Hình Thể Ngoài: Mũi Có Hình Tháp Với Phần Trên Là Xương, Phần Dưới Là Sụn. Đáy Tháp Là 2 Lỗ Mũi Ngoài Có Hình Bầu Dục.


thay đổi áp suất. Khi huyết áp tăng, xung động từ áp cảm thụ quan trên về hành não, ức chế trung tâm vận mạch và kích thích trung tâm ức chế tim, làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, giãn mạch đưa đến giảm huyết áp.

Phản xạ hóa cảm thụ quan: Receptor nhận cảm hóa học chủ yếu khu trú ở thân động mạch cảnh và một ít ở động mạch chủ. Khi PCO2 tăng, PO2 giảm, pH giảm xung động từ hóa cảm thụ quan, truyền về hành não làm co mạch gây tăng huyết áp. Phản xạ này chỉ có tác dụng khi huyết áp giảm dưới 80mmHg.

Phản xạ hệ thần kinh trung ương: khi máu đến não thiếu, kích thích các neuron ở trung tâm vận mạch làm tăng huyết áp.

2.3.2. Cơ chế thể dịch

- Các chất gây co mạch:

+ Adrenalin và Noradrenalin

+ Hệ thống Renin – Angiotensin

+ Vasopressin

- Các chất gây giãn mạch: Bradykinin, Histamin, Prostaglandin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

3. Sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch

3.1 Huyết áp tĩnh mạch:

Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 11

Huyết áp tĩnh mạch có trị số thấp và giảm dần từ đầu tĩnh mạch (10 – 15 mmHg) đến cuối tĩnh mạch (0 mmHg). Huyết áp tĩnh mạch trung tâm là áp suất chỗ tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải, có trị số bằng với áp suất trong tâm nhĩ phải là 0 mmHg.

3.2. Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

Những nguyên nhân giúp máu tĩnh mạch trở về tim dễ dàng:

+ Do sức co bóp và sức hút của tim

+ Do áp suất âm trong lồng ngực

+ Do hoạt động của cơ hoành

+ Do động mạch

+ Do co cơ

+ Do ảnh hưởng của trọng lực

3.3. Điều hòa tuần hoàn tĩnh mạch


+ Nhiệt độ: Khi lạnh tĩnh mạch co, khi nóng tĩnh mạch giãn

+ Nồng độ các chất khí trong máu: Nồng độ oxy giảm làm co tĩnh mạch nội tạng và giãn tĩnh mạch ngoại vi. Nồng độ CO2 tăng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi

+ Adrenalin làm co tĩnh mạch

+ Histamin làm co tĩnh mạch

4. Sinh lý mao mạch

4.1. Chức năng trao đổi chất

- Khi máu đến mao mạch, O2 và các chất dinh dưỡng trong máu vận chuyển qua thành mao mạch vào dịch kẽ, ngược lại CO2 và các chất cặn bã vận chuyển từ dịch kẽ vào máu.

- Quá trình trao đổi chất ở mao mạch chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:

+ Áp suất thủy tĩnh của máu

+ Áp suất keo của huyết tương

4.2. Điều hòa tuần hoàn mao mạch

4.2.1. Cơ chế thần kinh

- Kích thích giao cảm làm co mạch

- Kích thích phó giao cảm làm giãn mạch

4.2.2. Cơ chế thể dịch

- Lạnh làm co mạch, nóng làm giãn mạch

- Adrenalin, Vasopressin gây co mạch

- O2 làm co mạch, CO2 làm giãn mạch


GIẢI PHẪU – SINH LÝ HÔ HẤP


Mục tiêu học tập:

1. Kể tên được các cơ quan cấu tạo nên bộ máy hô hấp

2. Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong và các liên quan của các cơ quan cấu tạo nên bộ máy hô hấp

3. Trình bày được quá trình thông khí phổi và nêu được các chỉ số của thông khí phổi

4. Trình bày được quá trình trao đổi khí tại phổi

5. Trình bày được các cơ chế điều hoà hô hấp của cơ thể


I. GIẢI PHẪU BỘ MÁY HÔ HẤP

Bộ máy hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí chia làm đường dẫn khí trên và đường dẫn khí dưới:

- Đường dẫn khí trên bao gồm: mũi, họng (hầu) và thanh quản

- Đường dẫn khí dưới bao gồm: khí quản, phế quản

1. MŨI:

1.1 Hình thể ngoài: mũi có hình tháp với phần trên là xương, phần dưới là sụn. Đáy tháp là 2 lỗ mũi ngoài có hình bầu dục.

1.2 Hình thể trong: mũi gồm có 2 hốc nằm song song, được ngăn cách với nhau bởi vách ngăn mũi.

Các thành của ổ mũi:

- Thành trên: tạo nên bởi mảnh của xương sàng và xương bướm

- Thành trước: lỗ mũi ngoài

- Thành dưới: là nền mũi được tạo nên bởi xương khẩu cái

- Thành sau: là lỗ mũi sau thông với họng

- Thành trong: là vách ngăn mũi

- Thành ngoài: xương hàm trên, xương lệ, các xương xoắn. Giữa các xương xoắn có các ngách mũi:

+ Ngách mũi trên thông với xoang sàng, xoang bướm

+ Ngách mũi giữa thông với xoang hàm, xoang trán

+ Ngách mũi dưới có lỗ ống lệ mũi


1.3 Niêm mạc mũi:

- Có nhiều mao mạch, niêm mạc bao phủ thành các hốc mũi và các xoang nên viêm mũi có thể dẫn đến viêm xoang. Niêm mạc mũi được chia làm 2 phần:

+ Phần trên: là phần khức giác do tập trung rất nhiều tế bào thần kinh khứu giác.

+ Phần dưới: là phần hô hấp chính, có nhiều lông để cản bụi, có nhiều tuyến tiết dịch nhày tạo độ ẩm và sưởi ấm không khí đi vào.

- Khi niêm mạc mũi bị dị vật kích thích, nó sẽ gây ra phản xạ hắt hơi để đẩy dị vật ra ngoài.

2. HỌNG:

Họng được tính từ bờ dưới xương chẩm đến đốt sống cổ thứ 6, họng thông với 3 cơ quan khác nhau ở phía trước là hốc mũi (lỗ mũi sau), hốc miệng (eo họng) và thanh quản nên được chia làm 3 phần

2.1 Họng mũi:

- Thành trước: lỗ mũi sau

- Thành sau trên: tương ứng trên nền sọ có tuyến hạnh nhân họng (hầu) – VA

- Hai thành bên: có lỗ vòi nhĩ thông từ tai giữa xuống, xung quanh lỗ vòi nhĩ có tuyến hạnh nhân vòi.

2.2 Họng miệng:

- Thành trước: thông với miệng qua eo họng, hai bên eo có tuyến hạnh nhân miệng (Amidan), chính giữa là lưỡi gà, ở trên là khẫu cái mềm.

- Thành sau: tương ứng với đốt sống cổ I, II, III.

- Hai thành bên: trụ trước và trụ sau cung khẩu cái, chính giữa 2 trụ có tuyến hạnh nhân miệng.

2.3 Họng thanh quản:

- Tương ứng với đốt sống cổ IV, V, VI

- Liên quan:

+ Trước: có sụn nắp thanh quản và thanh quản


+ Dưới: thông với thực quản

3. THANH QUẢN:

3.1 Vị trí: thanh quản nằm giữa cổ, dưới xương móng và trên khí quản, tương ứng với đốt sống cổ IV, V, VI

3.2 Cấu tạo thanh quản:

3.2.1 Khung sụn: có tất cả 7 sụn

- Sụn giáp: giống quyển sách mở, gáy quay ra trước, có tuyến giáp trạng áp vào 2 bên

- Sụn nắp thanh môn: nằm phía sau sụn giáp, mở ra khi thở và đóng lại khi nuốt.

- Sụn nhẫn: nằm ở dưới sụn giáp, có hình dạng giống chiếc nhẫn, với mặt nhẫn quay ra phía sau

- Đôi sụn phễu: hình tam giác, ở phía sau và ngồi lên sụn nhẫn

- Đôi sụn sừng: hình nón, ngồi ở đỉnh sụn phễu.

3.2.2 Các khớp:

- Khớp nhẫn – giáp

- Khớp nhẫn – phễu

3.2.3 Các dây chằng: có 2 loại dây chằng

- Dây chằng nối các sụn lại với nhau

- Dây chằng nối sụn thanh quản với cơ quan lân cận

3.2.4 Các cơ: có 2 loại

- Cơ đi từ thanh quản đến cơ quan lân cận: cơ ức giáp, cơ giáp móng…có tác dụng nâng hạ thanh quản

- Cơ nối các sụn thanh quản với nhau

+ Cơ căng dây thanh âm: cơ nhẫn – giáp

+ Cơ mở nắp thanh môn: cơ nhẫn – phễu sau

+ Cơ đóng nắp thanh môn: cơ nhẫn – phễu trên và bên

3.2.5 Niêm mạc:

- Niêm mạc phủ mặt trong thanh quản có chỗ dầy lên tạo thành 2 dây thanh âm trên và 2 dây thanh âm dưới

- Giữa 2 dây thanh âm trên và dưới là buồng Morgagni, phần thắt hẹp giữa 2 dây thanh âm dưới gọi là thanh môn, chức năng của dây thanh âm là


tạo ra âm thanh.

4. KHÍ QUẢN:

Khí quản là phần dẫn khí đầu tiên của đường hô hấp dưới, nối tiếp theo thanh quản, tương ứng từ đốt sống cổ VI đến đốt ngực IV

4.1 Hình thể ngoài:

- Khí quản dài khoảng 12cm, rộng khoảng 1cm, gồm từ 16 – 20 vòng sụn xếp chồng lên nhau, mỗi vòng sụn có hình chữ D nằm ngang vòng cung quay ra phía trước.

- Thành trước khí quản nằm nông sát da cổ

- Thành sau có màng liên kết dính vào thực quản

4.2 Hình thể trong:

Trong lòng khí quản được phủ một lớp biểu mô rung và các tuyến tiết dịch nhày, nhờ lớp biểu mô rung này mà các chất tiết hay vật lạ được đẩy từ dưới lên trên và ra ngoài.

4.3 Chức năng:

Khí quản là bộ phận dẫn khí vào phổi của đường hô hấp dưới, và là bộ phận cảm thụ của phản xạ ho khi bị kích thích.

5. PHẾ QUẢN:

5.1 Hình thể ngoài:

- Đoạn cuối khí quản ở đốt sống ngực IV chia làm 2 nhánh và đổi tên thành phế quản trái và phế quản phải, đi chếch xuống dưới và ra ngoài, qua rốn phổi vào phổi. Càng vào trong các phế quản càng chia thành các nhánh phế quản nhỏ hơn tạo thành cây phế quản.

- Phế quản chia làm 2 đoạn:

+ Ngoài phổi (phế quản gốc): gồm phế quản gốc phải và phế quản gốc trái, trong đó phế quản gốc phải to và ngắc hơn nên dị vật đường thở thường rơi vào đây.

+ Trong phổi (phế quản phổi): bên phải chia làm 3 nhánh đi vào 3 thuỳ phổi, bên trái chia làm 2 nhánh đi vào 2 thuỳ phổi (còn gọi là phế quản thuỳ), sau đó mỗi nhánh chia ra làm 10 để vào 10 phần thuỳ phổi (còn gọi là phế quản phân thuỳ), và tiếp tục chia nhỏ thành tiểu phế quản tận, cuối cùng là các phế nang, phế nang chính là nơi thực hiện trao đổi khí


với môi trường bên ngoài. Mỗi người có khoảng 300 – 400 triệu phế nang.

5.2 Cấu tạo trong:

- Thành phế quản vẫn còn vòng sụn, thành tiểu phế quản không có

- Trong lòng phế quản có các lớp niêm mạc biểu mô trụ đơn, có lông chuyển và tiết dịch nhày (trừ các tiểu phế quản không có)

- Dưới lớp biểu mô có lớp sợi cơ Retsetxen, có chức năng là co giãn phế quản.

6. PHỔI:

Phổi là cơ quan chính của bộ máy hô hấp, nằm trong lồng ngực, trên cơ hoành và được ngăn cách nhau bởi một vùng gọi là trung thất. Phổi được bao bọc bởi màng phổi (trừ rốn phổi). Phổi là tạng xốp có tính đàn hồi cao, phổi khi thở ra hết không khí nhẹ hơn nước.

6.1 Hình thể ngoài: mỗi lá phổi giống như hình cái nón bổ đôi theo chiều dọc. Phổi có 3 mặt và 3 bờ và 1 đỉnh.

6.1.1 Đỉnh phổi:

Hẹp và cao hơn đầu trên xương sườn I khoảng 2 – 3 cm, liên quan với động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.

6.1.2 Các mặt:

- Mặt ngoài (mặt sườn): uốn theo xương sườn của lồng ngực, có ấn sườn đè lên. Phổi phải có 2 khe chia phổi làm 3 thuỳ, phổi trái có 1 khe chia phổi làm 2 thuỳ.

- Mặt dưới (mặt hoành): nằm trên cơ hoành và uốn theo vòm hoành

- Mặt trong (mặt trung thất): mặt này có rốn phổi, là nơi tập trung các thành phần đi vào và đi ra phổi. Phổi trái có khuyết tim, phổi phải có hố tim.

6.1.3 Các bờ:

- Bờ trước: ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất phía trước

- Bờ sau: ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất phía sau

- Bờ dưới: có 2 đoạn

+ Đoạn ở trong ngăn cách mặt hoành với trung thất

+ Đoạn ở ngoài ngăn cách mặt hoành với sườn

6.2 Cấu tạo:


- Phổi được cấu tạo bởi khung là cây phế quản

- Phổi phải có 3 thuỳ, được ngăn cách bởi 2 khe liên thuỳ ngang và chếch. Thuỳ trên có 3 phân thuỳ, giữa có 2 phân thuỳ, dưới có 4 – 5 phân thuỳ.

- Phổi trái có 2 thuỳ, được ngăn cách bởi khe liên thuỳ chếch. Thuỳ trên có 5 phân thuỳ, thuỳ dưới có 5 phân thuỳ.

- Các phân thuỳ tiếp tục chia thành tiểu thuỳ phổi, sau đó tiếp tục chia nhỏ nhiều lần để cuối cùng tạo thành phế nang. Thành phế nang mỏng, có mạng lưới mao mạch chạy sát các phế nang, quá trình trao đổi khí xảy ra tại đây.

6.3 Màng phổi:

- Các lá màng phổi: là lá thanh mạc bao bọc lấy phổi (trừ rốn phổi). Màng phổi gồm 2 lá:

+ Lá thành lót mặt trong thành ngực

+ Lá tạng dính vào tổ chức phổi, giữa 2 lá là khoang màng phổi có ít dịch để giảm sự cọ sát, trong khoang màng phổi không có không khí, có áp suất âm nhỏ hơn áp suất không khí. Áp suất âm có tác dụng làm phổi di chuyển theo lồng ngực.

II. SINH LÝ HÔ HẤP:

Cơ thể sử dụng O2 cho các hoạt động sống đồng thời sinh ra CO2. Cung cấp O2 và thải CO2 là chức năng chính của bộ máy hô hấp.

Hô hấp gồm 4 giai đoạn:

- Thông khí phổi (hô hấp ngoại): trao đổi khí giữa khí quyển và phế nang.

- Trao đổi khí tại phổi: trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch phổi.

- Chuyên chở khí trong máu: vận chuyển khí giữa phổi và mô.

- Hô hấp nội: hô hấp tế bào.

1. THÔNG KHÍ PHỔI

- Là quá trình trao đổi khí giữa phế nang và khí quyển.

- Khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp:

+ Muốn đem khí từ khí quyển vào phế nang (hít vào) thì PKQ>PPN.

+ Muốn đưa khí từ phế nang ra ngoài khí quyển (thở ra) thì PPN>PKQ.

1.1 Động tác hít vào

1.1.1 Hít vào bình thường

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí