cho riêng. Các đương sự trong vụ án thường có lời khai mâu thuẫn nhau, thậm chí các bên đều không có chứng cứ để chứng minh cho lời khai của mình, trong trường hợp như vậy Tòa án giải quyết như thế nào thì chưa có hướng dẫn thật sự cụ thể. Bên cạnh đó, việc thống nhất của các đồng thừa kế cần thể hiện dưới hình thức gì? Phải thể hiện nội dung ra sao? Thực tế, nội dung thống nhất của các đồng thừa kế nhiều khi được chứa dựng trong biên bản họp gia đình, biên bản hòa giải…vậy sự thống nhất này của các đồng thừa kế có được thừa nhận? Pháp luật cần có những quy định cụ thể để giải quyết những vướng mắc kể trên, tránh trường hợp các Tòa án có thể hiểu quy định luật theo hướng khác nhau ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp.
Thứ ba: Những vướng mắc về thụ lý vụ tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất
Trong quá trình thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường có những tồn tại, vướng mắc sau:
- Một là, Tòa án tự đặt ra những điều kiện không phù hợp với quy định pháp luật, gây khó khăn cho người khởi kiện. Theo quy định pháp luât, Tòa án chỉ trả lại đơn khởi kiện cho đương sự trong trường hợp đương sự ghi không đầy đủ, hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, nhiều trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp thêm những tài liệu không đúng quy định. Chẳng hạn, Tòa án yêu cầu người khởi kiện phải có xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương về địa chỉ, nơi cư trú của người bị kiện. Yêu cầu trên của Tòa án là không có căn cứ bởi lẽ đơn khởi kiện của đương sự đã ghi đúng và đầy đủ nội dung thông tin về người bị kiện và gửi kèm theo tài liệu đúng quy định của BLTTDS. Mặt khác, BLTTDS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định người khởi kiện trong trường hợp này phải xuất trình thêm văn bản xác nhận của chính quyền
địa phương về tên, địa chỉ của người bị kiện. Việc toà án tự đặt ra yêu cầu trên và buộc người khởi kiện phải thực hiện đã gây nhiều khó khăn cho họ trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
- Hai là, nhận thức không đúng về yêu cầu phản tố của bị đơn trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 176 BLTTDS thì bị đơn có quyền có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, việc nhận định thế nào là yêu cầu phản tố của bị đơn là vấn đề mà quá trình áp dụng giải quyết tranh chấp đang gặp rất nhiều vướng mắc. Mặc dù, Khoản 2 Điều 176 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 12 Nghị quyết số 05/2012 /NQ – HĐTP thì được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn nếu: Độc lập, không cùng về yêu cầu của nguyên đơn/người liên quan; Bù trừ, loại trừ nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn/ người liên quan. Vấn đề vướng mắc xuất phát chính từ việc chưa có khái niệm cụ thể nào về yêu cầu phản tố và yêu cầu phản bác trong tố tụng dân sự được ghi nhận trong luật. Thực tiễn xét xử còn tồn tại nhiều quan điểm về xác định yêu cầu phản tố và phân biệt yêu cầu phản tố với phản đối. Yêu cầu phản tố của đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường xảy trong trường hợp người chết để lại khối di sản có nhiều mảnh đất khác nhau nhưng nguyên đơn chỉ khởi kiện yêu cầu chia mảnh, sau đó bị đơn yêu cầu chia thừa kế đối với những mảnh còn lại
Ví dụ: Tại bản án số 09/2010/DSST ngày 26/8/2010 của TAND huyện NH về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ Nguyễn Đình Mô (chết ngày 1993), cụ Nguyễn Thị Tám (chết năm 2003) có 9 người con là bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Đình Quyết, ông Nguyễn Đình Chí, ông Nguyễn Đình Kháng, bà Nguyễn Thị Thắng, bà Nguyễn Thị Lợi, ông Nguyễn Đình Biên, bà Nguyễn Thị Hòa, bà Nguyễn Thị Bình. Ông Quyết chết năm 1966 chưa có vợ con, ông Chí chết năm 1998 có vợ là bà Nguyễn Thị Phương. Ông Chí bà
Phương có 03 con là chị Nguyễn Thị Phúc, anh Nguyễn Minh Lộc, anh Nguyễn Minh Dư. Khi còn sống, cụ Mô, cụ Tám tạo lập được 05 gian nhà xây gạch lợp mái dạ trên diện tích hơn 3000m2 tại xóm 4, Hòe Thị, huyện NH. Năm 1991, diện tích đất trên tách thành nhiều thửa và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần lượt: diện tích 512m2 (nhà thờ); diện tích 888 m2 (bà Bình quản lý và sử dụng); diện tích 221 m2; diện tích 755m2 (đứng tên ông Kháng); diện tích 476m2 (ông Chí sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); diện tích 397m2 (ông Quyết sử dụng). Khi ông Mô chết, các đồng thừa kế là bà Thanh, ông Quyết, ông Kháng, bà
Thắng, bà Lợi, ông Biên, bà Hòa khởi kiện yêu cầu chia thừa kế mảnh đất 888 m2 diện do bà Bình quản lý và sử dụng và mảnh đất 476m2 mà ông Chí sử dụng. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông Chí đã có yêu cầu phản tố yêu cầu chia mảnh đất 512m2 (nhà thờ) và 221m2 đứng tên cụ Mô.
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Người Khởi Kiện Có Quyền Khởi Kiện Hay Không
- Thủ Tục Hòa Giải Và Công Nhận Sự Thỏa Thuận Của Đương Sự
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Thủ Tục Tố Tụng Dân Sự
- Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 10
- Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Trong vụ án trên, ông Chí đã có yêu cầu phản tố.Tuy nhiên, Bản án của TAND huyện NH chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nhưng không chấp nhận yêu cầu của bị đơn là ông Chí vì nhận định rằng đây không phải là yêu cầu phản tố. TAND huyện NH không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là vi phạm tố tụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của bị đơn, dẫn đến giải quyết vụ án không đúng và không hiệu quả.
Thứ tư, những vướng mắc về thủ tục chuẩn bị xét xử
- Về thông báo thụ lý vụ án: Theo quy định tại Điều 174 BLTTDS thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án cho đương sự. Pháp luật quy định thời gian như vậy là quá ngắn và không phù hợp với thực tế. Trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, các đương sự thường rất đông và nhiều trường hợp cư trú ở những địa phương khác nhau, thời hạn thông báo thụ lý chỉ có 3 ngày là không đủ để Tòa án tống đạt hợp lệ cho các đương sự.
- Về thu thập tài liệu, chứng cứ: Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nghị quyết số 04/2012/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã quy định cụ thể những điều kiện của chứng cứ, chẳng hạn chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hoặc phải được đương sự giao nộp cho Tòa án đúng quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tồn tại thực trạng chứng cứ được thu thập và sử dụng không đúng quy định pháp luật. Nhiều Tòa án còn sử dụng những tài liệu photocopy làm căn cứ để giải quyết vụ án hoặc không thu thập chứng cứ đầy đủ dẫn đến sai lầm trong giải quyết vụ tranh chấp.
Ví dụ: Tại bản án số 25/2009/DSST ngày 30/9/2009 về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của TAND huyện XT. Nguyên đơn là bà Nguyễn Văn Bính (sinh năm 1936), bị đơn là ông Nguyễn Phi Hùng (sinh năm 1944) đều cư trú tại xóm 2, xã Quảng Hòa, huyện XT. Theo nội dung vụ án, cụ Nguyễn Hữu Bình và cụ Phạm Thị Huệ sinh được 1 người con là ông Nguyễn Văn Bính. Sau khi cụ Huệ sinh ông Bính được khoảng hơn 10 ngày thì cụ Huệ mất. Năm 1939, cụ Bình lấy vợ hai là cụ Phạm Thị Nga, giữa cụ Bình và cụ Nga có 8 người con chung là bà Nguyễn Thị Hiền (1939), Nguyễn Thị Hòa (1940), Nguyễn Thị Quý (1941), ông Nguyễn Phi Hùng (1944), Nguyễn Thị Ngọc Minh (1945), Nguyễn Thị Minh Nguyệt (1950), bà Nguyễn Thị Kim Dung( 1955) ông Nguyễn Anh Dũng (1958). Cụ Bình mất năm 2005, cụ Nga mất 2006 không để lại di chúc. Hai cụ để lại khối di sản thừa kế quyền sử dụng đất là hai mảnh đất với diện tích 283 m2 tại xóm 2, xã Quảng Hòa, huyện XT. Mảnh đất này đang do ông Hùng quản lý và sử dụng. Sau khi cụ Bình và cụ Nga chết, ông Bính khởi kiện yêu cầu TAND huyện XT chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất mảnh đất nêu trên. TAND huyện XT đã xét
xử và tuyên bản án sơ thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Bính đồng thời chia di sản thừa kế là quyền sử dụng mảnh đất 283m2 cho các đồng thừa kế.
Tuy nhiên, trong quá trình thu thập chứng cứ để thụ lý vụ án, thay vì yêu cầu các đương sự cung cấp các giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân như chứng minh thư, giấy chứng tử, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… là bản gốc hoặc bản sao chứng thực thì TAND huyện XT đã sử dụng các bản tài liệu photocopy. VKSND huyện XT đã kháng nghị và bản án của TAND huyện XT đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Bên cạnh đó, việc thu thập thì việc xem xét và đánh giá chứng cứ cũng là một thủ tục quan trọng để giải quyết vụ án đúng và hiệu quả. Khi giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Tòa án thường sai lầm khi xác định sai di sản thừa kế quyền sử dụng đất nằm trong khối tài sản chung với đồng sở hữu.
Ví dụ: Tại bản án sơ thẩm số 30/2007/DS- ST ngày 28/9/2007 về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện MH. Theo nội dung vụ án: bà Phạm Thị Lực và ông Nguyễn Văn Khoa sinh được 3 người con là chị Nguyễn Thị Vân (1970), anh Nguyễn Gia Sơn (1972), chị Nguyễn Thị Bảo (1978). Ông Khoa đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 324m2 tại xóm Đông, xã Hoài Nga, huyện MH. Mảnh đất do anh Nguyễn Gia Sơn quản lý và sử dụng. Năm 2005, ông Khoa chết không để lại di chúc,chị Vân và chị Bảo khởi kiện yêu cầu TAND huyện MH chia di sản thừa kế ông Khoa để lại.
Bản án sơ thẩm của TAND huyện MH quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bà Vân, bà Bảo; Xác định di sản thừa kế của ông Khoa là toàn bộ quyền sử dụng đất mảnh đất 324m2 và chia di sản trên cho các đồng thừa kế của ông Khoa. Như vậy do sai sót trong viêc thu thập
đánh giá chứng cứ nên TAND huyện MH đã xác định mảnh đất 324m2 là tài sản riêng ông Khoa trong khi theo quy định pháp luật đây là tài sản chung của vợ chồng ông Khoa và bà Lực.
- Về vấn đề chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một trong những chi phí tố tụng chẳng hạn như chi phí đo đạc diện tích đất, chi phí đi lại...Tuy nhiên, BLTTDS về các chi phí tố tụng khác (ngoài án phí, lệ phí Tòa án) chỉ quy định về chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, luật sư mà không có điều nào quy định về chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ và cũng không có điều luật nào quy định rằng chi phí cho việc xem xét , thẩm định tại chỗ không phải một trong những chi phí tố tụng khác và không cho phép Tòa án thu tiền của đương sự để chi cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vì vậy, việc các Tòa án hiện nay vẫn xác định chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ là chi phí tố tụng khác và thực hiện việc thu, chi liên quan đến hoạt động tố tụng này là không sai. Tuy nhiên, do không có quy định cụ thể về trình tự thủ tục thu, chi, xác định trách nhiệm của các bên đương sự liên quan đến loại chi phí này nên mỗi Tòa án thực hiện một cách khác nhau, trong cùng một Tòa án, mỗi thẩm phán cũng có cách thực hiện khác nhau. Do vậy, điều này sẽ gây khó khăn và thiếu sự thống nhất cho việc áp dụng và thực hiện các chi phí cho việc xem xét, thẩm định tại các Tòa án khi giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng và các vụ án khác nói chung cũng như có thể gây ra tình trạng lãng phí ngân sách của nhà nước.
- Về hoạt động thẩm định, định giá di sản thừa kế quyền sử dụng đất. Hiện nay, BLTTDS bỏ ngỏ quy định buộc cơ quan chức năng phải cử những chuyên gia có đủ trình độ chuyên môn tư vấn về giá tài sản. Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, khi Tòa án đề nghị
các cơ quan đó cử người tham gia Hội đồng định giá di sản thừa kế, nhiều trường hợp không cử, hoặc có cử thì cũng không cử được những người có đủ nghiệp vụ, chuyên môn theo yêu cầu. Đồng thời, khoản 8 Điều 83 BLTTDS quy định ngoài biên bản của Hội đồng định giá là có căn cứ pháp lý thì văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định cũng được công nhận. Thực tế, điều này không khả thi vì chưa có một văn bản dưới luật quy định tiêu chuẩn của một chuyên gia cụ thể là như thế nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc pháp luật thiếu đi những văn bản pháp luật điều chỉnh hướng dẫn một chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản. Do đó, quy định này chỉ mang tính lý thuyết, thiếu tính áp dụng, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Về nguyên tắc, việc định giá phải xác định theo giá của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là rất nhiều nơi, nhất là ở cấp huyện, việc định giá của các Hội đồng định giá tài sản chỉ là công việc áp giá theo khung giá do Nhà nước quy định. Chính vì vậy, giá theo kết quả định giá thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Sở dĩ có tình trạng này là vì các cơ quan chuyên môn không có cán bộ chuyên trách về công tác định giá tài sản nên không có đủ các thông tin, tài liệu liên quan. Mặt khác, họ cũng không có đủ thời gian để thực hiện việc khảo sát giá thị trường trong khi giá cả luôn có sự biến động.
Một vướng mắc khác là về thành phần tham gia định giá tài sản. Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 BLTTDS thì hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Tuy nhiên, thực tế xét
xử ở địa phương cho thấy, thành viên Hội đồng định giá trong tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường là các cán bộ thuộc các phòng ban chuyên môn của UBND cấp huyện tham gia, trong đó có một cán bộ Phòng tài chính làm Chủ tịch Hội đồng, một cán bộ Phòng Tài nguyên – môi trường, một cán bộ Phòng Xây dựng và quản lý đô thị làm thành viên Hội đồng. Tuy nhiên, có những Hội đồng định giá tài sản, phía UBND cử thành viên tham gia Hội đồng định giá là những cán bộ trẻ vừa mới được tuyển dụng vào làm việc tại các phòng, ban kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn chưa nhiều, sự hiểu biết về lĩnh vực liên quan còn hạn chế dẫn đến việc đưa ra giá không sát với thực tế, hoặc nếu đương sự có phản đối về giá do Hội đồng đưa ra thì thành viên trong Hội đồng không dám bảo lưu quan điểm, phải “gọi điện thoại” tham khảo ý kiến của lãnh đạo, tạo cho đương sự tâm lý không yên tâm, tin tưởng vào kết quả định giá, dẫn đến khiếu nại về kết quả định giá.
- Về công tác hòa giải tại Tòa án trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Hòa giải là nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự nói chung cũng như những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng, tuy nhiên một số Thẩm phán vẫn xem nhẹ nguyên tắc này, tiến hành hòa giải không đúng theo quy định của pháp luật
Lỗi thường gặp nhất là không thông báo về phiên hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo đúng quy định tại Điều 183 BLTTDS. Việc thông báo về phiên hòa giải là một yêu cầu bắt buộc, vì qua đó đương sự biết trước được thời gian, địa điểm và những nội dung cần hòa giải để sắp xếp công việc, chuẩn bị nội dung làm việc tại Tòa án. Mặt khác, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán cũng không tuân thủ theo đúng quy định về thành phần hòa giải, nội dung phiên hòa giải, biên bản hòa giải theo quy định tại Điều 180, 184, 185 BLTTDS. Có vụ án, tại biên bản hòa giải thành không ghi họ tên