gửi có các vai trò sau:

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại thông qua công tác chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi.

Thứ hai, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh trong hoạt động các tổ chức tín dụng và ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ: kiểm tra, giám sát, xử lý đổ vỡ,…

1.1.3 Các hoạt động nghiệp vụ chính của tổ chưc Bảo hiểm tiền gửi

Tùy vào mục đích và mô hình tổ chức ở mỗi quốc gia mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi có những nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung các tổ chức bảo hiểm tiền gửi đều thực hiện một số nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ; Nghiệp vụ giám sát từ xa; Nghiệp vụ chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi; Nghiệp vụ theo dõi và quản lý thu phí BHTG; Nghiệp vụ tham gia kiểm soát đặc biệt; Nghiệp vụ đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; Nghiệp vụ thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHTG. Ngoài các nghiệp vụ chính, tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới công tác quản trị, điều hành để vận hành bộ máy tổ chức của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022