Đặc Trưng Pháp Lý Của Khuyến Mại Nhằm Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Hay chính là doanh nghiệp vì muốn xúc tiến việc mua bán hàng hóa, dịch vụ để cạnh tranh với doanh nghiệp khác nên đã dùng những hành vi khuyến mại nhưng không lành mạnh để cạnh tranh và gây ra thiệt hại. Không thể phủ nhận được rằng khuyến mại là biện pháp thu hút khách hàng có hiệu quả nhất trong số những hoạt động xúc tiến thương mại, và đó cũng là quyền tự do trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng khi doanh nghiệp vượt quá sự tự do đó thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi môi trường kinh doanh lại rất cần sự cạnh tranh lành mạnh và đúng mực. Vì vậy, hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 46, Luật cạnh tranh năm 2004 nhằm có cơ chế pháp lý để điều chỉnh hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh để tạo môi trường kinh doanh trong sạch và lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia, khu vực và toàn thế giới.

1.2.2. Đặc trưng pháp lý của khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Về cơ bản, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng có những đặc điểm chung của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ nhất, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.

Chủ thể kinh doanh trên thị trường chủ yếu là các doanh nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp . Trên phạm vi rộng, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do ( bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư,…).

Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh

nghiệp khác. Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách hàng về phía mình bằng các hành vi như tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng, tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình,... Do đó, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế.

Thứ hai, hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh.

Các thông lệ tốt ( tập quán kinh doanh) là các biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực hiện đã xâm hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Bên vi phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mặc dù biết hoặc buộc phải biết đến các thông lệ, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho họ, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất nhưng lại gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh khác và lợi ích của người tiêu dùng để thu được nhiều lợi nhuận. Điều này đã đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác. Theo đó, dấu hiệu này đi kèm với các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo nên điểm khác biệt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Thứ ba, hành vi khuyến mại với mục đích cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng, xâm hại đến trật tự quản lí cạnh tranh của nhà nước mà không làm cản trở, sai lệch hay giảm tình trạng cạnh tranh của thị trường như hành vi hạn chế cạnh tranh. Tùy thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia cũng như quan điểm của các cơ quan xử lí sẽ có các cách thức nhìn nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

1.2.3. Tác động của hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 4

Khi một sản phẩm của doanh nghiệp được sáng tạo, được làm ra mà không được người tiêu dùng đón nhận thì đó là quả là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn. Cho nên để duy trì được sự tồn tại của mình trên thị trường, để hàng hóa của mình bán được nhiều và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp sẽ không ngần ngại sử dụng mọi cách, mọi biện pháp để đạt được mục đích cuối cùng của mình. Nhưng trên thương trường thành công của doanh nghiệp này sẽ là thất bại của doanh nghiệp khác. Họ luôn tìm cách để hạ gục đối thủ cạnh tranh của mình nhưng người chịu sự thiệt hại đầu tiên lại là người tiêu dùng. Khi có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì người tiêu dùng sẽ bị tác động trực tiếp. Khuyến mại mà mang tính chất gian dối giải thưởng, không trung thực nhằm lừa dối khách hàng, hay có sự phân biệt đối xử giữa các khách hàng với nhau thì rõ ràng lợi ích của người tiêu dùng sẽ bị xâm hại trực tiếp. Do tâm lý và thói quen nên họ dễ dàng mua những sản phẩm với giá rẻ hay có tặng phẩm nhưng thật sự họ lại bị doanh nghiệp đó lừa dối vì lợi nhuận riêng. Người tiêu dùng là mục đích lợi nhuận mà doanh nghiệp hướng đến nhưng cũng là đối tượng bị doanh

nghiệp gây tác động bất lợi nhiều nhất. Cho nên, việc ngăn cấm các hành vi sai trái của doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng là điều rất cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Bên cạnh đó, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn ảnh hưởng tới sự công bằng trong kinh doanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác. Nếu một doanh nghiệp làm ăn chân chính, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nhưng do tiềm lực về kinh tế không đủ mạnh nên không thể mở những đợt khuyến mại rầm rộ để thu hút khách hàng mà chỉ nhờ vào số lượng khách hàng thân quen, trong khi những doanh nghiệp tuy có sản phẩm không tốt, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ đã tiến hành những hoạt động khuyến mại với thông tin sản phẩm thật tốt và giá ưu đãi để lừa dối khách hàng, với tâm lý thích khuyến mại và giá rẻ người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang dùng sản phẩm đó mà không cần quan tâm đến chất lượng của nó. Như vậy, những doanh nghiệp yếu thế sẽ rất dễ lâm vào tình trạng phá sản, làm ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế, vì những doanh nghiệp đầy nhiệt huyết nhưng không mạnh về tài chính không còn cơ hội để tạo ra sản phẩm trên thị trường nữa. Bởi vậy, pháp luật đã cố gắng để điều chỉnh những hành vi sai trái, không lành mạnh của các doanh nghiệp để tạo sự bình đẳng và ổn định trong kinh doanh.

CHƯƠNG 2.


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM

2.1. Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh 2004

Lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu cuối cùng mà các nhà kinh doanh muốn đạt đến. Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh và chân chính mà vẫn đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì đòi hỏi các nhà kinh doanh phải đủ bản lĩnh, năng lực và đạo đức thì mới có thể làm tốt được. Khuyến mại luôn là hình thức thu hút khách hàng đạt hiệu quả cao. Về hình thức, chủ thể và cách thức tổ chức hoạt động khuyến mại đã được Luật thương mại 2005 điều chỉnh cụ thể, còn khi hoạt động khuyến mại này xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh thì Luật cạnh tranh sẽ điều chỉnh vấn đề này. Do hiện nay khuyến mại là yếu tố có quyết định lớn đến doanh thu bán hàng và hoạt động của một doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách thu hút sự chú ý của khách hàng về phía mình, cho dù đó là những hành vi không lành mạnh. Bởi vậy, tại Điều 46, Luật cạnh tranh 2004 đã liệt kê các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Đó là những hoạt động luật cấm doanh nghiệp làm nhằm để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp khác, của Nhà nước và đặc biệt là người tiêu dùng, vì người tiêu dùng luôn là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất khi các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Luật cạnh tranh cấm các doanh nghiệp thực hiện các hành vi khuyến mại không lành mạnh sau:


2.1.1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng


Làm sao để tự khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, để có thể tồn tại và phát triển luôn là câu hỏi băn khoăn, trăn trở của các doanh nghiệp, nhất là với thời kỳ nền kinh tế đang có sự cạnh tranh khốc liệt như

hiện nay. Chính vì vậy để giữ vững vị thế của mình doanh nghiệp không ngần ngại dùng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hình thức phổ biến đó là quảng cáo và khuyến mại.

Hiện nay, với sự xuất hiện của hàng loạt các chủng loại hàng hóa và dịch vụ rất đa dạng và phong phú nên việc lựa chọn của người tiêu dùng cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Thuận lợi đó là người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với nhiều loại sản phẩm khác nhau, tùy chất lượng mà giá cả sẽ phù hợp với nhu cầu và thu nhập của họ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của người tiêu dùng đó là khi đã chọn lựa được sản phẩm phù hợp với thu nhập thì không biết phải sử dụng sản phẩm nào trong hàng loạt những sản phẩm được bày bán trên thị trường. Những sản phẩm có chất lượng và giá cả tương đồng nhau, và đôi khi mẫu mã cũng tương tự nhau. Lúc này, người tiêu dùng sẽ chỉ phải tin vào những công ty, doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường và được nhiều khách hàng ủng hộ. Tuy nhiên, với thói quen là thích mua hàng khuyến mại vì giá rẻ mà đôi khi còn có cơ hội nhận được những giá trị vật chất nhất định. Ví dụ như: rút thăm trúng thưởng, cào trúng thưởng, tặng phiếu mua hàng, phiếu giảm giá…, thì đôi khi người tiêu dùng lại là nạn nhân bị chính các doanh nghiệp lợi dụng để làm lợi riêng cho mình. Việc tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình, khi mua khách hàng sẽ có cơ hội nhận được những giải thưởng đã công bố trong chương trình khuyến mại. Đồng thời cũng để lấn áp các doanh nghiệp khác, giành ưu thế thị trường về phía mình. Doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của khách hàng dành cho mình để lừa dối họ mà ít khi nào họ biết được, khi không trúng thưởng trong chương trình khuyến mại thì đa số khách hàng cho rằng mình đã không may mắn chứ không biết rằng trên thực tế giải thưởng đó không hề có, hoặc nếu có thì cũng không đúng với những gì mà doanh nghiệp đã công bố ban đầu trong chương trình khuyến mại.

Có nhiều hành vi gian dối khác nhau về phần thưởng đã được các doanh nghiệp thực hiện trong hoạt động khuyến mại. Khuyến mại gian dối về giải thưởng thể hiện thông qua trường hợp đưa ra giá trị giải thưởng khuyến mại rất lớn nhưng thực hiện việc trao giải thưởng thì rất nhỏ. Điển hình như chương trình khuyến mại của một công ty bia "bật nắp chai trúng thưởng” diễn ra cách đây không lâu. Trong chương trình này, cơ cấu giải thưởng gồm

200.000 giải thưởng, trong đó có 6 xe ôtô BMW, không ai có thể chắc chắn rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 6 nắp chai in hình xe BMW trong số sản phẩm được bán trong đợt khuyến mại. Theo ông Đỗ Thắng Hải, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), trong tổng số 215 tỉ đồng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà các thương nhân đăng ký thì tổng số giá trị giải thưởng đã trao rất thấp, chỉ đạt 6 tỷ đồng, tương đương 3% tổng số tiền đã đăng ký cho chương trình khuyến mại. Như vậy, giá trị thật mà các doanh nghiệp trao cho khách hàng nhỏ hơn rất nhiều những con số được nêu ra trong chương trình khuyến mại. Khách hàng cũng không nhận được nhiều những phần thưởng có giá trị từ các chương trình khuyến mại gian dối trên.

Khuyến mại gian dối về phần thưởng còn thể hiện thông qua việc cho khách hàng được nhận phần thưởng nhưng phải kèm điều kiện mua kèm theo các hàng hóa khác của doanh nghiệp. Trong bài báo "Đánh lừa người tiêu dùng bằng các chiêu khuyến mại” đăng trên trang web báo Lao động ngày 23/12/2010 đã đưa ra một trường hợp khuyến mại gian dối của siêu thị Vinaconex (Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội). Một khách hàng mua sản phẩm tại siêu thị Vinaconex thì nhận được phiếu cào trong chương trình khuyến mại "Mừng giáng sinh – Chào năm mới”. Sau khi cào, khách hàng này trúng giải nhất với trị giá 500.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến lĩnh thưởng thì điều kiện lĩnh thưởng là: "Phiếu chỉ có giá trị lĩnh thưởng khi khách hàng mang theo phiếu này và mua 01 chiếc áo Complet hoặc 01 bộ quần áo Complet tại cửa hàng”. Khách hàng này vui mừng đi xem quần áo Comple để

mua thì thất vọng khi nhận ra rằng các sản phẩm này có giá từ 880.000 đồng đến 3.200.000 đồng/bộ nhưng chất lượng tồi đến mức "có cho không cũng không nhận”.

Hay năm 2004, hãng sữa Enfa Mama thuộc Công ty Mead Johnson (Hoa Kỳ) đưa ra chương trình khuyến mại “Quà tặng đầu xuân”. Theo chương trình này thì cứ hai nắp lon Enfa Mama loại 400g sẽ được đổi một trong bốn đĩa Giao hưởng thông minh I, Giao hưởng thông minh II, VCD chăm sóc thai nhi và VCD nuôi con bằng sữa mẹ. Với chương trình này thì chắc hẳn sẽ thu hút được phần lớn người tiêu dùng đang mang thai khi chọn sản phẩm sữa. Thế nhưng thực tế lại khác. Chị Võ Thanh Hiền ở Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi chị vào siêu thị và mua bốn hộp Enfa Mama (loại 400g) đang trong thời gian khuyến mại và ra quầy dịch vụ để đổi quà, nhưng nhân viên quầy dịch vụ lại cho rằng đây là nắp cũ và chỉ chị ra hành lang siêu thị để tìm nhân viên tiếp thị sữa Enfa Mama nhưng chị Hiền không gặp ai cả đành ra về. Được biết trước đó cũng có rất nhiều người phàn nàn về việc đổi quà khi mua sữa bột Enfa Mama và đã ra về tay không. Hôm sau chị Hiền quay lại siêu thị và gặp nhân viên tiếp thị sữa Nguyễn Thị Phương Khánh, chị yêu cầu đổi đĩa nhạc giao hưởng thông minh II và VCD chăm sóc thai nhi nhưng nhân viên này nói VCD chăm sóc thai nhi chưa làm xong và chỉ đưa cho chị Hiền đĩa giao hưởng thông minh II.

Từ vụ việc trên cho thấy sự gian dối trong khuyến mại là rất rõ ràng. Chưa có sản phẩm khuyến mại mà vẫn ghi chương trình khuyến mại để lừa dối khách hàng. Vì người tiêu dùng cần VCD chăm sóc thai nhi lúc họ mang thai, nếu sau khi sanh mà chị Hiền có nhận được quà khuyến mại thì cũng chẳng còn giá trị và ý nghĩa nữa. Sự thiếu trách nhiệm và thiếu trung thực của nhà phân phối đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng dành cho sản phẩm. Để tăng doanh số bán hàng mà họ để người tiêu dùng phải thiệt thòi và không tín nhiệm sản phẩm nữa, đó là điều không đáng. Bởi vì đối với người tiêu

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí