quyết. Nhưng theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/TTLT nói trên thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đất đó đã được cấp GCNQSDĐ theo Luật Đất đai 1993 (bìa đỏ) và tranh chấp về tài sản (nhà ở, vật kiến trúc, cây lâu năm..) gắn liền với quyền sử dụng đất mới thuộc thẩm quyền của Tòa án. Do đó, các trường hợp không có giấy tờ nào, khi phát sinh tranh chấp đều do UBND giải quyết. Chứng tỏ rằng, chính sự tồn đọng của lịch sử cộng với sự lỏng lẻo trong công tác quản lý đất đai, chậm trễ trong công tác cấp GCNQSDĐ, đã đưa cơ quan quản lý nhà nước về đất đai vào thế bị động trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Mọi vụ việc Tòa án không thụ lý giải quyết vì không thuộc thẩm quyền đều chuyển cho UBND giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND như là một sự "quy trách nhiệm", sự khắc phục những tồn đọng của chính mình.
Tuy nhiên, hiện nay Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 đã quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND như sau: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 Luật Đất đai ngày 26/11/2003 (đó là các loại giấy tờ: Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp cơ sở xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993; giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được thi hành.
Lưu ý: Theo khoản 2, điều 50 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo chữ ký của các bên liên quan nhưng đến trước ngày 1/7/2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì cũng được coi là người có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất) thì được giải quyết theo các quy định sau:
- Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng;
- Trường hợp chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
Riêng đối với các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định trong Luật Đất đai năm 1993. Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh thì do quốc hội quyết định.
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh thì do Chính phủ quyết định. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
Vậy tại sao UBND là cơ quan quản lý đất đai lại thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp đất đai? Dựa vào cơ sở nào mà Luật Đất đai năm 1993 quy định như
vậy? Trước hết cần khẳng định chức năng chủ yếu của UBND các cấp là thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1993 quy định cho UBND thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai khi người sử dụng đất chưa có GCNQSDĐ, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, đối với các tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất chưa được cấp GCNQSDĐ tức là chưa có cơ sở pháp lý để xác định người có QSDĐ hợp pháp. Việc xác định người có quyền sử dụng đất hợp pháp thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (UBND các cấp), bởi vì UBND các cấp là cơ quan thay mặt Nhà nước - đại diện chủ sở hữu đất đai - thực hiện quyền định đoạt đất đai thông qua việc giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ...
Thứ hai, UBND các cấp là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai mà một trong những biện pháp quản lý đất đai là cấp GCNQSDĐ. Do vậy, chỉ có UBND các cấp mới có thẩm quyền để xác định ai là người được hoặc chưa được cấp GCNQSDĐ và đưa ra lý do tại sao.
2.3.2. Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của UBND
Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở một số huyện ngoại thành trong hai năm 2002 và 2003 như sau:
Năm 2002 | Năm 2003 | ||
Thụ lý | Giải quyết | Thụ lý | Giải quyết |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Liên Quan Đến Đất Đai
- Tình Hình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Ủy Ban Nhân Dân
- Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Ubnd
- Tình Hình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Tòa Án Nhân Dân
- Tình Hình Và Đánh Giá Thực Trạng Việc Giải Quyết Các Vụ Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án
- Giải quyết tranh chấp đất đai - 10
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
38 vụ | - Giải quyết được: 17 trường hợp, đạt tỷ lệ 44,7% (UBND huyện ra quyết định giải quyết: 11 trường hợp, Phòng địa chính giải quyết: 6 trường hợp) - Chuyển về xã hòa giải: 11 trường hợp | 25 vụ | - Giải quyết được: 16 trường hợp, đạt tỷ lệ 64% (UBND huyện ra quyết định giải quyết: 7 trường hợp, Phòng địa chính giải quyết: 9 trường hợp) - Chuyển về xã hòa giải: 7 trường hợp | |
Đông Anh | 19 vụ | - UBND huyện ra quyết định giải quyết: 18 vụ (94%) | 7 vụ | - UBND huyện ra quyết định giải quyết: 7 vụ (100%) |
Gia Lâm | 98 vụ | - Giải quyết được: 49 vụ đạt tỷ lệ 50 % (UBND ra quyết định giải quyết: 34, Phối hợp với thanh tra thành phố và TAND huyện giải quyết: 15 vụ). - Chuyển xã, thị trấn hòa giải: 29 vụ | 62 vụ | - UBND ra quyết định giải quyết: 30/ 62 vụ đạt tỷ lệ 48,3% (10 vụ UBND huyện có quyết định giải quyết nhưng đương sự tiếp tục khiếu nại lên cấp trên) - Chỉ đạo xã, thị trấn hòa giải 20 vụ |
Qua thống kê tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của một số huyện nói trên chúng tôi nhận thấy mặc dù các quận, huyện có nhiều cố gắng song tỷ lệ giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố chưa cao (từ 40% đến 70%). Trên thực tế vẫn còn tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giải quyết giữa UBND và TAND. Nhiều trường hợp do UBND không giải quyết dứt điểm các tranh chấp, để dây dưa kéo dài dẫn đến các bên tranh chấp mâu thuẫn gay gắt, đánh nhau, chửi bới làm mất trật tự an ninh chung, sứt mẻ tình cảm gia đình.
*Một vài ví dụ về giải quyết tranh chấp đất đai của UBND:
- Đòi lại đất ao: Ông Nguyễn Quang Lựu ở xã Ninh Hiệp - Gia Lâm, Hà Nội đòi phần đất đã được chia trong cải cách ruộng đất (đất ao). Sau khi khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Gia Lâm và được UBND huyện trả lời, ông Lựu không đồng ý nên đã kiện ra TAND huyện Gia Lâm. Vụ này đã được TAND huyện Gia Lâm xét xử ngày 13/9/2002. Bản án số 02/ HC này của huyện Gia Lâm đã bị ông Lựu kháng cáo, TAND thành phố đã xử phúc thẩm ngày 20/ 11/ 2002 đã bác bỏ bản án sơ thẩm và chuyển giao hồ sơ sang UBND giải quyết. UBND thành phố có Quyết định số 5767/ QĐ-UB ngày 29/ 9/ 2003 kết luận bác yêu cầu đòi lại đất ao của ông Lựu vì không có giấy tờ hợp pháp chứng minh là đất đó ông Lựu được chia.
Qua vụ này, một câu hỏi đặt ra là ai là người được chia ruộng, chia đất ao trong cải cách ruộng đất ở Ninh Hiệp được cấp giấy tờ? (trong cải cách ruộng đất những người được chia ruộng đất chỉ được viết tên trên mẩu giấy cài trên que sào và cắm vào phần đất được giao, chứ không có quyết định gì). Cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần tổ chức đối thoại, kiểm tra thực tế tại cơ sở kết hợp với các quy định của pháp luật chứ không chỉ dựa vào kết luận của các cơ quan đã giải quyết trước để kết luận.
- Vụ tranh chấp về ranh giới sử dụng đất: giữa gia đình ông Nguyễn Hữu Minh và gia đình ông Thảo ở xóm Mới, thôn Đông xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
Năm 1981, UBND xã Xuân Đỉnh cấp cho ông Nguyễn Hữu Minh diện tích là 214m2 đất ở xóm Mới, song đến nay không lưu giữ được giấy tờ cấp đất. Năm 1982, gia đình ông Minh tranh chấp ranh giới với gia đình ông Thảo. Khi đo đạc thực tế gia đình ông Minh lại thừa ra 2 m2. UBND huyện Từ Liêm đã ra quyết định giải quyết việc đòi lại đất của ông Minh là không có cơ sở. Ông Minh khiếu nại quyết định giải quyết của UBND huyện Từ Liêm. Ngày 31/5/1999 UBND thành phố có QĐ số 2273/ QQĐ-UB về việc giải quyết khiếu nại, thống nhất với quyết định của UBND huyện.
- Về lấn chiếm đất đai: Đất trong khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn(Đào) ở xóm 2, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm bị các hộ liền kề lấn chiếm. Nguyên nhân do diện tích đất của dòng họ Nguyễn khác nhau ở các thời điểm đo đạc lập bản đồ địa chính các
năm 1960, 1993, 1998. Trong sổ mục kê lai có sự tẩy xóa. UBND xã Đông Ngạc hòa giải tranh chấp nhưng không thành. Mặc dù đại diện họ Nguyễn (Đào) khiếu nại 06 năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
- Tranh chấp ngò đi: Giữa gia đình ông Vũ Đại Tròn và ông Trần Mạnh Hùng tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi. Đây là vụ tranh chấp phức tạp, kéo dài nhiều năm từ 1988 đến nay.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất (ngò đi).
Giữa hai gia đình ông Vũ Đại Tròn và ông Trần Mạnh Hùng ở tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Tranh chấp này kéo dài từ năm 1988 cho đến nay.
Việc tranh chấp ngò đi giữa gia đình ông Tròn và ông Hùng đã được UBND xã Lệ Chi giải quyết bằng Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 2/1/1989 quyết định đã cho mở một ngò đi cho gia đình ông Ngư (Bố của ông Hùng) rộng 3 m và đóng cọc ranh giới giữa 02 bên.
Sau khi UBND xã Lệ Chi có quyết định giải quyết nhưng hai gia đình vẫn chưa đi đến thống nhất do đó tranh chấp vẫn tiếp tục xảy ra. UBND huyện đã giao thanh tra huyện xác minh và đã có Công văn số 20/CV-TT ngày 28/11/1990 trả lời hai gia đình và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng sử dụng phần ngò đi có tranh chấp.
Từ năm 1990 đến nay, hai gia đình ông Tròn và ông Hùng vẫn tiếp tục tranh chấp về khu vực ngò đi. UBND xã Lệ Chi đã tổ chức hòa giải nhiều lần nhưng hai gia đình không chấp nhận. Năm 2000, Phòng Địa chính nhà đất huyện Gia Lâm có văn bản số 142/BC-ĐCNĐ về việc giải quyết tranh chấp ngò đi giữa hai gia đình trong đó thống nhất theo cách giải quyết của UBND xã Lệ Chi tại Quyết định số 03/QĐ-UB công nhận ngò đi chung giữa hai gia đình với chiều rộng 3m.
Ngày 5/12/2000, UBND huyện Gia Lâm có Quyết định số 1058/QĐ-UB về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Trần Mạnh Hùng và ông Vũ Đại Tròn. Nội dung quyết định chấp thuận kết luận và đề nghị của Phòng Địa chính nhà đất. Gia đình ông Vũ Đại Tròn không đồng ý đã gửi đơn khiếu nại Quyết định số 1058/QĐ-UB
của UBND huyện Gia Lâm. Trong năm 2000, hai gia đình đã xảy ra xô xát và gây thương tích. TAND huyện Gia Lâm đã có bản án số 44/DSST ngày 30/10/2001 xét xử vụ việc. Ngày 28/12/2001, UBND xã Lệ Chi có thông báo số 85/TB-UB về việc cho phép ông Hùng đổ bê tông ngò đi theo quyết định của huyện. Khi ông Hùng đổ bê tông ngò đi lại tiếp tục xảy ra xô xát với gia đình ông Vũ Đại Tròn.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại Công văn số 2537/UB-NNĐC ngày 28/8/2001, đại diện Thanh tra Sở Địa chính - Nhà đất phối hợp với Địa chính, Nhà đất và Đô thị huyện Gia Lâm và UBND xã Lệ Chi thực hiện kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của hai gia đình ông Tròn và ông Hùng (kể cả phần ngò đang xảy ra tranh chấp).
Căn cứ hồ sơ và kết quả xác minh. Sở ĐCNĐ đã kết luận:
- Ông Vũ Đại Tròn không xuất trình các giấy tờ sử dụng đất hợp pháp tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Theo hồ sơ địa chính lưu trữ tại UBND xã Lệ Chi (Bản đồ lập năm 1993 - 1994) khớp với sổ dã ngoại lập năm 1994 có chữ ký xác nhận của ông Vũ Đại Tròn, thì gia đình ông Vũ Đại Tròn quản lý sử dụng thửa số 56 tờ bản đồ số 10 có diện tích là 308 m2.
- UBND xã Lệ Chi có Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 02/1/1989 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai gia đình ông Tròn và ông Hùng nhưng không có hồ sơ giải quyết tranh chấp. Nội dung ghi tại Điều 1 của Quyết định số 03 lại ghi nhận đất của ông Tròn mua là 14 thước tương đương 326 m2 là chưa đủ căn cứ pháp lý và không có cơ sở thực tế để xem xét giải quyết. Điều 2 của bản quyết định này lại ghi
nhận: mở một ngò đi cho ông Ngư (bố của ông Hùng) rộng 3 m và đóng cọc ranh giới giữa hai bên.
Chính sự mâu thuẫn giữa Điều 1 và Điều 2 của Quyết định 03/QĐ-UB của UBND xã Lệ Chi đã dẫn đến tranh chấp giữa hai gia đình trong nhiều năm. Do đó không thể áp dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp ngò đi giữa hai gia đình.
Thanh tra Sở Địa chính Nhà đất đã kiến nghị với UBND thành phố có văn bản giao cho UBND huyện Gia Lâm giải quyết tranh chấp phần ngò đi giữa hai gia đình ông Tròn và ông Hùng.
- Do hai gia đình ông Tròn và ông Hùng chưa được cấp GCNQSDĐ nên UBND xã Lệ Chi cần tổ chức đo đạc, xác định lại diện tích, mốc giới sử dụng đất của hai gia đình ông Tròn và ông Hùng để làm cơ sở xét duyệt cấp GCNQSDĐ cho 02 gia đình.
Qua vụ việc tranh chấp ngò đi của hai gia đình ông Tròn và ông Hùng chúng tôi có nhận xét như sau:
- Do việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai gia đình của UBND xã Lệ Chi từ năm 1989 chưa có cơ sở pháp lý, ngay trong nội dung giải quyết đã có sự mâu thuẫn nên hai gia đình vẫn tiếp tục tranh chấp đến năm 2000 sau 11 năm, UBND huyện mới ra quyết định giải quyết. Chính vì vậy nguyên nhân giải quyết không kịp thời của cơ quan hành chính đã dẫn tới tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến mâu thuẫn, xô sát kéo dài giữa hai gia đình làm ah h đến trật tự an ninh chung. Đây là một thực tế chứng minh hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính chưa cao.
*Nguyên nhân của việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đạt hiệu quả chưa cao là:
- Việc đo đạc đất đai của các cơ quan có thẩm quyền khi lập bản đồ địa chính cho cá nhân, hộ gia đình trong từng thời kỳ thiếu chính xác cũng gây khó khăn cho cơ quan giải quyết.
- Năng lực, trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý đất đai các cấp còn yếu, đặc biệt là ở cấp cơ sở do không ổn định về tổ chức, vận dụng trong thực tế còn máy móc chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, chống phiền hà nên dẫn đến một số vụ việc để kéo dài, kết quả giải quyết tranh chấp đất đai còn hạn chế.