3. Trình bày được quá trình lọc ở tiểu cầu thận, quá trình tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.
4. Phân tích được chức năng nội tiết của thận: điều hòa huyết áp, kích thích sinh hồng cầu, góp phần chuyển hóa canxi và phosphat trong cơ thể
I. Giải phẫu hệ tiết niệu
1. Thận
Thận là cơ quan chẵn có vai trò quan trọng trong việc duy trì thăng bằng nước, điện giải trong cơ thể và đào thải một số chất độc ra ngoài qua sự thành lập và bài tiết nuớc tiểu
1.1. Hình thể ngoài và liên quan:
Thận hình hạt đậu hay hình bầu dục, màu nâu đỏ, bề mặt tro bọc trong một bao xơ
Thận có chiều dài 12cm, chiều rộng 6cm, chiều dày 3cm.
láng, được
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Tâm Thất Thu: Là Giai Đoạn Tâm Thất Co Lại, Bắt Đầu Sau Giai Đoạn Tâm Nhĩ Thu. Giai Đoạn Này Chia Làm 2 Thời Kỳ Là:
- Hình Thể Ngoài: Mũi Có Hình Tháp Với Phần Trên Là Xương, Phần Dưới Là Sụn. Đáy Tháp Là 2 Lỗ Mũi Ngoài Có Hình Bầu Dục.
- Vai Trò Của Dây Thần Kinh X (Phản Xạ Hering-Breuer)
- Thận Bài Tiết Erythropoietin Để Tăng Tạo Hồng Cầu
- Các Hormon Giải Phóng Và Ức Chế Của Vùng Dưới Đồi
- Đặc Điểm Cấu Tạo Và Mối Liên Hệ Với Vùng Dưới Đồi
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Cân nặng từ 90 - 180gram, trung bình khoảng 140g. Thận nam hơi nặng hơn thận nữ một chút. Bình thường, khi khám lâm sàng người ta không thể sờ đuợc thận, chỉ sờ được thận khi thận to (dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận)
Thận nằm sau phúc mạc, trong gói hợp bởi xương suờn XI và cột sống thắt lưng, phía trước cơ thắt lung. Trục lớn của thận chạy chếch xuống duới, ra ngoài và ra sau. Do đó, đầu trên - thận gần nhau, cách đường giữa 3 - 4 cm. Đầu dưới 2 thận xa nhau, cách đường giữa 5 - 6cm
Thận phải thấp hơn thận trái 2 cm, mỗi thận gồm:
+ Hai mặt:
Mặt trước lồi: liên quan trực tiếp với phúc mạc
Mặt sau phẳng: liên quan xương sườn XI – XII, khối cơ vùng thắt
lưng.
+ Hai bờ:
Bờ ngoài: cong lồi
Bờ trong: ở giữa lõm sâu có rốn thận, có cuống thận chạy qua, thành phần cuống thận bao gồm tĩnh mạch, động mạch và niệu quản
+ Hai đầu là hai cực: cực trên có tuyến thượng thận úp lên và cực dưới
thận
1.2. Hình thể trong và cấu tạo:
Trên thiết diện bổ dọc, nhìn từ ngoài vào trong gồm:
1.2.1. Bao xơ
Là một màng xơ mỏng bao quanh thận, ngăn cách thận với tuyến thượng thận và lớp mỡ quanh thận (tổ chức mỡ này rất dễ nhiễm khuẩn).
1.2.2. Nhu mô thận:
Chia làm 2 vùng
+ Vùng vỏ: ở ngoài, gồm các tháp nhỏ toả ra từ nền các tháp Manpighi gọi là tháp Feranh, trên mỗi đáy tháp Manpighi có khoảng 300 – 500 tháp Feranh.
+ Vùng tuỷ: ở trong có màu hồng nhạt, gồm 9 – 12 tháp Manpighi. Đỉnh tháp hướng về phía trong xoang thận, đáy tháp hướng ra ngoài bao thận, giữa 2 tháp kề nhau là cột thận.
Nhu mô thận được cấu tạo bởi các nephron, có khoảng 1 triệu nephron mỗi thận, nephron chính là đơn vị chức năng của thận. Mỗi nephron gồm có:
+ Cầu thần (tiểu thể manpighi): gồm 2 phần: bao Bowman ở ngoài và cuộn động mạch ở trong (tiểu cầu thận), động mạch vào lớn hơn động mạch ra.
+ Ống thận: gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống thẳng và ống
góp
1.2.3. Xoang thận: chiếm 1/3 giữa thận, rỗng và thông ra ngoài rốn thận. Xoang thận gồm 8 – 12 gai thận, đài thận lớn, đài thận bé và bể thận.
2. Niệu quản
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, mỗi niệu quản dài khoảng 25cm, đường kính 3 – 5mm, nằm sau phúc mạc sát vào thành bụng sau.
Có 3 chỗ thắt hẹp từ trên xuống:
+ Chỗ nối với bể thận
+ Chỗ bắt chéo với động mạch chậu
+ Chỗ đổ vào bàng quang
Niệu quản được chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn bụng: 9 – 11cm, nằm dọc 2 bên cột sống, đi từ bể thận đến cung xương chậu, đoạn này niệu quản đi chếch xuống dưới và vào trong
+ Đoạn chậu: 3 – 4cm, bắt đầu từ cánh xương chậu, qua cánh xương chậu tới eo trên
+ Đoạn chậu hông: 13 – 14cm, bắt đầu từ eo trên tới cắm vào bàng quang, chúng cách nhau 5cm
+ Đoạn bàng quang: 1 – 1,5cm, đoạn này chạy vào thành bàng quang dày, đến mặt trong bàng quang cho ra 2 lỗ niệu quản cách nhau 2cm. Phía trên lỗ niệu quản có một nếp niêm mạc, có tác dụng như một cái van đậy niệu quản lại khi bàng quang đầy nước tiểu.
3. Bàng quang
3.1. Hình thể ngoài
Bàng quang nằm dưới và ngoài phúc mạc, trong chậu hông bé, sau khớp mu, trước các tạng sinh dục
Bàng quang giống như một cái túi để chứa nước tiểu từ thận xuống. Bàng quang có khả năng chứa tối đa hơn 2000ml nước tiểu, trong khi đó bàng quang chứa khoảng 250 – 300ml là ta đã có cảm giác mắc tiểu. Khi bàng quang đầy, mặt trên căng phồng lên trên khớp mu như một vòm cầu (gọi là cầu bàng quang).
3.2. Hình thể trong
Được chia làm 2 phần: vòm bàng quang và đáy bàng quang
+ Vòm bàng quang là phần di động, chung giãn khi có nhiều nước tiểu
+ Đáy bàng quang là phần cố định, 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo tạo thành 3 góc của tam giác bàng quang.
Cấu tạo thành bàng quang: có 3 lớp
+ Lớp ngoài là một bao xơ mỏng
+ Lớp giữa có 3 lớp cơ đi từ ngoài và trong là dọc, vòng, chéo
+ Lớp trong là lớp niêm mạc có 2 lỗ niệu quản và 1 lỗ niệu đạo.
4. Niệu đạo
Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
4.1. Niệu đạo nam:
Vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh, dài 16cm đi từ cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước ôm lấy bờ dưới xương mu, sau đó quặt xuống dưới để vào dương vật thông ra ngoài qua lỗ sáo
Niệu đạo nam được chia thành 3 đoạn:
+ Niệu đạo tiền liệt tuyến
+ Niệu đạo màng
+ Niệu đạo xốp.
4.2. Niệu đạo nữ:
Dài khoảng 3-4cm, gồm 2 đoạn:
+ Đoạn cố định là đoạn niệu đạo chậu hông có cơ trơn thắt gần cổ bàng quang
+ Đoạn niệu đạo đáy chậu có cơ vân thắt niệu đạo.
II. Sinh lý tiết niệu
1. Sự lọc của tiểu cầu thận:
1.1. Màng lọc tiểu cầu thận và tính thấm của tiểu cầu thận:
– Màng lọc tiểu cầu thận là màng mà qua đó huyết tương từ mao mạch tiểu cầu thận được lọc qua để vào bao Bowman. Gồm có 3 lớp:
+ Lớp tế bào nội mô của mao mạch tiểu cầu thận với đường kính khoảng 160A0
+ Màng đáy với đường kính khoảng 110A0
+ Lớp tế bào biểu mô của bao Bowman với đường kính 70A0
– Như vậy dịch lọc tiểu cầu thận phải qua ba lớp khác nhau trước khi vào bao Bowman.
– Sự thấm qua màng lọc phụ thuộc vào trọng lượng phân tử của một số chất. Lỗ lọc của màng chỉ cho các phân tử có đường kính dưới 70A0 đi qua.
1.2. Thành phần của dịch lọc tiểu cầu:
– Dịch lọc của tiểu cầu thận có thành phần giống như dịch kẽ tế bào, dịch này không chứa các tế bào máu và lượng protein rất thấp (khoảng 0.03% của protein huyết tương).
– Do thiếu protein tích điện âm trong dịch lọc nên gây ra tác dụng thăng bằng Donnan, một số ion âm như Cl- và HCO3- qua dịch lọc để thay thế, làm cho nồng độ cao hơn khoảng 5% so với huyết tương. Ngoài ra, nồng độ của các chất không ion hóa như: urê, creatinin, và glucose được tăng lên 4%.
1.3. Mức lọc tiểu cầu:
– Số lượng dịch lọc qua tiểu cầu trong một phút của cả 2 thận được gọi là mức lọc tiểu cầu.
– Ở người bình thường mức lọc tiểu cầu khoảng 125ml/phút tức là khoảng 180l/24 giờ, nhưng hơn 99% dịch lọc được tái hấp thu trong ống thận, số
còn lại, khoảng trên 1l/24 giờ trở thành nước tiểu.
1.4. Động học của sự lọc tiểu cầu.
– Bình thường do sự chênh lệch của các lực tác dụng lên màng lọc, tạo một áp suất lọc, có tác dụng đẩy dịch từ mao mạch cầu thận vào nang bao Bowman để tạo nên dịch lọc.
+ Áp suất thủy tĩnh của máu mao mạch tiểu cầu (Pa) chính là huyết áp mao mạch, nó có tác dụng đẩy dịch qua màng lọc sang bao Bowman, trị số trung bình của nó vào khoảng 60mmHg.
+ Áp suất keo (UP) của máu trong mao mạch do protein quyết định, nó có tác dụng giữ nước lại trong mao mạch, trị số trung bình là 32mmHg.
+ Áp suất thủy tĩnh (PB) trong bao Bowman, chính là áp suất thủy tĩnh của dịch lọc tiểu cầu, trị số trung bình là 18mmHg.
– Do vậy, muốn có áp suất lọc thì áp suất thủy tĩnh của mao mạch phải lớn
hơn tổng áp suất của áp suất keo mao mạch và áp suất thủy tĩnh của bao Bowman. Ta có: Plọc= Pa – ( UP + PB ) = 60 – (32 + 18) = 10mmHg
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận.
1.5.1. Các áp suất ở tiểu cầu thận:
– Áp suất thủy tĩnh của mao mạch tiểu cầu thận tăng, làm mức lọc tăng và ngược lại.
– Áp suất keo của protein huyết tương tăng làm giảm mức lọc cầu thận và ngược lại.
– Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman ít thay đổi nên không ảnh hưởng. Nhưng trong trường hợp tắc ống thận hay niệu quản, áp suất bao Bowman tăng lên và giảm mức lọc cầu thận.
1.5.2. Sự co giãn tiểu động mạch vào:
Giãn tiểu động mạch vào làm tăng dòng máu thận và tăng lọc, ngược lại khi co tiểu động mạch vào làm giảm lọc
1.5.3. Sự co tiểu động mạch ra:
Sự co tiểu động mạch ra làm tăng sức cản của mạch, do đó làm tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch tiểu cầu thận => tăng lọc. Nhưng nếu co mạnh và tổng thời gian dài sẽ làm giảm lọc.
1.5.4. Kích thích thần kinh giao cảm:
Kích thích thần kinh giao cảm làm co tiểu động mạch vào => giảm mức lọc cầu thận => giảm lượng nước tiểu.
1.5.6. Huyết áp:
Khi huyết áp tăng (hoặc thể tích tuần hoàn tăng) làm tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch tiểu cầu => tăng mức lọc cầu thận. Tuy nhiên, không có sự tăng cân xứng do hiện tượng điều hòa tự động dòng máu.
1.6. Điều hòa mức lọc tiểu cầu thận:
Mức lọc tiểu cầu thận luôn giữ tương đối hằng định, nếu thay đổi nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ thể:
– Nếu lọc ít, thì sự thải các sản phẩm chuyển hóa và những chất thừa cũng giảm đi và chúng sẽ ứ lại trong cơ thể.
– Nếu lọc nhiều, dịch qua nhanh, ống thận không kịp tái hấp thu, cơ thể sẽ mất nhiều chất cần thiết.
1.6.1. Cơ chế điều hòa tự động mức lọc cầu thận:
– Điều hòa ngược dãn tiểu động mạch vào: khi mức lọc cầu thận giảm => sự giảm nồng độ ion Na+, Cl- kích thích gây dãn động mạch vào => tăng lượng máu đến cầu thận và nâng mức lọc cầu thận lên bình thường.
– Điều hòa ngược co tiểu động mạch ra: khi có ít ion Na+, Cl- đến macula densa, làm tế bào cạnh cầu thận tiết Renin => tăng áp suất ở cầu thận và nâng mức lọc cầu thận lên bình thường.
1.6.2. Vai trò Angiotensin:
Gây co tiểu động mạch đi, dãn tiểu động mạch vào => tăng mức lọc cầu thận
2. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần:
2.1. Tái hấp thu Glucose:
– Glucose là một chất được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần. Bình thường nồng độ glucose trong máu là 100mg% được lọc vào nang
Bowman với nồng độ tương đương, đến ống lượn gần 100% glucose được tái hấp thu, do đó không có glucose trong nước tiểu.
– Khả năng tái hấp thu glucose của cầu thận có giới hạn:
+ Với nồng độ Glucose trong máu < 180mg% => tái hấp thu hoàn toàn
+ Với nồng độ Glucose trong máu > 180mg% => không tái hấp thu hoàn toàn nên trong nước tiểu có Glucose.
+ Do đó, nồng độ Glucose trong máu = 180mg% là nồng độ ngưỡng.
2.2. Tái hấp thu Na+
Na+ được hấp thu khoảng 65% ở ống lượn gần
2.3. Tái hấp thu acid amin và protein
Có khoảng 30g protein huyết tương được lọc qua cầu thận mỗi ngày, vì phân tử protein quá lớn, không qua màng được nên tái hấp thu bằng cơ chế ẩm bào.
2.4. Tái hấp thu nước:
– Ở ống lượn gần các chất hòa tan như: Na+, glucose,…được tái hấp thu, làm áp suất thẩm thấu trong dịch kẽ tăng, kéo theo nước.
– Khoảng 65% nước được tái hấp thu ở đây, tương đương 117 lít/24 giờ.
– Còn lại khoảng 63 lít tiếp tục đi vào quai Henle, do nước được hấp thu tương ứng với Na+ nên dịch đi vào quai Henle là dịch đẳng trương.
2.5. Tái hấp thu urê và Cl-
– Cơ thể tạo thành urê trung bình từ 25 – 30g mỗi ngày, ở người có chế độ ăn giàu protein thì chỉ số này tăng lên và ngược lại. Do tế bào biểu mô ống
lượn gần kém thấm với ure nên chỉ khoảng 50% ure trong dịch lọc được tái hấp thu
– Khoảng 65% Cl- được tái hấp thu ở ống lượn gần
2.6. Tái hấp thu và bài tiết một số chất khác:
– Các ion acetoacetate, sản phẩm của lipid được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần.
– Khoảng 65% K+ trong dịch lọc được tái hấp thu tích cực tại ống lượn gần
– Các vitamin được tái hấp thu theo yêu cầu
– Khi protein mang vận chuyển Na+ từ lòng ống vào tế bào xuôi theo chiều
bậc thang điện hóa, nó cũng vận chuyển ngược chiều H+ từ trong tế bào đi ra lòng ống
– Khi H+ đi ra lòng ống, nó sẽ kết hợp với HCO3- tạo ra H2CO3 giúp tái hấp thu ion bicacbonat dưới dạng CO2, nên khi có nhiều HCO3- hơn H+, thì tất cả các ion HCO3- sẽ được thải qua nước tiểu.
– Màng tế bào ống lượn gần không thấm đối với creatinin, insulin, manitol, sucroz, nghĩa là mỗi khi các chất này được lọc thì chúng sẽ bị thải qua
nước tiểu 100%. Riêng creatinin, không những không được tái hấp thu mà còn được bài tiết thêm một lượng nhỏ
3. Tái hấp thu ở quai Henle
Dịch đổ vào quai Henle là dịch đẳng trương. Ở đó, một phần nước và Na+, Cl- tiếp tục được tái hấp thu. Lượng nước được tái hấp thu ở đây khoảng 15%, còn lượng Na+ và Cl- được tái hấp thu khoảng 25%.
4. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa.
4.1. Tái hấp thu Na+
Dịch vào ống lượn xa còn khoảng 10% Na+. Tại đây, Na+ tiếp tục được tái hấp thu theo cơ chế như ở ống lượn gần đồng thời còn có sự hỗ trợ tích cực của một hormon vỏ thượng thận là aldosteron.
4.2. Tái hấp thu nước:
Nước được tái hấp thu ở ống lượn xa khoảng 18 lít/24 giờ nhờ sự hỗ trợ của ADH (ADH có tác dụng làm tăng tính thấm của màng tế bào biểu mô ống lượn xa đối với nước). Vì vậy, khi thiếu ADH, sự hấp thu nước ở ống lượn xa giảm và bệnh nhân sẽ bị bệnh đái tháo nhạt (Lượng nước tiểu sẽ tăng lên rất nhiều). Còn lại khoảng 18 lít tiếp tục đi vào ống góp