Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 11

KẾT LUẬN


Trong những năm gần đây các tranh chấp về thừa kế đặc biệt là tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến. Khác với các tranh chấp dân sự khác, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một tranh chấp có những đặc thù về quan hệ pháp luật, về thẩm quyền, về đương sự tham gia vụ án và trình tự thủ tục giải quyết…vv. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không chỉ tồn tại mối quan hệ pháp luật thừa kế mà còn có sự đan xen quan hệ pháp luật đất đai. Đương sự tham gia vụ án là những người đã có sự gắn bó thân thiết về mặt tình cảm bởi họ cùng dòng tộc, cùng huyết thống hoặc có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được giải quyết theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Về nguyên tắc, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng tuân thủ theo trình tự khởi kiện, thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử và mở phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, trong từng thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có những đặc trưng riêng để phù hợp quan hệ tranh chấp này.

Hiện nay, khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu về đất của người dân ngày càng tăng cao làm cho các tranh chấp liên quan quyền sử dụng đất cũng ngày càng đa dạng, phức tạp. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng dần xâm chiếm vào cuộc sống của các gia đình, những xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên gia tộc, gia đình không còn là điều quá mới lạ thậm chí nó ngày càng phổ biến. Thực tế, trong những năm qua tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng chiếm với một số lượng lớn trong các tranh chấp dân sự. Công tác giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả tích cực nhưng cũng không tránh khỏi còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục.

Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về giải

quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi cấp bách, đồng thời cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, tập trung trí tuệ của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học nước ta. Trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sỹ luật học chưa thể giải quyết thấu đáo được các yêu cầu của đề tài đặt ra. Luận văn này chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế, đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh (1957), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Lê Gia (1999), Tiếng nói nôm na, tr.1027-1028, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

3. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

4. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP, ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 11

5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP, ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

6. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ Luật Tố tụng dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, NXB Lao động, Hà Nội.

9. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

10. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

11. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội.

12. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2010, Hà Nội.

13. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2011, Hà Nội.

14. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội.

15. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2013, Hà Nội.

16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội.

17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Đất Đai, NXB Tư pháp, Hà Nội.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố Tụng Dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT–TANDTC –VKSNDTC ngày 1/8/2012 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự, Hà Nội.

20. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tham luận về việc bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tòa góp phần nâng cao chất lượng xét xử, Hà Nội.

21. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tham luận về một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và kiến nghị, Hà Nội.

22. Ủy ban thường vụ quốc hội (2009), Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023