Có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đất thu hút lao động tại chỗ vào làm việc.
Đưa lao động đi làm việc ở các địa phương khác (tỉnh khác, kể cả phân bố lại lao động trong nội bộ các địa bàn của tỉnh Nghệ An) và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hai là, nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật của người lao động
Mở rộng quy mô và các loại hình đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường sức lao động,
Thực hiện đa dạng hóa chủ thể và phương thức đào tạo theo quan điểm xã hội hóa giáo dục và đào tạo để sớm có nguồn nhân lực cung ứng trên thị trường.
Ba là, phát triển thi trường sức lao động cả về mở rộng quy mô thị trường và hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường này, lấy đó làm căn cứ quan trọng để điều chỉnh cơ cấu, trình độ đạo tạo, giải quyết việc làm cho xã hội nói chung, người có đất bị thu hồi nói riêng.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
Trên cơ sở lý luận cơ bản đã được phân tích ở chương 2 và thực trạng ở chương 2 để các quan điểm và phương hướng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH gắn với nhứng thế mạnh của tỉnh, trong thời gian tới ( từ nay đến năm 2020) cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
4.3.1. Nhà nước tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế, chính sách để bảo đảm cuộc sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Quá Trình Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth Ở
- Dự Báo Tình Hình Thu Hồi Đất Và Nhu Cầu Giải Quyết Việc Làm, Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Ở Tỉnh Nghệ An Trong
- Nhu Cầu Quyết Việc Làm, Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Ở Tỉnh Nghệ An
- Nhà Nước Và Chính Quyền Địa Phương Cần Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quy Hoạch Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm
- Cần Đặc Biệt Chú Ý Hỗ Trợ Tự Tạo Việc Làm, Tự Khắc Phục Các Điều Kiện Để Thỏa Mãn Các Mặt Của Đời Sống Và Sinh Kế Của Người Lao Động
- Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 25
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
* Chính sách việc làm:
Vấn đề việc làm là vấn đề cơ bản và lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Điều này lại càng trở nên quan trọng đối với người có đất bị thu hồi, nhất là đối với người nông dân. Bởi vậy, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách để mọi cấp có liên quan giải quyết vấn đề này.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách về việc làm cho người dân nói chung, trong đó có người bị thu hồi đất; chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
Khoản 4 điều 45 của Luật đất đai năm 2003 quy định: “Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi” đã ghi: “Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho họ tiếp tục tục sản xuất thì được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trị việc làm mới”. Điều này nghĩa là việc chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm mới là do người dân tự lo, Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ.
Hiện nay, chính sách đối với người có đất bị thu hồi mới chỉ chú ý đến đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Nếu chính sách chỉ dừng ở việc hỗ trợ tiền thì chưa đủ. Bởi vì không phải bất cứ người nông dân nào có đất bị thu hồi, nhờ vào tiền hỗ trợ cũng có thể học được nghề mới, tìm được chỗ làm việc mới. Do trình độ văn hóa thấp, lại thiếu thông tin về thị trường lao động và nhiều lý do khác nhau, nên nhiều người ít có cơ hội tìm được nghề mới. Do đó, mặc dù nhận được tiền hỗ trợ để chuyển đổi công việc, nhưng số người chuyển được nghề, tìm được việc làm mới lại không nhiều.
Mặc dù chính quyền tỉnh Nghệ An có quy định chủ dự án sử dụng đất thu hồi phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng lao động địa phương, nhưng do không có cơ chế ràng buộc cả phía người lao động và phía người sử dụng lao động nên trong thực tế, có doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại chỗ, nhưng sau một thời gian lại phải thải hồi, hoặc vì số lao động này không đáp ứng được nhu cầu công việc, hoặc vì không quen với yêu cầu của lao động công nghiệp nên xin ra khỏi doanh nghiệp, cơ quan.
Khó khăn lớn nhất là đối với số lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên). Số này chiếm quá nửa số lao động có đất bị thu hồi hiện nay. Mặc dù có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhưng khi bị thu hồi đất thi lao động này rất khó thích nghi với môi trường mới, tuổi lại cao khó được tuyển vào doanh nghiệp, việc tham gia các khóa đào
tạo chuyển nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài đối với họ là rất lớn. Bởi vậy, cần có các giải pháp sau đây:
+ Gắn vấn đề giải quyết việc làm của người có đất bị thu hồi với chiến lược việc làm chung của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và trong phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Một mặt, tạo việc làm tại chỗ bằng cách đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng và giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh mẽ ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông thôn; mặt khác, thúc đẩy chuyển dịch một bộ phận lao động nông thôn, trong đó ưu tiên những người có đất bị thu hồi sang làm việc ở các cơ sở CN, trong KCN, làm dịch vụ cho các cơ sở này và dịch vụ ở đô thị. Trên cơ sở Quyết định 71/2013/QĐ- UBND tỉnh về Quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cần hỗ trợ và khuyến khích mạnh việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả thành thị và nông thôn để tạo việc làm.
+ Có cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển các ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp. Để thúc đẩy phân công lại lao động xã hội, cần phát triển mạnh các ngành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phát triển các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và xuất khẩu, các ngành dịch vụ. Phát triển các trang trại và coi đây là một hướng đi tốt không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản mà còn tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch sinh thái tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chế biến nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; cung cấp thông tin khoa học và công nghệ cho người sản xuất, giúp người nông dân lựa chọn được công nghệ mới với giá cả hợp lý. Củng cố hệ thống chuyển giao công nghệ tới tận xã, thôn xóm ngoại thành. Nhà nước có chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới như mở các lớp đào tạo nghề mới miễn phí hoặc phí thấp, khen thưởng động viên kịp thời, hỗ trợ việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các cá nhân hoặc doanh nghiệp tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.
Tăng cường hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất với các cơ quan nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ để gắn khoa học và công nghệ với sản xuất, sản xuất với đời sống, tạo điều kiện cho sản xuất và khao học, công nghệ phát triển.
+ Tiếp tục bổ sung vào Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đạo tạo nghề cho người dân có đất bị thu hồi. Phải có quy định bằng luật pháp của Nhà nước và chính sách của Chính phủ về trách nhiệm đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới đối với người có đất bị thu hồi. Coi đó là vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội hàng đầu mà chính quyền các cấp phải có trách nhiệm giải quyết.
Dựa vào đó, lập quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề cho dân cư, gắn việc thực hiện quy hoạch đó với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất để phát triển CN, xây dựng KCN. Việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho dân cư phải được chuẩn bị trước khi thu hồi đất của họ.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi.
Đây là một giải pháp để tạo cơ hội cho người lao động chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất. Hiện nay, giá đất đền bù cho người có đất bị thu hồi còn mang tính chất hành chính, không phải giá thị trường, mà theo mức giá quá thấp. Quan hệ giao dịch đất đai thậm chí còn mang tính cưỡng chế, thiếu tính công khai. Bởi vậy, trong thời gian tới cần phải:
+ Coi trọng cơ chế thị trường trong việc xác định giá đền bù quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi. Cần tách bạch việc Nhà nước hỗ trợ nông dân trong việc thu tiền sử dụng đất nông nghiệp với đền bù đất khi Nhà nước thu hồi. Người dân khi được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, thì đồng thời cũng có quyền chuyển nhượng đất đó theo giá thị trường. Chính vì thế việc quy định một mức giá cố định khi đền bù cho người có đất bị thu hồi là không hợp lý, thiếu cơ sở khoa học, và mâu thuẫn với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục tình trạng này, khi xác định giá quyền sử dụng đất để đền bù thiệt hại cho người dân, cần làm tốt các quy định đã ghi trong Điều 55 và 56 Luật
đất đai (năm 2003): giá đất do Nhà nước quy định trên cơ sở đảm bảo “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”. “Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian”. “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở phương pháp và khung giá đó xây dựng giá đất cụ thể tại địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi quyết định”.
+ Tính đúng giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng và phần chênh lệch này phải tập trung vào ngân sách Nhà nước. Khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, xây dựng KCN, thì giá đất tăng lên do có san lấp, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, giao thông, điện, nước. Nhà nước cần tính toán sự gia tăng này để thu hồi nhằm bù đắp các chi phí. Có như vậy mới đảm bảo được sự công bằng giữa người dân có đất bị thu hồi với các đơn vị được thu nhận sử dụng đất, khắc phục được tình trạng bất hợp lý hiện nay giữa giá đất nông nghiệp thu hồi thì quá thấp với giá đất khi đã trở thành KCN, khu đô thị do các đơn vị xây dựng hạ tầng bán và cho thuê lại quá cao, trong khi Nhà nước lại không thu được những chênh lệch đó.
+ Trong điều kiện thị trường bất động sản còn sơ khai như hiện nay, cần áp dụng nguyên tắc thỏa thuận khi thu hồi đất thay cho việc Nhà nước quy định giá. Giá đất liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu và chủ sử dụng đất, mà chủ sở hữu là Nhà nước và chủ sử dụng đất là tổ chức, cá nhân thuê đất của Nhà nước. Giá bán phải được xác lập trên nguyên tắc thỏa thuận giữa người dân có đất với các cơ quan thực thi của Nhà nước. Sau khi thu hồi đất, Nhà nước lại bán quyền sử dụng đất đó cho chủ khác, tức là bán cho doanh nghiệp được Nhà nước giao đất để xây dựng hạ tầng sản xuất CN, KCN ... cũng theo giá thỏa thuận giữa Nhà nước và doanh nghiệp đó. Quan hệ thỏa thuận này phải được công khai, minh bạch. Đây là nguyên tắc hợp lý nhất mà người có đất bị thu hồi chấp nhận và xã hội đồng tình.
+ Về cơ bản, lâu dài, cần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường đất đai để xác định giá đất. Đây là một trong những thị trường quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vì nó liên quan đến một lượng lớn tài sản. Giải pháp này là cần thiết nhằm tạo cơ chế lưu thông các tài sản không thể di dời được
trong đó có đất và các tài sản trên đất do pháp luật quy định. Việc phát triển thị trường bất động sản sẽ có tác động điều chỉnh giá cả, làm căn cứ khách quan để Nhà nước thực hiện việc đền bù cho người dân khi thu hồi đất. Gắn phát triển thị trường này với các loại thị trường khác trong đó có thị trường sức lao động để tạo sự năng động cho người dân chuyển đổi nghề khi đất nông nghiệp bị thu hồi.
* Cơ chế, chính sách về công tác tái định cư
Nghệ An tthời gian qua xây dựng các khu tái định cư cho người lao động có đất bị thu hồi đang nảy sinh nhiều bất cập. Các khu tái định cư thực hiện với tiến độ chậm, giải tỏa nhiều nhưng tái định cư không được giải quyết kịp thời; chất lượng các khu tái định cư kém và thiếu đồng bộ. Bố trí tái định cư chưa khoa học, thiếu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống đúng mức cho dân cư. Điều đó làm cho người dân có đất bị thu hồi lo ngại, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí còn gây mất lòng tin của người dân đối với Nhà nước, hoặc có biểu hiện chống đối, họ ngại di chuyển đến khu tái định cư, làm cho tiến độ bàn giao đất bị chậm.
Có nhiều nguyên nhân dấn đến tình trạng này. Trên phương diện chính sách chúng tôi cho rằng còn thiếu quan điểm và chính sách thích hợp để thực hiện tái định cư. Có thể nói rằng, về quan điểm, có hai vấn đề bất cập hiện nay:
- Trách nhiệm của Nhà nước trong tái định cư còn hời hợt, thiếu sự kiểm tra. Đôn đốc, giám sát tổ chức các khu tái định cư. Vì họ coi rằng việc tái định cư là của người dân phải di dời.
- Cách hiểu tái định cư của chúng ta còn hời hợt. Về cơ bản, chúng ta mới cho răng, tái định cư là đảm bảo về nhà ở và đất ở. Nhưng còn vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người dân lại chưa được chú ý đúng mức.
- Cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện chưa hợp lý, trong đó phải nói đến thủ tục để chủ đầu tư xây dựng các khu tái định cư hiện nay còn quá phiền hà, phức tạp. Bên cạnh đó, trình độ và phẩm chất cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến công tác xây dựng các khu tái định cư chưa cao, dẫn đến chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ quá cao. Các chủ đầu tư xây dựng các khu tái định cư vi phạm quy hoạch và các yêu
cầu kỹ thuật trong xây dựng, chất lượng công trình kém Xuất phát từ những tồn tại này, Nhà nước cần sủa chữa, bổ sung hoàn thiện chính sách tái định cư theo hướng:
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch khu tái định cư dài hạn, đảm bảo sự đồng bộ các tiêu chí cho một khu tái định cư; xây dựng các chế tài cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách tái định cư một cách nghiêm minh. Phải tổ chức, kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo đúng quy hoạch, thiết kế và yêu cầu kỹ thuật đã phê duyệt, chịu trách nhiệm trong việc tạo điều kiện để đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động bị thu hồi đất an cư lập nghiệp tại các khu tái định cư.
Thứ hai, đảm bảo sự đồng bộ của các khu tái định cư. Trong các khu tái định cư nhất thiết phải có trường học, bệnh viện, chợ, nước sạch để đảm bảo cuộc sống bình thương cho người dân. Chưa có sự bố trí các khu chung cư thích hợp với từng nhóm đối tượng người lao động.
Thứ ba, về quy trình thực hiện: Chỉ khi nào có được các khu tái định cư đảm bảo điều kiện sinh sống cho người dân mới thực hiện việc thu hồi đất. Nhà nước cân xây dựng Quỹ tái định cư để phục vụ cho việc đền bù, giải tỏa. Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn thu về đất.
Thứ tư, cần xây dựng các chế tài cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách tái định cư một cách nghiêm minh. Quản lý tái định cư phải trên phương châm Nhà nước nhân dân cùng làm.
* Chính sách về thị trường sức lao động
Đây là giải pháp nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nội dung của giải pháp là:
- Mở rộng cầu sức lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường. Trong nông nghiệp hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Phát triển rừng.
Trong CN, mở rộng cầu lao động thông qua phát triển các ngành nghề và xây dựng kết cấu hạ tầng. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và thị trường ổn định; phát triển các ngành công nghệ cao để tạo đột phá cho tăng trưởng của tỉnh. Nghệ An có thế mạnh về một số ngành: CN sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm có thế mạnh của tỉnh. Tập trung khai thác, tỉnh luyện thiếc; khai thác và chế biến đá trắng. Hướng tới phát triển CN cơ khí, hóa dầu, công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, CN công nghệ thông tin và truyền thông, CN sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa, công nghệ sinh học v.v... Phát triển CN dệt may, da giày để trở thành điểm trung tâm dệt may của khu vực Bắc Trung Bộ. Phát triển khu kinh tế, các KCN, cụm CN - tiểu thủ CN và làng nghề. Triển khai thực hiện Đề án kinh doanh Đông Nam Nghệ An không chỉ nhằm tạo đột phá trong phát triển CN của tỉnh mà còn tạo điều kiện tăng cầu việc làm trên thị trường. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, nghiên cứu để có thể thành lập thêm các khu công nghiệp Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp và các làng nghề tại địa bàn các huyện.
Trong dịch vụ, cần được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, với mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng của toàn tỉnh. Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực, hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân. Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm dịch vụ lớn.
Phát triển các phân ngành dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ du lịch (xây dựng hai đô thị du lịch: Vinh, Cửa Lò và nâng cao chất lượng dịch vụ khu du lịch quốc gia Kim Liên – Nam Đàn, Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, văn hóa - lịch sử, nghiên