Khử Độc Bằng Các Phản Ứng Oxy Hóa Khử, Metyl Hóa. Acetyl Hóa...


máu.

5.1.2. Hấp thu các ion

Na+ được hấp thu khoảng 25 – 35 gam mỗi ngày. Nôn hoặc tiêu chảy nặng, nhiều Na+ của dịch tiêu hoá bị thải ra ngoài, dự trữ Na+ của cơ thể bị giảm nặng, có thể gây tử vong. Na+ được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát ở màng đáy - bên và khuếch tán ở màng đáy (liềm bàn chải).

Cl- được hấp thu rất nhanh ở tá tràng và hỗng tràng theo cơ chế khuếch tán thụ động theo Na+.

Hấp thu sắt: Phần lớn sắt được hấp thu ở phần trên của ruột non dạng Ferrous (Fe2+), acid ascorbic làm tăng hấp thu sắt.

+ Hấp thu sắt gia tăng khi trữ lượng sắt trong cơ thể giảm hoặc sự sinh hồng cầu gia tăng.

+ Sự hấp thu sắt bị ức chế bởi Phosphat, Oxalat, Acid Phytic

Hấp thu Ca++: Calcium ăn vào được hấp thu chủ động khoảng 30 - 80%.

+ Sự hấp thu Ca++ được kích thích bởi: 1,25 – dihydroxycholecalciferol (Đây là một chất chuyển hóa của vitamin D được tạo ra ở thận), Parahormon (H.cận giáp), Citric acid: sẽ kết hợp với Ca++ để tạo CitrateCa hòa tan dễ hấp thu ……

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

+ Sự hấp thu Ca++ bị ức chế bởi: Phosphat (PO43-) và Oxalat. Vì các ion

này tạo thành muối với Ca++ [Ca3(PO4)2] không tan ở ruột non.

Các ion khác: Các ion như K+ , Mg2+, HPO42- được hấp thu theo cơ chế tích cực nhưng các ion hoá trị 1 thường được hấp thu dễ dàng với số lượng lớn, còn các ion hoá trị 2 thường được hấp thu ít và khó khăn hơn.

5.1.3. Hấp thu các chất dinh dưỡng

Protein được hấp thu dưới dạng acid amin, dipeptid, tripeptid

Hấp thu carbohydrat chủ yếu dưới dạng monosaccarid như glucose, galactose, fructose.

Lipid được hấp thu dưới dạng glycerol, monoglycerid và acid béo.

Hấp thu vitamin: Đa số các vitamin tan trong lipid (A, D, E, K) được hấp thu theo cơ chế giống lipid. Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B,C


được hấp thu theo cơ chế khuếch tán và vận chuyển tích cực. Hầu hết các vitamin được hấp thu ở tá tràng và hỗng tràng. Riêng vitamin B12 được hấp thu ở hồi tràng theo cơ chế ẩm bào và cần có sự tham gia của yếu tố nội do dạ dày bài tiết.

5.2. Hấp thu ở các đoạn khác của ống tiêu hoá

Ở miệng có thể hấp thu một số thuốc, ví dụ: Trinitroglycerin (thuốc dãn mạch, hạ huyết áp.), vacxin Sabin (vacxin bại liệt).

Ở dạ dày chỉ hấp thu một ít nước, glucose và rượu.

Ở ruột già có khả năng hấp thu nước (đặc biệt ở đoạn đầu ruột già) và một số chất qua cơ chế khuếch tán như glucose, acid amin, vitamin, một số thuốc ngủ, kháng sinh. Do vậy, người ta có thể thụt thức ăn và thuốc vào ruột già để nuôi người bệnh.

6. CÁC CHỨC NĂNG CỦA GAN

6.1. Chức năng dự trữ và tổng hợp.

6.1.1. Dự trữ máu:

Khoảng 1000ml máu từ tĩnh mạch cửa và 400ml máu từ động mạch gan đi vào gan mỗi phút, chiếm 29% cung lượng tim

Lượng máu chứa trong gan bình thường khá lớn (khoảng 600 - 700 ml). Khi áp suất máu tại tĩnh mạch gan tăng lên (truyền dịch, sau bữa ăn, uống

nhiều nước...), gan có thể phình ra để chứa thêm khoảng 200 - 400 ml.

Ngược lại, khi cơ thể hoạt động hoặc khi thể tích máu giảm, gan sẽ co lại, đưa một lượng máu vào hệ tuần hoàn.

6.1.2. Dự trữ sắt:

Gan là 1 trong 3 cơ quan của cơ thể dự trữ sắt (gan, lách và tủy xương, dự trữ 20% lượng sắt của cơ thể, khoảng 1 g). Lượng sắt dự trữ này đến từ thức ăn hoặc từ sự thoái hóa Hb.

Khi lượng sắt trong máu giảm gan sẽ phóng thích vào máu, đó là tác dụng đệm sắt.

6.1.3. Dự trữ các vitamin: A, D, B12

Gan dự trữ nhiều nhất là vitamin A, kế đến là vitamin D và B12.

Dự trữ các vitamin đủ để phòng ngừa: trong 10 tháng đối với vitamin A, 3-4


tháng đối với vitamin D, ít nhất 12 tháng đối với vitamin B12

6.1.4. Tổng hợp các yếu tố đông máu.

Gan tổng hợp fibrinogen và các yếu tố đông máu II, VII, IX và X từ vitamin

K. Khi suy gan, quá trình đông máu bị rối loạn, người bệnh rất dễ bị xuất huyết

6.2. Chức năng chuyển hóa của gan.

6.2.1. Chuyển hóa Glucid.

Trong chức năng chuyển hóa glucid gan có các hoạt động sau:

+ Dự trữ glucose dưới dạng glycogen

+ Biến đổi Fructose và galactose thành glucose

+ Sinh đường mới từ acid amin và acid béo, glycerol và acid lactic.

Gan còn tham gia vào việc duy trì lượng đường huyết hằng định:

+ Khi nồng độ glucose trong máu cao gan lấy glucose vào và dự trữ dưới dạng glycogen

+ Giữa các bữa ăn nồng độ glucose máu thấp, gan cung cấp glucose từ việc phân hủy glycogen

+ Khi sử dụng hết glycogen gan sinh đường mới.

6.2.2. Chuyển hóa lipid:

+ Oxit acid béo để cho năng lượng

+ Tổng hợp lipid từ glucid và protid.

+ Tổng hợp cholesterol, phospholipids và phần lớn các lipoprotein (VLDL, LDL, HDL).

6.2.3. Chuyển hóa protid

Tổng hợp protein huyết tương

Tổng hợp acid amin không thiết yếu.

Tổng hợp ure để loại NH3

6.3. Chức năng tạo mật.

Mật là sản phẩm bài tiết của các tế bào gan và sau đó được đưa đến túi mật để dự trữ. Tại đây mật được cô đặc lại từ 5 – 10 lần, tối thiểu túi mật cũng dự trữ được mật bài tiết trong 12 giờ.

Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch


cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan. Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già.

6.4. Chức năng chống độc.

Gan được xem là một hàng rào bảo vệ cơ thể để chống lại các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Đồng thời, nó làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Cơ chế

chống độc của gan do cả tế bào Kupffer và tế bào gan đảm nhiệm

Chống độc bằng 2 cơ chế:

+ Giữ lại một số kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân...và một số chất màu như Bromo-Sulfo-Phtalein (BSP). Sau đó, sẽ thải ra ngoài.

+ Bằng các phản ứng hóa học để biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.

6.4.1. Phản ứng tạo ure từ NH3

NH3 là một chất độc đối với cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thần kinh. Gan sẽ biến đổi NH3 thành urê qua chu trình Ocnitin chỉ có ở gan. Sau đó, urê được thải ra nước tiểu.

Khi suy gan, NH3 máu tăng lên gây nên hôn mê gan

6.4.2. Khử độc bằng các phản ứng oxy hóa khử, metyl hóa. acetyl hóa...

Oxy hóa rượu thành acid acetic

Khử aldehyd thành acid acetic

6.4.3. Khử độc bằng các phản ứng liên hợp

Đây là cơ chế chống độc chính của gan. Rất nhiều chất như: bilirubin, phenol, các hormon steroid, một số thuốc như: aspirin, kháng sinh, barbiturat... sẽ được liên hợp với acid glucuronic. Sau đó, các chất này được thải ra trong nước tiểu hoặc trong dịch mật.


GIẢI PHẪU – SINH LÝ TUẦN HOÀN


Mục tiêu học tập:

3. Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong và các mối liên quan của tim

4. Kể tên được 4 hệ thống nút tự động của tim

5. Giải thích được 4 đặc tính sinh lý và hoạt động của tim

6. Mô tả được đặc điểm cấu trúc của mạch máu

7. Kể được tên một số mạch máu chính trong cơ thể

8. Trình bày được sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

9. Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được ý nghĩa các chỉ số huyết áp.

10. Trình bày được các cơ chế điều hoà tuần hoàn động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.


I. GIẢI PHẪU – SINH LÝ TIM:

Tim là một khối cơ rỗng nằm giữa 2 lá phổi, ở vùng trung thất trước. Tim có chức năng đặc biệt quan trọng trong hệ tuần hoàn, do vậy tim cũng có cấu tạo đặc biệt, phù hợp với chức năng riêng của mình.

1. Hình thể ngoài và liên quan:

Tim màu hồng, to bằng nắm tay của từng người, nặng chừng 260 – 270g. Tim có hình tháp, ba mặt, một đáy và một đỉnh. Tim có trục hướng ra trước, xuống dưới và sang trái.

1.1 Mặt trước (mặt ức sườn):

Rãnh ngang nơi động mạch vành trái và động mạch vành phải chạy ngang

Rãnh dọc là nơi có nhánh động mạch vành trái trước chạy dọc.

1.2 Mặt dưới (mặt hoành):

Rãnh ngang: trong rãnh có động mạch vành phải

Rãnh dọc: trong rãnh có nhánh động mạch vành phải sau

1.3 Mặt trái và mặt phải: tiếp giáp với 2 lá phổi

1.4 Mỏm tim (đỉnh tim): là giao điểm của đường trung đòn trái và khoảng gian sườn V bên trái


1.5 Đáy tim: là mặt sau của 2 tâm nhĩ liên quan trực tiếp với thực quản. Ở đáy tim có các cuống mạch máu lớn xuất phát (Động mạch chủ, thân động mạch phổi), hoặc đổ về tim (Tĩnh mạch chủ trên, chủ dưới, tĩnh mạch phổi)

2. Hình thể trong:

Tim có 4 buồng, 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở dưới

2.1 Tâm nhĩ: giữa 2 tâm nhĩ có vách liên nhĩ, thành tâm nhĩ mỏng và nhẵn hơn tâm thất.

Tâm nhĩ phải: có 2 lỗ đỗ về của tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới

Tâm nhĩ trái: có 4 lỗ đỗ về của tĩnh mạch phổi

2.2 Tâm thất: giữa 2 tâm thất có vách liên thất, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ.

Tâm thất phải: có van nhĩ thất phải (van 3 lá) và van động mạch phổi (van tổ chim)

Tâm thất trái: có van nhĩ thất trái (van 2 lá) và van động mạch chủ (van tổ chim)

3. Cấu tạo: tính từ ngoài vào trong tim có 3 lớp:

3.1 Màng ngoài tim: có 2 lớp

Lá thành: là một màng xơ bao quanh ngoài tim, giúp bảo vệ và neo giữ tim lại với các cấu trúc xung quanh.

Lá tạng: dính sát vào cơ tim, còn gọi là lớp ngoại tâm mạc. Giữa 2 lá thành và lá tạng có một ít dịch huyết thanh giúp cho 2 lá này trượt lên nhau dễ dàng và giảm ma sát khi tim co bóp.

3.2 Cơ tim:

Gồm rất nhiều sợi cơ, mỗi sợi cơ là một tế bào cơ. Sợi cơ tim vừa giống cơ vân, lại giống cơ trơn. Giống cơ vân ở chỗ có các sợi tơ cơ actin và myosin nên có khả năng co giãn như cơ vân. Giống cơ trơn, đó là nhân của tế bào cơ cũng nằm ở giữa trục của sợi cơ. Do sợi cơ tim có cả tính chất của cơ vân và cơ trơn nên sợi cơ tim co bóp khỏe. Mỗi sợi cơ đều có màng bao bọc riêng, dọc hai bên của những sợi cơ kề nhau, màng sợi cơ hoà vào nhau một đoạn, làm thành cầu lan truyền hưng phấn từ sợi cơ này sang sợi cơ khác, do đó tim hoạt động như một hợp bào.


3.3 Màng trong tim:

Hay còn gọi là nội tâm mạc, lót ở mặt trong các buồng tim giúp cho máu có thể chảy trơn tru qua các buồng.

4. Mạch và thần kinh tim:

4.1. Động mạch của tim

Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành trái xuất phát ngay trên van động mạch chủ. Hai động mạch này đi trong các rãnh vành, rãnh gian thất trước và rãnh gian thất sau, chia nhiều nhánh để đem máu đến cho tất cả các cấu trúc của tim.

4.2. Tĩnh mạch tim

Gồm nhiều tĩnh mạch như: tĩnh mạch tim lớn, tim giữa, tim nhỏ, tim trước, tim chếch,… Phần lớn các tĩnh mạch này đổ máu tập trung về xoang tĩnh mạch vành rồi cuối cùng đổ vào tâm nhĩ phải.

4.3. Thần kinh tim

Ngoài đám rối thần kinh chi phối hoạt động của tim, tại tim còn có hệ thống

nút.

Hệ thống nút là cấu trúc đặc biệt của tim, có khả năng tự phát ra các xung

động và dẫn truyền xung động.

Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải chỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhận sự chi phối của các sợi thần kinh thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm (dây thần kinh số X)

Nút nhĩ - thất nằm ở cơ tâm nhĩ phải, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành đổ vào tâm nhĩ phải. Nút nhĩ – thất nhận sự chi phối thần kinh của hệ giao cảm và dây X.

Bó His dẫn truyền xung động từ nhĩ đến thất, đi từ nút nhĩ - thất tới vách liên thất thì chia thành hai nhánh là nhánh phải và nhánh trái, chạy bên dưới nội tâm mạc tới hai tâm thất. Đến tâm thất chúng lại chia thành các nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim tạo thành mạng lưới Purkinje. Bó His chỉ nhận các sợi của hệ thần kinh giao cảm.

5. Đặc tính sinh lý của tim:

5.1 Tính hưng phấn:


Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim, thể hiện bằng cơ tim phát sinh điện thế hoạt động, điện thế này làm co cơ tim. Sự đáp ứng với kích thích của các sợi cơ tim tuân theo quy luật "tất cả hoặc không".

Thí nghiệm: Kích thích một mảnh cơ tim ếch bằng dòng điện cảm ứng với cường độ tăng dần và ghi đồ thị co cơ (hình), cho thấy:

Hình đường ghi co cơ tim và co cơ vân theo cường độ kích thích Với những kích 1


Hình: đường ghi co cơ tim và co cơ vân theo cường độ kích thích

+ Với những kích thích có cường độ dưới ngưỡng, cơ tim không đáp ứng (không co). Với những cường độ kích thích bằng ngưỡng hoặc trên ngưỡng, cơ tim đều đáp ứng bằng co cơ tối đa. Như vậy, cơ tim đáp ứng theo quy luật: Tất cả hoặc không của Ranvier.

+ Khi kích thích có cường độ tới ngưỡng thì toàn bộ các sợi cơ tim hưng phấn làm cho tất cả các sợi cơ tim đều co, do vậy mà khi cơ tim đã co là co tối đa ngay.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023