Vai Trò Của Dây Thần Kinh X (Phản Xạ Hering-Breuer)


Là một động tác chủ động (cần năng lượng co cơ).

Được thực hiện chủ yếu nhờ sự co của 2 cơ: cơ hoành và cơ liên sườn ngoài làm tăng kích thước lồng ngực lên theo 3 chiều:

- Chiều trên dưới: vai trò của cơ hoành là cơ hô hấp chính

- Chiều trước sau và chiều ngang: vai trò của cơ liên sườn ngoài

1.1.2 Hít vào gắng sức

Là một động tác chủ động (cần năng lượng co cơ).

Được thực hiện nhờ sự co của cơ hoành, cơ liên sườn ngoài đồng thời huy động thêm các cơ hô hấp phụ:

- Cơ ức đòn chủm, cơ răng trước…

- Cơ cánh mũi, cơ má, cơ lưỡi…: làm giảm kháng lực luồng khí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

1.2 Động tác thở ra

1.2.1. Thở ra bình thường

Là một động tác thụ động (không cần năng lượng co cơ)

Các cơ hít vào thôi không co nữa, lồng ngực trở về vị trí cũ dưới tác dụng đàn hồi của phổi, lồng ngực và sức chống đối của các tạng trong lồng ngực.

1.2.2. Thở ra gắng sức

Là một động tác chủ động (cần năng lượng co cơ).

Được thực hiện nhờ sự co của 2 cơ: thành thẳng bụng và cơ liên sườn trong.

1.3 Đánh giá chức năng thông khí phổi

1.3.1 Nhịp thở và tần số thở:

Một nhịp thở được tính là 1 lần hít vào và 1 lần thở ra

Tần số thở là số nhịp thở trong 1 phút. Bình thường ở người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên là 16-20 lần/phút, trẻ 5 – 15 tuổi là 26 lần/phút, trẻ mới sinh là 40 lần/phút.

1.3.2 Các thể tích thở

- Vt (thể tích khí lưu thông): là thể tích khí lưu chuyển trong một lần hít vào hoặc thở ra bình thường. Khoảng 500mL.

- IRV (thể tích khí dự trữ hít vào): là thể tích khí hít vào thêm hết sức sau khi hít vào bình thường. Khoảng 1.500-2.000mL.

- ERV (thể tích khí dự trữ thở ra): là thể tích khí thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường. Khoảng 1.100-1.500mL.


- RV (thể tích khí cặn): là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức. Khoảng 1.000-1.200mL. Thể tích này không đo được bằng các phương pháp thông thường.

1.3.3 Các dung tích thở:

- VC (dung tích sống): là tổng thể tích khí thở ra tối đa sau khi hít vào tối đa. Khoảng 3,5-4 lít ở nam và 2,5-3 lít ở nữ.

- IC (dung tích hít vào): là thể tích khí hít vào hết sức. Khoảng 2.000-2.500mL

- FRC (dung tích cặn chức năng): là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra bình thường. Khoảng 2.000mL.

- TLC (dung tích toàn phổi): là khả năng chứa đựng tối đa của phổi.


Khoảng 5lít Hình thể tích và dung tích thở 1 4 Vai trò của màng phổi – Màng 1

Khoảng 5lít.


Hình: thể tích và dung tích thở


1.4 Vai trò của màng phổi

Màng phổi gồm 2 lá: lá tạng và lá thành. Lá tạng dính sát vào phổi, lá thành dính sát vào lồng ngực, ở giữa là khoang ảo chứa vài mililit dịch nhầy giúp 2 lá trượt lên nhau khi hô hấp.

Áp suất trong khoang màng phổi thấp hơn áp suất khí quyển nên được gọi là áp suất âm.

Ý nghĩa của áp suất âm:

Đối với hô hấp:


+ Làm cho phổi di chuyển theo sự cử động của lồng ngực trong các thì hô hấp

+ Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt tối đa nhờ máu lên phổi nhiều nhất cùng lúc với khí vào phổi nhiều nhất ở thì hít vào.

Đối với tuần hoàn:

+ Làm cho áp suất trong lồng ngực thấp hơn so với các vùng khác nên máu về tim dễ dàng

+ Làm cho máu từ tim phải lên phổi dễ dàng

1.5. Vai trò của đường dẫn khí

Đường dẫn khí có nhiệm vụ dẫn khí và đảm bảo không khí vào đến phế nang có điều kiện thuận lợi nhất cho sự trao đổi khí tại phế nang.

1.5.1. Làm ẩm không khí đi vào

1.5.2. Điều chỉnh nhiệt độ khí vào phổi (làm ấm không khí) nhờ hệ thống mao mạch dưới niêm mạc

1.5.3. Ngăn cản các vật lạ:

Các hạt có kích thước ≥ 10μm: nhờ hệ thống lông mũi, cơ chế xoáy lắng của mũi giúp ngăn cản các hạt này và làm cho chúng dính vào màng niêm mạc có chất nhầy của mũi, hầu, sau đó:

+ Các mô bạch huyết vùng hầu chống lại

+ Phản xạ hắt hơi tống ra ngoài

+ Các vi lông mao đưa đến vùng hầu để khạc ra hoặc nuốt vào.

Các hạt có kích thước: 2 - 10 μm: vào đến khí quản, phế quản

+ Phản xạ ho tống ra ngoài

+ Dính vào lớp nhầy của vi nhung mao đưa đến vùng hầu với vận tốc 10mm/phút. Đây là cơ chế làm sạch nhẹ nhàng, liên tục và quan trọng hơn phản xạ ho.

Các hạt có kích thước ≤ 2 μm: vào đến tận phế nang, bị đại thực bào phế nang (tế bào bụi) nuốt, sau đó:

+ Đưa đến lớp nhầy của ống phế quản để khạc ra

+ Hoặc đưa đến hạch bạch huyết


+ Hoặc bị tiêu hủy và chất tiêu hóa thấm vào khoang gian dịch

+ Đại thực bào còn giúp cho sự tấn công của hệ miễn dịch.

1.5.4. Điều hòa lưu lượng khí:

Các tiểu phế quản có các sợi cơ trơn có khả năng co giãn nên làm thay đổi thiết diện các phế quản nhỏ => thay đổi lưu lượng thở.


1.6. Khoảng chết của bộ máy hô hấp:

- Khoảng chết giải phẫu: sự trao đổi khí chỉ xảy ra tại phế nang nên thể tích khí lấp đầy khoảng còn lại của đường dẫn khí không dùng để trao đổi khí với máu. Đó là khoảng chết giải phẫu.

- Khoảng chết sinh lý: là khoảng chết giải phẫu cộng thêm thể tích khí trong các phế nang không dùng để trao đổi với máu.

Trị số khoảng chết bình thường khoảng 0,14 lít (Sinh lý học 2007, Phạm Thị Minh Đức). Như vậy thông khí phế nang mỗi nhịp thở là 0,36 lít.

2. TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI:

Là quá trình khuếch tán O2 từ phế nang vào mao mạch phổi và CO2 theo chiều ngược lại qua màng phế nang-mao mạch. Năng lượng cho sự khuếch tán là năng lượng chuyển động nhiệt của các phân tử khí.

2.1. Màng phế nang – mao mạch

Khí muốn xuyên qua màng phế nang mao mạch thì phải qua các lớp sau:

+ Lớp dịch lót phế nang có chất hoạt diện

+ Lớp biểu mô phế nang

+ Màng đáy phế nang

+ Lớp gian bào (khoảng kẻ)

+ Lớp màng đáy mao mạch

+ Lớp nội mạc mao mạch

+ Lớp huyết tương

+ Màng tế bào hồng cầu

Chiều dày trung bình của màng phế nang – mao mạch là 0.6 μm, nơi mỏng


nhất là 0.2 μm. Nói chung chiều dày của màng phế nang – mao mạch không đáng kể, vì vậy các khí trong tình trạng bình thường, khuếch tán và cân bằng rất nhanh.

2.2 Phân áp khí hai bên màng phế nang-mao mạch

2.1.1 Khí mới vào đến phế nang

Po2= 100mmHg Pco2 = 40mmHg PN2= 573mmHg

2.1.2 Máu tĩnh mạch ở phần đầu mao mạch phổi

Po2= 40mmHg Pco2= 46mmHg PN2= 573mmHg

2.3 Sự trao đổi khí tại phổi và mô:

Cơ chế trao đổi là sự khuếch tán khí hoàn toàn thụ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp theo khuynh áp

Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc khuếch tán:

+ Tỷ lệ thuận với khuynh áp khí, diện tích tiếp xúc, độ hòa tan của khí trong nước

+ Tỷ lệ nghịch chiều dày màng trao đổi, trọng lượng phân tử khí

Sự trao đổi để đạt sự cân bằng xảy ra rất nhanh và gần 100%. Bình thường thời gian máu chảy trong mao mạch là 0.75s nhưng chỉ cần 0.25s là sự trao đổi xảy ra gần hoàn toàn.

2.3.1 Tại phổi :

- Phân áp khí tại phế nang: Po2= 100mmHg Pco2 = 40mmHg

- Phân áp khí tại mao mạch phổi : Po2= 40mmHg Pco2= 46mmHg O2 khuếch tán từ phế nang vào máu, máu trở nên giàu O2 nên có màu đỏ tươi, CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại.

2.3.2 Tại mô :

- Phân áp khí tại động mạch: Po2= 94mmHg Pco2= 40mmHg

- Phân áp khí tại mô tế bào: Po2= 30mmHg Pco2= 50mmHg

O2 khuếch tán từ máu vào mô tế bào, CO2 khuếch tán từ mô tế bào vào máu, máu trở nên nghèo O2 giàu CO2 nên có màu đỏ sẫm theo tĩnh mạch trở về tim.

3. ĐIỀU HOÀ HÔ HẤP :


Bình thường nhịp thở cơ bản được duy trì một cách tự động, nhịp nhàng là nhờ hoạt động của trung tâm hô hấp. Quá trình điều chỉnh hô hấp theo nhu cầu và hoạt động cơ thể được thực hiện bởi 2 cơ chế thần kinh và thể dịch. Cả hai cơ chế này đều thông qua trung tâm hô hấp để điều hoà hô hấp

3.1. Trung tâm hô hấp

Là những nhóm tế bào thần kinh nằm ở hai bên trong vùng chất lưới của cầu não và hành não. Gồm 4 trung tâm:

- Trung tâm hít vào: ở phần lưng hành não.

- Trung tâm thở ra: ở phần bụng bên của hành não.

- Trung tâm điều chỉnh thở: ở phần lưng phía trên của cầu não.

- Trung tâm nhận cảm hoá học: ở gần trung tâm hít vào cách khoảng 1mm về phía bụng hành não.

3.1.1. Trung tâm hít vào

- Vai trò: tạo và duy trì nhịp thở cơ bản.

- Hoạt động: thường xuyên phát xung động đều đặn một cách nhịp nhàng.

3.1.2. Trung tâm thở ra

- Vai trò: không tham gia duy trì nhịp thở cơ bản, chỉ hoạt động khi thở ra gắng sức.

- Hoạt động: khi hưng phấn phát xung động đến trung tâm vận động của cơ thành bụng trước và cơ liên sườn trong ở sừng trước tuỷ sống gây co các cơ này tạo động tác thở ra gắng sức.

3.1.3. Trung tâm điều chỉnh thở

- Vai trò: tham gia duy trì nhịp thở cơ bản.

- Hoạt động: phát xung động gây ức chế có chu kỳ trung tâm hít vào do vậy có tác dụng làm giới hạn thì hít vào và thay đổi tần số thở:

3.1.4. Trung tâm nhận cảm hoá học

- Vai trò: duy trì nhịp thở cơ bản và gây tăng hô hấp khi cần.

- Hoạt động: nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ CO2 và H+

3.2. Cơ chế hoá học điều hoà hô hấp

Các yếu tố hoá học điều hoà hô hấp quan trọng nhất là CO2>H+>O2.

3.2.1. Vai trò của CO2

- Tác dụng lên vùng cảm ứng hoá học trung ương và ngoại biên.


- Ảnh hưởng theo nồng độ:

+ Ở nồng độ thấp gây ngưng thở.

+ Nồng độ bình thường: kích thích và duy trì hô hấp.

+ Khi CO2 tăng: gây tăng thông khí phế nang để làm tăng đào thải CO2 ra ngoài. Ở trẻ sơ sinh khi mới ra đời không được hô hấp nhờ máu mẹ qua nhau thai, nồng độ CO2 tăng lên trong máu gây kích thích trung tâm hô hấp tạo nhịp thở đầu tiên.

+ Khi nồng độ CO2 trong khí hít vào tăng cao sẽ xuất hiện ngộ độc CO2 dẫn đến ngưng thở.

- Hiệu lực tác dụng của CO2:

+ PCO2 tăng cao làm tăng nồng độ H+ ở mọi nơi nên hiệu quả của CO2 là do cả CO2 tăng lẫn H+ tăng.

+ Hiệu lực tác dụng theo thời gian: thay đổi CO2 gây phản ứng cấp thời và mạnh nhưng nếu kéo dài kinh niên phản ứng sẽ yếu. Nguyên nhân một phần là do CO2 gây tăng nồng độ H+ trong não. Khi đó thận sẽ tham gia điều chỉnh kiềm toan bằng cách tăng HCO3-, chất này kết hợp với H+ khiến nồng độ H+ tác động lên trung tâm nhận cảm hoá học giảm

dần.

3.2.2. Vai trò của H+

- Tác dụng lên vùng cảm ứng hoá học trung ương và ngoại biên.

- Ảnh hưởng của H+: pH giảm gây tăng thông khí phế nang, pH tăng gây giảm thông khí phế nang.

- Hiệu lực tác dụng:

+ Nếu H+ tăng, PO2 và PCO2 bình thường, thông khí phế nang sẽ tăng nhiều nhưng sau đó thì CO2 giảm và O2 tăng nên bớt kích thích trung tâm hô hấp hơn.

+ Tuy nhiên nhìn chung ảnh hưởng của nồng độ H+ máu đối với hô hấp ngày càng mạnh nếu không được điều chỉnh.

3.2.3. Vai trò của O2

- Tác dụng lên vùng cảm ứng hoá học ngoại biên.

- Ảnh hưởng của O2: nồng độ O2 giảm gây kích thích hô hấp. Tuy nhiên ảnh hưởng này chỉ rõ rệt khi PO2 trong máu động mạch giảm <60mmHg.


- Hiệu lực tác dụng:

+ Khả năng làm tăng thông khí phế nang tối đa của O2 là 166% so với H+ 400% và CO2 1.000%.

+ Trong trường hợp vùng cảm ứng hoá học trung ương bị ức chế (suy hô hấp, ngộ độc Barbituric), vai trò O2 trở thành chủ yếu trong việc duy trì hô hấp vì lúc này tác dụng của CO2 và H+ đã giảm.

3.3. Cơ chế thần kinh điều hoà hô hấp

3.3.1. Vai trò của vỏ não

- Vỏ não có thể điều chỉnh cử động hô hấp theo ý muốn.

- Khi một vùng vỏ não đang hoạt động mạnh, vùng này sẽ phát xung động ức chế các vùng xung quanh trong đó có cả trung khu hô hấp.

- Đau, cảm xúc, sợ hãi làm thay đổi hô hấp.

- Vỏ não cũng gây tăng hô hấp trước và trong vận động.

3.3.2. Vai trò của dây thần kinh cảm giác

- Các cảm thụ quan bản thể ở khớp, gân cơ, cơ cùng với vỏ não gây tăng hô hấp khi vận động.

- Kích thích các dây thần kinh cảm giác nông nhất là dây V gây thay đổi hô hấp, kích thích nhẹ gây thở sâu, kích thích mạnh gây ngưng thở.

- Khi trung khu hô hấp bị ức chế gây ngưng thở, kích thích ngoài da như ngâm nước lạnh, gây đau có thể làm hô hấp trở lại.

3.3.3. Vai trò của dây thần kinh X (phản xạ Hering-Breuer)

- Thần kinh X có vai trò điều hoà hô hấp thông qua phản xạ căng và xẹp Hering-Breuer:

3.3.4. Vai trò của các trung khu thần kinh và các phản xạ:

- Trung tâm nuốt, nôn; trung khu vận mạch; vùng dưới đồi.

- Các phản xạ: đóng khí quản khi rặn, hắt hơi, ho.

GIẢI PHẪU – SINH LÝ TIẾT NIỆU


Mục tiêu học tập

1. Kể tên các cơ quan cấu tạo hệ tiết niệu

2. Mô tả hình thể trong, hình thể ngoài và các liên quan của các cơ quan cấu tạo nên hệ tiết niệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023