kinh tế - xã hội nông thôn.Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp hoá, đô thị hoá có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một tiến trình thống nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nó cũng tạo ta sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn và làm thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình CNH, ĐTH tất yếu dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Điều đó đã tạo ra nhiều tác động tích cực đến việc làm của họ.
Tạo cơ hội để tăng thêm việc làm cho người lao động, việc thu hồi đất hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ tạo ra nhu cầu về việc làm tăng, nhiều ngành nghề mới ra đời tạo khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nói riêng và cho lao động xã hội nói chung. Mặt khác, đô thị xuất hiến, các nhà máy phát triển cũng làm cho "cầu'‟ về nguyên vật liệu, “cầu” về nông sản phẩm (lương thực thực phẩm) tăng. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi quanh các đô thị và khu công nghiệp phải xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện mở rộng, phát triển chính bản thân ngành nông nghiệp, tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp. Đô thị phát triển, công nghiệp phát triển cung cấp tư liệu sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ, hỗ trợ vốn,... cho nông nghiệp, cho người lao động, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung trên quy mô lớn, thu hút nhiều lao động.
Việc thu hồi đất phục vụ quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá làm kinh tế ở các đô thị mới tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Do đó, quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị cũng tạo cơ hội để tăng việc làm. Quá trình đó vừa làm tăng tổng việc làm vừa làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngược lại, việc chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế làm tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người. Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị một mặt sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại đây, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lượng lao động nông nhàn góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Theo tính toán
của các chuyên gia của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thì 1 ha đất khi chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ có thể tạo việc làm cho từ 50 - 100 lao động. Chỉ riêng 4 TP lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng trong năm 2004 đã GQVL cho khoảng 363.000 lao động. Ngoài số lao động làm việc chính thức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, còn phải kể đến một lực lượng lớn lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, thương mại, xây dựng cơ bản và các khu vục phi chính thức khác phục vụ cho phát triển các đô thị và khu công nghiệp.
Thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Các khu công nghiệp phát triển đã trực tiếp tác động đến kỹ năng của người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm bớt sự cách biệt giữa lao động thành thị và lao động nông thôn. Ngoài ra, nó còn là động lực kính thích sự thay đổi tác phong làm việc của họ. Những người nông dân quen với công việc nhà nông khi tiếp xúc với điều kiện và yêu cầu làm việc mới đã phải thay đổi tác phong làm việc với tính kỷ luật và nhanh nhẹn hơn trước đây được đào tạo hoặc tự đào tạo nâng cao trình độ để có thể thích nghi trong điều kiện sản xuất mới. Tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và do đó tới cơ cấu lao động. Việc thu hồi đất hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị mới tạo ra quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chính vì vậy nó cũng làm cho tỷ trọng về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng biến đổi theo hướng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng còn lao động trong ngành nông nghiệp giảm. Việc hình thành các khu công nghiệp và đô thị mới góp phần nâng cao trình độ cho người lao động, thúc đẩy thị trường sức lao động phát triển. Điều đó tạo ra cơ hội chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp. Họ có thể chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực kinh tế khác. Đây cũng là vấn đề có tính quy luật nó sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Do đó, những người trước đây sống dựa vào nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nay bị mất nguồn thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sút, họ phải chuẩn bị nghề nghiệp và tham gia vào lực lượng lao động phi nông nghiệp nên làm tăng cung lao động ở thị trường này. Thực tế ở nước ta, lao động nông nghiệp giảm từ 62,6% năm 2000 và
xuống 56,8% năm 2005 trong khi lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,10% lên 17,9% và lao động dịch vụ tăng từ 24,30% năm 2000 lên 25,3% năm 2005. Thu hồi đất để hình thành các khu công nghiệp và đô thị sẽ thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp, với các hoạt động rất đưa dạng tại các vùng trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn ven các TP, thị xã hình thành thị trường lao động khá sôi động, đòi hỏi người lao động phải có sự thích ứng kịp thời.
- Việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các khu công nghiệp, khu đô thi được hình thành từ đó cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thiện hơn, góp phần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho địa phương, làm cải thiện điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đồng thời, việc thu hồi đất sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần) phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong công cuộc CNH-HĐH.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth Ở
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Tiêu Biểu Trong Nước Về Đảm Bảo Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth
- Những Khoảng Trống Về Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth
- Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 8
- Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Hđh
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Việc thu hồi đất tuy làm cho người dân mất đất, nhưng bù lại người dân được một số tiền đền bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm, chi tiêu…. Đồng thời có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
2.1.2.2 .Tác động tiêu cực từ các khu công nghiệp, khu đô thị đối với người lao động bị thu hồi đất
- Đất đai canh tác nông nghiệp bị thu hẹp tạo ra sức ép việc làm đối với người lao động. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2000-2004, số diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là gần 157.000 ha, trong đó xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất gần 22.000ha, xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ gần 35.000 ha, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị gần 100.000 ha. Trong tổng số diện tích các khu công nghiệp cả nước, diện tích các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 62,5% và bằng 73,2% tổng diện tích các khu công nghiệp của cả 3 vùng kinh tế trọng điểm (không kể diện tích khu công nghiệp Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi 10.300 ha, khu kinh tế mở Chu Lai 4000 ha). Theo một khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1 ,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi
ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 1 3 lao động mất việc làm trong nông nghiệp, thì với 157.000 ha đất đã được chuyển đổi trong giai đoạn 2000-2004 có tới 20,41 vạn lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong số đó hiện na,y nhiều người hiện vẫn chưa có việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp toàn phần. Diện tích đất bị thu hồi phần lớn tập trung vào đất nông nghiệp, đất khu đông dân cư và vào một số xã, nhất là ở ven các đô thị lớn (khoảng 70-80%), có xã thậm chí phải thu hồi 100% diện tích đất sản xuất. Vì vậy, gây ra tình trạng khó khăn về việc làm của người lao động tại khu vực này. Quá trình thu hồi đất làm cho một bộ phận lớn dân cư sống dựa vào nông nghiệp bị mất tư liệu sản xuất chủ yếu, do đó tạo ra sức ép về việc làm đối với người lao động.
Những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị, họ bị mất phần lớn ruộng đất canh tác. Với số tiền được Nhà nước đền bù hoặc tiền bán đất cho các cư dân mới, họ dùng để tạo nghề mới, tìm việc làm mới và nhiều vấn đề khác cũng thay đổi. Số liệu điều tra trực tiếp về việc làm của 11402 hộ thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương cho thấy ở nơi nào thu hồi đất càng nhiều thì tỷ lệ người lao động thiếu việc làm và thất nghiệp càng gia tăng, số người đủ việc làm giảm sút. Trước lúc bàn giao đất, 74,150/0 lao động có việc làm; sau khi thu hồi đất số người đủ việc làm chỉ còn lại 49,62% so với tổng số người lao động. Đặc biệt như huyện Chí Linh số người đủ việc làm trước khi thu hồi đất 74,94% nhưng sau khi thu hồi đất số người đủ việc làm chỉ còn lại 2 1 ,93%số người thiếu việc làm và chưa có việc làm gia tăng một cách mạnh mẽ, trước lúc thu hồi đất tỷ lệ người lao động nông nghiệp thiếu việc làm là 15,84%, tỷ lệ người cha có việc làm 10,01 % nhng sau khi thu hồi đất tỷ lệ người thiếu việc làm lên tới 35,80% gấp hơn 2 lần so với trước lúc thu hồi đất; tỷ lệ người chưa có việc làm: 14,58% gấp 1,5 lần so với trước khi thu hồi đất.
Theo Nghị quyết số 57/2006/QH ngày 29/6/2006 của Quốc Hội về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước thì chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được phê duyệt là 645.200 ha. Nếu tính trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị
thất nghiệp và mỗi ha đất bị thu hồi làm mất việc của 13 lao động thì số nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc thu hồi đất nông nghiệp từ năm 2006-2010 không dưới 8 triệu người [4; tr4]. Những năm qua Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên GQVL cho nông dân vùng dự án, nhng mỗi năm chỉ giải quyết được khoảng 55.000 người, là "muối bỏ biển" trong tổng số lao động mất việc.
Thu hồi đất nông nghiệp làm nguy cơ thất nghiệp của nhóm người lao động ở độ tuổi: 16-18 chiếm 80,03%; từ 19 -25 chiếm 16,25% trong khi các nhóm tuổi khác có tỷ lệ thấp hơn như nhóm tuổi 26 - 35 và nhóm tuổi > 35 là rất lớn, ở hầu hết các địa ph- ương, số lượng lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (35%). Trong sản xuất nông nghiệp, đây là lực lượng có kinh nghiệm, song khi bị thu hồi đất thì đây là bộ phận có nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất vì tuổi cao nên khả năng được tuyển vào các doanh nghiệp rất ít vả khó thích nghi với những công việc mới. Trong khi đó, ở độ tuổi này, số lao động chưa qua đào tạo rất nhiều và việc tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề đối với họ cũng không dễ dàng như đối với lao động trẻ. Số lao động này thực tế rất khó để tìm được việc làm mới. Hơn nữa, nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vợt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách phổ biến ở người lao động thuộc các vùng bị thu hồi đất. Hiệu quả sử dụng tiền đền bù rất thấp, rất ít hộ dùng tiền để tham gia vào các lớp học nghề.
Theo trình độ học vấn: Cơ cấu việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo trình độ học vấn đã có sự thay đổi đáng kể. Đối với lao động có trình độ học vấn thấp xu hướng chung là tỷ lệ lao động chưa có việc làm (thất nghiệp) tăng lên. Đây là vấn đề xã hội bức xúc và khó khăn tại các thị trường lao động, do trình độ học vấn thấp, không đủ điều kiện để tham gia vào đào tạo chuyển đổi nghề, thiếu ý tưởng kinh doanh, không tham gia được vào thị trường xuất khẩu lao động… Trong khi đó, đa số lao động có trình độ học vấn thấp lại rơi vào những hộ có thu nhập thấp, thuộc các hộ thuần nông và điều kiện kinh tế khó khăn. Do đó, để giúp các đối tượng lao động này vươn lên đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, cần chú trọng đến vấn đề hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn dưới các hình thức khác nhau khi thu hồi đất nông nghiệp.
- Do không có việc làm ở nông thôn sau khi bị thu hồi đất, dòng người đi vào Thành phố kiếm việc làm ngày một tăng gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực tiềm ẩn sự bất ổn trong xã hội. Khi tiến hành quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại thì nó sẽ kéo theo quá trình đô thị hoá, khi đó người lao động đang sinh, sống và làm việc ở khu vực nông thôn sẽ tìm cách di chuyển vào khu vực thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập cũng như tiếp cận với đời sống hiện đại. Điều này, nó sẽ trở thành sức ép rất lớn đối với khu vực thành thị tình trạng quá tái về dịch vụ nhà ở, giao thông, y tế, giáo dục, cũng n hư những bất ổn về kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn những tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc... Do lao động trẻ, khoẻ đi tìm việc ở các đô thị, nhiều vùng nông thôn chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em nên nhiều nơi đất đai bị bỏ hoang, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Nguyên nhân chủ yếu là trong cơ chế chính sách hỗ trợ hiện có, việc bồi thường, hỗ trợ đều dưới hình thức chi trả trực tiếp tiền cho người dân bị thu hồi đất, dẫn đến tình trạng người dân dùng tiền đế mua sắm chứ ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề. Theo điều tra của Đại học Kinh tế Quốc dân, người dân sử dụng tiền được đền bù như sau: 57,5% để xây nhà,8,72% để mua đồ dùng, 1,27% đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp, cho học nghề 2,55%, gửi tiết kiệm 18,2%. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian gần đây TP. Hà Nội đang tập trung vào việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để ổn định lâu dài đời sống của họ. Bên cạnh đó, dòng di chuyển quá lớn của lao động từ nông thôn ra thành phố trong khi số lượng việc làm tại các khu vực đô thị không thể tăng nhanh để có thể thu hút hết sự tăng lên của dân số trong độ tuổi lao động và do di dân cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm với tỷ lệ khá cao. Do đó, để giải quyết được tận gốc vấn đề này cần thông qua giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động tại khu vực ngoại thành bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp.
2.1.3. Việc làm, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất
* Khái niệm việc làm
Việc làm là một loại hoạt động kinh tế - xã hội. Hoạt động đó không chỉ đơn
thuần là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó còn bao gồm cả những yếu tố xã hội. Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển, thì phải tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với tư liệu sản xuất, trong môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra.
Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu
(C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và chi phí sức lao động (V). Quan hệ tỷ lệ biểu hiện sự kết hợp giữa (C) và (V) phải phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất hiện có. Khi trình độ kỹ thuật, công nghệ thay đổi, thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo. Khi nền kinh tế được phát triển theo định hướng phát triển hiện đại, thì quan hệ lao động và tư liệu sản xuất được chuyển dịch theo hướng công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều sức lao động sang công nghệ chất lượng cao và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Chẳng hạn trong điều kiện kỹ thuật thủ công, một đơn vị chi phí ban đầu về tư liệu sản xuất có thể kết hợp với nhiều đơn vị sức lao động, còn trong điều kiện tự động hoá, sản xuất theo dây truyền hiện đại thì chi phí về vốn thiết bị công nghệ rất cao nhưng chỉ đòi hỏi sức lao động tỷ lệ rất thấp. Do đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương án phù hợp để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong điều kiện của tiến bộ khao học kỹ thuật và sự áp dụng các thành tựu của khao học công nghệ vào sản xuất mạnh mẽ như hiện nay, quan hệ tỷ lệ giữa (C) và (V) thường xuyên biến đổi theo các dạng khác nhau.
- Sự phù hợp giữa chi phí ban đầu vào sức lao động có nghĩa là mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Nếu chỉ xét trên phương diện chỉ sử dụng hết thời gian lao động khi có việc làm thì việc làm đó là việc đầy đủ; còn trong trường hợp sự phù hợp của mối quan hệ này cho phép sử dụng triệt để tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất và sức lao động ta có khái niệm việc làm hợp lý.
- Sự không phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động sẽ dẫn đến thiếu nguồn nhân lực hoặc thừa nguồn nhân lực, tức là thiếu việc làm và thất nghiệp.
Theo Điều 13 của Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 có nêu: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm”. Theo đó, mọi hoạt động được coi là việc làm, cần thoả mãn hai điều kiện sau:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Hai là, hoạt dộng đó không bị pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình dông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm trong mọi thành phần kinh tế.
Hai tiêu thức trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là có việc làm.
Ta có thể tham khảo khái niệm việc làm do Tổ chức lao động quốc tế của liên hợp quốc (ILO) đưa ra như sau: “ Việc làm là những hoạt động được trả công bằng tiền và hiện vật”.
Từ các quan niệm trên, có thể hiểu “việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ… để sử dụng sức lao động đó”. Dựa vào khái niệm này, ta có thể giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm.
Ngược với việc làm là tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp. Thiếu việc làm (còn gọi là bán thất nghiệp), là tình trạng trong xã hội có những người làm việc ít mức mà mình mong muốn. Nó được biểu hiện dưới hai dạng: hoặc là người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng, hoặc làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống cần thiết, nên muốn làm thêm việc để có thu nhập.
- Thất nghiệp là tình trạng của những người có khả năng lao động bị mất việc làm hoặc muốn đi làm nhưng không tìm được việc làm. Đây là hiện tượng bị tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất.