thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thêm việc làm mới.
Khuyến khích các cá nhân, tổ chức có khả năng dạy nghề tham gia dạy nghề cho nông dân. Khuyến khích dạy nghề lưu động, dạy nghề tại chỗ theo yêu cầu của người học để họ tạo thêm việc làm.
Thông qua dạy nghề để phát triển các hoạt động CN và dịch vụ tại chỗ, để tận dụng thời gian rỗi trong nông nghiệp và để phát triển CN, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thể chất và tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm của lao động nói chung và người có đất bị thu hồi nói riêng cho phù hợp với yêu cầu mới.
Để nâng cao trình độ của người lao động có đất bị thu hồi, Nhà nước phải có cơ chế tạo kinh phí và điều kiện trường lớp để trang bị kiến thức, kỹ năng, tính kỷ luật cho họ, tạo lập cho họ khả năng thích nghi với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở CN, khu và cụm CN. Thường xuyên đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ sở dạy nghề, yêu cầu các cơ sở dạy nghề xây dựng mục tiêu, kế hoạch và chương trình đào tạo phù hợp chất lượng dạy nghề.
Hàng năm, trên cơ sở báo cáo tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp tổ chức điều tra, khảo sát năm chắc về tình hình lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở CN, KCN và cụm CN, trên cơ sở đó mà xây dựng kế hoạch dạy nghề cho phù hợp. Hàng năm, nên tiến hành các hội nghị tổng kết, đúc rúc và phổ biến kinh nghiệm tốt về thu hút và sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
Căn cứ vào Pháp luật lao động và các chính sách, chế độ của Nhà nước để có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chính sách đối với người lao động.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Quyết Việc Làm, Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Ở Tỉnh Nghệ An
- Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất
- Nhà Nước Và Chính Quyền Địa Phương Cần Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quy Hoạch Và Kế Hoạch Sử Dụng Đất Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm
- Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 25
- Tình Trạng Việc Làm Trước Khi Thu Hồi Đất
- Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 27
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
4.3.4. Cần đặc biệt chú ý hỗ trợ tự tạo việc làm, tự khắc phục các điều kiện để thỏa mãn các mặt của đời sống và sinh kế của người lao động
- Đối với ngưòi lao động đã lớn tuổi, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Nhà nước có chế độ ưu tiên cho họ làm các công việc dịch vụ đơn giản trong hoặc gần các KCN, KĐT mới, nếu được thì ngay ở khu đất mà họ đã bị thu hồi, như bán hàng tạp hóa, quán ăn, trông coi hoặc sửa chữa xe máy,.. phục vụ sinh hoạt, dịch vụ nhà trọ cho người lao động ở các cơ sở CN, các khu và cụm CN, các khu đô thị...Còn đối với những lao động trẻ, cần có cơ chế buộc họ phải học nghề nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường sức lao động.
Để làm được những việc này, trước khi thực hiện di dân tái định cư hoặc thu hồi đất, Nhà nước và các cơ sở dạy nghề, tuyển dụng lao động cần có những đánh giá đúng thực trạng lao động, khả năng tạo việc làm của những hộ sau khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động sát với khả năng của người lao động và yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này tránh cho người lao động không đủ năng lực nhưng vẫn theo học để rồi lại bỏ nghề hoặc bị doanh nghiệp sa thải.
Nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của địa phương cho thuê đất và từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp; dành tỷ lệ nhất định đất cho các hộ gia đình trong vùng chuyển đổi đất để làm kinh tế gia đình (dịch vụ), giải quyết việc làm cho số lao động lớn tuổi; tổ chức khu tái định cư theo nghề nghiệp để gắn tái định cư với tái tạo việc làm; phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp... Đối với lao động trẻ nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc cho họ, đồng thời có cơ chế buộc các doanh nghiệp được sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên được đào tạo này vào làm việc.
- Chính quyền nhà nước các cấp, nhất là cấp xã, phường cần có kế hoạch chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Từ kinh
nghiệm của một số nước và địa phương khác, Nghệ An nên có những hướng dẫn tiêu dùng vào việc đóng góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, gửi ngân hàng, mua bảo hiểm, đào tạo nghề hoặc tìm kiếm công việc. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất CN, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận được tiền lãi để có thu nhập và tạo việc làm.
4.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin về thị trường sức lao động
+ Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm là: Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm để tránh sự cạnh tranh không cần thiết và lãng phí. Hiện trong tỉnh đã có các trung tâm dịch vụ việc làm, nhưng để hoạt động có hiệu quả, thì mỗi trung tâm này cần có hệ thống chân rết ở các cụm xã, các xã, các khu và cụm CN để nắm được thông tin đầy đủ, nhanh nhạy, đáng tin cậy về cả hai bên cung và cầu lao động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các bên.
Cùng với việc hình thành hệ thống chân rết nói trên, tỉnh cần nâng cấp trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An thành trung tâm dịch vụ việc làm của vùng kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ. Trung tâm này ngoài chức năng giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin học nghề - người tìm việc - việc tìm người cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, hàng năm nâng quy mô dạy nghề lên từ 3.000 – 5.000 học sinh học trình độ sơ cấp nghề.
Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các trung tâm dịch vụ việc làm và các vệ tinh (chân rết) ở tuyến huyện, xã, KCN, cụm CN để các trung tâm này làm tốt nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý thông tin về thị trường lao động.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc ở các trung tâm dịch vụ việc làm. Đối với các cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm phải được đào tạo am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật lao động, còn đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề phải được đào tạo chuẩn là giáo viên dạy nghề, họ không chỉ có tay nghề thực hành cao mà còn phải có năng lực sư phạm, họ phải tiếp cận được với những
công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội, của người học. Để có được đội ngũ cán bộ như vậy, các trung tâm dịch vụ việc làm cần chủ động tuyển dụng và cử người đi đào tạo.
+ Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh. Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động không chỉ phục vụ cho các công tác quản lý thị trường lao động của tỉnh mà quan trọng hơn nó còn cung cấp thông tin phục vụ cho các cơ sở dạy nghề, cho người sử dụng lao động và người lao động, để các bên đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích của mình. Muốn vậy, cần phải:
Đa dạng hóa các thông tin thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia thị trường lao động.
Hàng năm, tỉnh không chỉ thực hiện nghiêm túc Quyết định số 197/TTg ngày 6/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về điều tra Lao động - Việc làm, mà còn cần tiến hành thêm các cuộc điều tra về việc làm và thời gian làm việc của lao động nông thôn, điều tra tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, điều tra tình hình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề, điều tra tình hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, điều tra tình hình lao động ở các địa phương. Trên cơ sở các số liệu điều tra, tỉnh sẽ xây dựng trang website về thông tin thị trường lao động của tỉnh.
Yêu cầu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo thống kê tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động, tình hình thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Yêu cầu ban quản lý KCN, cụm CN, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư để nắm được kế hoạch sử dụng lao động, thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề cần tuyển, thời gian tuyển để người lao động được rõ, ngăn chặn kịp thời nạn cò mồi, lừa đảo người lao động.
Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh hàng quý và 6 tháng phải thu thập thông tin về thị trường lao động, báo cáo về thường trực ủy ban
nhân dân tỉnh cho hướng giải quyết. Việc thu thập thông tin sẽ thông qua hệ thống Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của các huyện, thành phố và các trung tâm dịch vụ việc làm, cũng như kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát. Các thông tin về thị trường lao động phải được công bố công khai, rõ ràng, thường xuyên để mọi người lao động, mọi cơ sở sử dụng lao động được biết. Xử lý kịp thời các trường hợp bưng bít thông tin để cò mồi, lừa đảo người lao động.
4.3.6. Hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp đối với giải quyết việc thu hồi đất, tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi
Chính quyền nhà nước từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết và xử lý vấn đề thu hồi đất, tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi. Trong những năm tới, cần có các giải pháp:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để đảm bảo tính phù hợp và đồng bộ trên cơ sở phát huy vai trò của các cấp chính quyền từ cấp xã, phường trở lên trong việc điều tra và nghiên cứu tỷ mỉ, trên diện rộng, tìm hiểu những băn khoăn, bức xúc và lắng nghe những kiến nghị chính đáng của người dân sau khi bị thu hồi đất. Chính sách việc làm của người dân sau đền bù, giải toả, cần được xây dựng với sự thảo luận dân chủ, rộng rãi của người dân có đất bị thu hồi.
- Thực hiện nghiêm túc các cam kết đã hứa với dân, chính quyền phải cùng dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thành công của nhiều địa phương cho thấy, người lãnh đạo cao nhất của địa phương cần trực tiếp đối thoại để giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong việc thu hồi, đền bù, giải tỏa, cũng như trong việc giải quyết việc làm, thu nhập và tổ chức đời sống cho người dân thì việc giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành thuận lợi.
- Vì giải quyết việc thu hồi đất để phục vụ phát triển CN, triển khai CNH, HĐH và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi là hai mặt của một quá trình thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Phải coi đây là trách nhiệm của tất cả các ban ngành, các tổ chức có liên quan, không chỉ các cơ quan quản lý đất đai, mà cả các cơ quan pháp luật, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, các cơ quan
tài chính, ngân hàng, đào tạo, khoa học... Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trên phạm vi toàn tỉnh và phải tăng cường vai trò của các cấp ủy Đảng, của từng Đảng viên trong việc lãnh đạo chính quyền và các tổ chức cùng cấp để làm tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
- Tiếp tục đổi mới việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi. Cần quy định rõ nhiệm vụ của các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, cụ thể là:
Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: tổng hợp và báo cáo với Sở lao động – Thương binh và Xã hội về nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở đó tư vấn giúp người lao động lựa chọn nghề học và việc làm cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các cơ sở CN, dịch vụ và trong các khu, cụm CN.
Trách nhiệm của Sở lao động – Thương binh và Xã hội: Tồ chức triển khai thực hiện mục tiêu dạy nghề theo Đề án, hàng năm xây dựng kế hoạch dạy nghề - giải quyết việc làm cho người lao động. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho người lao động ở các huyện, thành phố trong tỉnh, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt là ở các địa bàn giao đất cho Nhà nước để có kế hoạch dạy nghề cho phù hợp và kịp thời. Phối hợp với các sở Khoa học và Công nghệ, sở Tài chính trong việc thẩm định kế hoạch và xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí theo quy định.
Trách nhiệm của Sở Tài chính, sở Khoa học và công nghệ: phối hợp với sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định kế hoạch về xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị và chương trình dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trình Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí theo quy định.
Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề: xây dựng kế hoạch về xây dựng cơ bản, đầu tư thiết bị và chương trình dạy nghề hàng năm theo hướng dẫn của sở Lao động
– Thương binh và Xã hội. Cải tiến chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Thực hiện nghiêm chế độ ghi chép, báo cáo về dạy nghề và tài chính theo quy định.
Trách nhiệm của các doanh nghiệp: xây dựng kế hoạch sử dụng lao động hàng quý, 6 tháng, hàng năm, báo cáo kịp thời kế hoạch sử dụng lao động với UBND huyện, thành phố, sở Lao động – thương Binh và Xã hội theo quy định. Ưu tiên dạy nghề và tuyển lao động tại địa phương.
Công tác tuyên truyền, vận động: thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người lao động về chinh sách, chế độ của Nhà nước về dạy nghề và giải quyết việc làm. Hoàn thiện và nâng cấp trang website “người tìm việc, việc tìm người” của tỉnh.
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An là công việc có tầm quan trọng và cấp thiết, là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài trong việc phát triển tỉnh Nghệ An theo hướng CNH, HĐH. Từ việc thực hiện chủ đề nghiên cứu, luận án đã phân tích và đưa ra một số kết luận sau:
1. Công nghiệp hoá, đô thị hoá là nhu cầu tất yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội. Trong quá trình đó Nhà nước phải thu hồi một phần đất từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị nên nảy sinh nhu cầu giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho những người có đất bị thu hồi. Chính vì thế, đền bù thiệt hại, tổ chức tái định cư và giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho những người có đất bị thu hồi là trách nhiệm của Nhà nước, nếu không được giải quyết thấu đáo rất dễ bị lợi dụng gây ra những bất ổn về chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
2. Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp chủ dự án và người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình thực hiện.
3. Trong những năm qua, việc thu hồi đất, thực hiện đền bù, tái định cư và giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi ở tỉnh Nghệ An đã có những tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan thì việc thu hồi đất, tiến hành đền bù, tái định cư, giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An có lúc, có nơi vẫn chưa làm tốt, chưa đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của đại đa số người dân. Thậm chí, một số nơi người dân bất bình, dẫn đến xô, chống đối, khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội, gây mất lòng tin đối với Đảng và Nhà nước.