Những Kết Quả Đạt Được Trong Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Theo Thủ Tục Tố Tụng Dân Sự

quả tích cực nhưng cũng không tránh khỏi còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục.

3.1.1. Những kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, các vụ tranh chấp thừa kế nói chung được thụ lý và giải quyết tại Tòa án sơ thẩm các cấp ngày càng tăng lên.

Bảng 3.1: Số liệu thống kê Tòa án nhân dân tối cao

Đơn vị: vụ


Năm

2009

2010

2011

2012

2013


Tòa án cấp sơ thẩm

Tổng số vụ tranh chấp về

thừa kế đã thụ lý

2843

2866

3075

3116

3232

Tổng số vụ tranh chấp về

thừa kế đã giải quyết

1459

1306

1458

1293

1286


Tòa án cấp phúc thẩm

Tổng số vụ tranh chấp về

thừa kế đã thụ lý

765

595

679

665

623

Tổng số vụ tranh chấp về

thừa kế đã giải quyết

698

543

397

588

530

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - 8

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao


Từ số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cáo có thể nhận thấy số lượng các vụ án tranh chấp về thừa kế được Tòa án thụ lý và số lượng các vụ án được Tòa án giải quyết đều tăng cao hàng năm. Tại Tòa án cấp sơ thẩm, năm 2009 chỉ có 2843 vụ tranh chấp thừa kế được thụ lý với 1459 vụ tranh chấp đã giải quyết. Tuy nhiên, đến năm 2013 toàn ngành Tòa án đã thụ lý 3232 vụ án tranh chấp thừa kế và giải quyết 1286 vụ tại cấp sơ thẩm. Như vậy, sau 5 năm số lượng các vụ án tranh chấp thừa kế được Tòa án thụ lý đã tăng lên 289 vụ nhưng trong đó, số lượng vụ Tòa án giải quyết lại giảm 173

vụ. Tại Tòa án cấp phúc thẩm, năm 2009 có 765 vụ tranh chấp thừa kế đã thụ lý và 698 vụ đã được giải quyết. Đến năm 2013, số vụ tranh chấp thừa kế thụ lý là 623 vụ (giảm 142 vụ so với năm 2009), số vụ đã được giải quyết là 530 vụ (giảm 168 vụ so với năm 2009). Như vậy, so với năm 2009 cả số lượng các vụ án tranh chấp thừa kế được thụ lý và số lượng các vụ được giải quyết đều giảm đi đáng kể. Các vụ tranh chấp thừa kế được thụ lý và giải quyết tại Tòa án cấp phúc thẩm giảm mạnh, cho thấy công tác giải quyết tranh chấp tại Tòa án cấp sơ thẩm ngày càng hiệu quả hơn. Các vụ án tranh chấp thừa kế được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết đúng và hiệu quả hơn đã giảm thiểu việc kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát và việc giải quyết ở Tòa án cấp phúc thẩm theo đó cũng giảm đi.

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao chưa có những số liệu thống kê chi tiết, cụ thể về số lượng các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được Tòa án thụ lý và giải quyết. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu và trao đổi với cán bộ phụ trách công tác thống kê tại Tòa án nhân dân tối cao, tôi được biết số lượng các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đang ngày càng tăng cao. Các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất chiếm một tỷ lệ khá lớn ước chừng khoảng 80% trong tổng số những vụ tranh chấp thừa kế nói chung. Mặc dù số lượng các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong những năm qua đang có xu hướng tăng lên, nhưng do chủ động nắm bắt tình hình, đề ra nhiều biện pháp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong toàn ngành, trong đó chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công vụ cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác kiểm tra; phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn..., nên công tác xét xử trong năm qua tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Chỉ tiêu xét xử các loại vụ tranh chấp thừa kế nói chung cũng như những vụ

tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng tiếp tục được bảo đảm; hầu hết các vụ án đều được giải quyết, xét xử trong thời hạn luật định. Chất lượng xét xử các loại vụ án tiếp tục được đảm bảo và nâng lên.

Mặt khác, việc giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng và áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung, nên đã bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự; đồng thời Tòa án đã làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các tranh chấp này thông qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân và tăng cường uy tín của cơ quan nhà nước. Đồng thời, trong công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, Toà án đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, như: tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức; chủ động nắm bắt tiến độ và xây dựng kế hoạch công tác xét xử của đơn vị; làm tốt công tác điều động, biệt phái cán bộ, Thẩm phán; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan..., nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết, khắc phục tình trạng để các vụ án quá hạn luật định. Một số Tòa án địa phương có tỷ lệ giải quyết tranh chấp dân sự trong đó có các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cao là: Tòa án nhân dân các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Ninh Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đắk Nông, Đồng Nai... Khi giải quyết vụ tranh chấp, về cơ bản, các Tòa án đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng, cũng như áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung; quan tâm làm tốt việc hướng dẫn cho các đương sự thực hiện các nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, đồng thời tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết, theo quy định để giải quyết vụ án đúng pháp luật. Các Toà án đã chú trọng làm tốt công tác hoà giải trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thông qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, đồng thời

góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân (tỷ lệ hoà giải thành trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là 30%). Một số Tòa án có tỷ lệ hòa giải thành cao như: ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Tháp, Long An, Bà Riạ Vũng Tàu, Lâm Đồng.... Với việc quan tâm thu thập chứng cứ, xem xét kỹ thực địa trong quá trình giải quyết và chú trọng việc rà soát bản án trước khi ban hành, nên số lượng các bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự đã giảm rõ rệt.

Về công tác hòa giải tại Tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đã có nhiều tiến bộ, về cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các bên đương sự, củng cố đoàn kết trong nội bộ gia đình, họ hàng, những người có quyền lợi liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian và công sức cho các đương sự và cơ quan nhà nước. Đặc biệt, cơ quan đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm đối với các thẩm phán có án quá hạn, án bị hủy; ngay sau khi nhận lại hồ sơ vụ án, lãnh đạo các Tòa án đã tổ chức họp với tập thể thẩm phán xác định rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm sâu sắc không chỉ riêng đối với thẩm phán có án bị hủy mà còn là bài học chung cho các thẩm phán để không lặp lại sai lầm. Lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp tại nhiều địa phương đã có các kế hoạch cụ thể, trực tiếp nghiên cứu các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn tồn đọng để giúp thẩm phán trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với từng vụ án; động viên thẩm phán khắc phục mọi khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải quyết.

3.1.2. Những tồn tại, bất cập trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thực tiễn giải quyết tranh

chấp thừa kế quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Tranh chấp quyền sử dụng đất là loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong giai đoạn hiện nay với tính chất phức tạp và tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Thống kê từ hoạt động xét xử của Tòa án, nhận thấy quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong những năm gần đây vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như vẫn còn tình trạng chuyển bản án, quyết định chậm so với thời hạn luật định. Theo số liệu thống kê TANDTC thì trong năm 2013 số vụ án tranh chấp thừa kế được Tòa án thụ lý là 3232 vụ nhưng số vụ được Tòa án giải quyết chỉ có 1286 vụ (tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất chiếm khoảng 80% tổng số vụ tranh chấp thừa kế). Như vậy, tỷ lệ giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng còn chưa cao chỉ chiếm khoảng 39,8% tổng số vụ tranh chấp thừa kế.

Bên cạnh đó, số lượng các vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đặc biệt là luật sư còn ít, vai trò của luật sư chưa được coi trọng. Theo thống kê từ báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án thì tỷ lệ luật sư tham gia các vụ án tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng chỉ chiếm trung bình khoảng 10 – 20% [15]. Điều này cho thấy các đương sự chưa chú trọng tới việc nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc này.

Những tồn tại, hạn chế trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể được nhìn nhận từ những bất cập trong quy định pháp luật và từ thực hiện giải quyết tranh tranh chấp này tại Tòa án. Cụ thể:

Thứ nhất: Xác định đương sự trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Hiện nay, quy định của pháp luật thừa kế vẫn còn tồn tại những bất cập

gây khó khăn cho việc xác định đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Chẳng hạn, việc xác định đối tượng hưởng di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị hay xác định đối tượng hưởng di sản trên cơ sở mối quan hệ nuôi dưỡng giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế. Cụ thể:

Đối với trường hợp xác định người được hưởng di sản thừa kế quyền sử dụng đất theo thừa kế thế vị. Khoản 1 Điều 643 BLDS quy định về hành vi của người không có quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng người con đó khi còn sống lại bị kết án về một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị không? Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, do đó, khi Tòa án giải quyết những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất liên quan đến thừa kế thế vị trong trường hợp này vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi.

Đối với trường hợp quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Điều 679 BLDS quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng di sản thừa kế của nhau. Như vậy, tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế của nhau hay không là dựa vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì không được hưởng thừa kế của nhau. Tuy nhiên, xác định thế nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng? Thế nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể. Hoàn toàn không có cơ sở, tiêu chí để xác định thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Thời gian, mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc thế nào thì đáp ứng được đủ điều kiện được hưởng thừa kế của nhau? Bên cạnh đó, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều có được xem như là cha con, mẹ

con để được hưởng thừa kế không? Xét đến quan hệ nuôi dưỡng không nhất thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau. Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp người con riêng ở xa nhưng vẫn chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ kế chu đáo, tận tậm. Vậy họ có được coi là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc không? Việc xác định đúng những vấn đề này là tiền đề quan trọng để giải quyết những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà người được thừa kế với người để lại di sản có quan hệ con riêng, mẹ kế và con riêng, cha dượng. Trên thực tế, có rất nhiều những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, do không xác định được thế nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con mà khi giải quyết đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người con riêng, bố dượng, mẹ kế, làm cho công tác xét xử, giải quyết thiếu tính chính xác, hiệu quả.

Vấn đề xác định người được hưởng di sản thừa kế là con ngoài giá thú của người chết cũng là một khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án. Thông thường trong trường hợp có mâu thuẫn khi xác định đối tượng hưởng di sản thừa kế có liên quan đến con ngoài giá thú, Tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định DNA. Tuy nhiên, pháp luật không có những quy định cụ thể về cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành giám định AND, trình tự, thủ tục như thế nào? Thiết nghĩ, đây là một trong những vướng mắc cần phải nhanh chóng có những quy định cụ thể để hướng dẫn và áp dụng trên thực tế, đảm bảo hiệu quả giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng cũng như các tranh chấp thừa kế nói chung.

Trong thực tế nhiều Tòa án sai lầm trong thu thập, đánh giá chứng cứ, bỏ qua việc giám định DNA dẫn đến sai sót trong xác định đương sự.

Ví dụ: Theo bản án sơ thẩm số 23/2007/DSST của TAND huyện TL ông Phạm Minh Thái (1950) và bà Phạm Thị Ngài (sinh năm 1951) có 04 người con là Phạm Thị Hạnh (1970), Phạm Thị Nhài (sinh năm 1972), anh

Phạm Minh Hoàng (sinh năm 1973), chị Phạm Thị Hoa (sinh năm 1975). Ông Thái chết năm 2001. Bà Ngài chết năm 2007. Di sản thừa kế của ông Thái, bà Ngài là quyền sử dụng đất tại huyện TL diện tích 234,8m2 và 923m2 đất nông nghiệp chưa có sổ đỏ. Do mâu thuẫn trong phân chia di sản thừa kế, chị Hạnh khởi kiện yêu cầu TAND huyện TL giải quyết tranh chấp.Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ ánTAND huyện TL đã bỏ sót đương sự. Theo lời khai của chị Phạm Thị Nhài ông Thái có một người con ngoài giá thú với bà Hoàng Thị Nam (1960). Tuy nhiên, Tòa án đã không tiến hành thu thập chứng cứ, giám định ADN nên đã bỏ sót đương sự. Thiếu sót này là vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên TAND TPHN xét xử phúc thẩm đã tuyên hủy bản án số 23/2007/DSST của TAND huyện TL để xét xử lại.

Thứ hai: Xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Theo quy định Điều 645 BLDS thì thời hiệu khởi kiện trong vụ án thừa kế là 10 kể từ thời điểm mở thừa kế, hết thời hiệu trên đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, tiểu mục 2.4, mục 1, Phần I của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2014 đã hướng dẫn cụ thể trường hợp không xác định thời hiệu chia thừa kế, cụ thể là việc chuyển sang chia tài sản chung đối với di sản thừa kế trong trường hợp hết thời hiệu chia thừa kế. Pháp luật đã quy định rõ điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án chia tài sản chung trong trường hợp này đó là các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Thực tế giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp này cũng tồn tại không ít những vướng mắc, khó khăn. Chẳng hạn, trường hợp các đồng nguyên đơn đều thống nhất là tài sản chung do người chết để lại chưa chia nhưng bị đơn – người đang trực tiếp quản lý sử dụng quyền sử dụng đất thì cho rằng mình đã được người để lại di sản tặng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023