Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 14


phương tiện vận tải như các xe bồn, xe con văn phòng…

+ Hoàn thiện về thời điểm trích và thôi trích khấu hao TSCĐ:

Theo quy định hiện hành, TSCĐ tăng hay giảm, ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nào thì được tính hoặc thôi tính khấu hao kể từ ngày đó. Vì vậy, Công ty cần tiến hành tính khấu hao theođúng quy định để đảm bảo tính chính xác của số liệu kế toán về chi phí khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ được trình bày trên hệ thống BCTC của doanh nghiệp

Ví dụ: Xe ô tô Nisan đen 30F-711.03 có nguyên giá là 1.004.647.273 đồng. Thười gian sử dụng là 10 năm, bắt đầu đưa vào sử dụng ngày 9/4/2019 tại văn phòng Công ty. Kế toán đã tính khấu hao TSCĐ này theo nguyên tắc làm tròn tháng chứ không thực hiện trích khấu hao bắt đầu từ ngày mà TSCĐ này tăng.

+ Nếu trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng thì số trích khấu hao tháng 4/2019 của TSCĐ trên là: 1.004.647.273 : (10*12) = 8.372.061 đồng/tháng.

+ Nếu trích khấu hao bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng thì trước hết phải xác định số ngày tính khấu hao tăng trong tháng 4/2019 là: 30 – 9 + 1 = 20 ngày.

Số trích khấu hao của TSCĐ trên trong tháng 4/2019 là: (1.004.647.273 : (10*12)): 30 * 20 = 5.581.373 đồng

- Hoàn thiện hạch toán chi phí khấu hao

TSCĐ dùng cho bộ phận nào thì thực hiện tính và hạch toán chi phí khấu hao vào bộ phận đó. Đối với TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý sẽ hạch toán vào tài khoản 642, TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng sẽ hạch toán vào TK 641. Trường hợp Công ty đã hạch toán sai chi phí khấu hao của phần mềm kế toán do phòng TCHC sử dụng có giá trị là 10.629.643 đồng sẽ được xử lý như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Bút toán 1: Hạch toán đảo bút toán khấu hao đối với TSCĐ là phần mềm kế toán dùng cho bộ TCHC do hạch toán sai tài khoản

Nợ TK 21435: 10.629.643

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 14

Có TK 6414: 10.629.643

Bút toán 2: Hạch toán số khấu hao TSCĐ đúng theo bộ phận sử dụng Nợ TK 6424: 10.629.643


Có TK 21435: 10.629.643

3.3 Điều kiện thực hiện các đề xuất

3.3.1 Về phía Công ty

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, về phía Công ty với vai trò quản lý, Công ty cần đưa ra các quy định hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận phòng ban, đơn vị trực thuộc về Chế độ kế toán áp dụng cho toàn công ty nói chung và về quản lý, kế toán TSCĐ nói riêng. Ngoài việc hướng dẫn thống nhất từ trên xuống dưới như trên, công ty cần thu thập ý kiến phản hồi từ các bộ phận, phòng ban, đơn vị về các bất cập trong công tác kế toán, quản lý, sử dụng TSCĐ để có những phương hướng giải quyết kịp thời.

Các đơn vị trực thuộc cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các quy trình, quy chế quản lý tài sản trong công ty. Cần hiểu được tầm quan trọng của TSCĐ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong đơn vị. Từ đó, xây dựng kế hoạch đầu tư TSCĐ cho phù hợp với thực tế, tránh lãng phí.

Công ty thường xuyên kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng, kế toán TSCĐ. Định kỳ, thực hiện phân tích tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm đánh giá tính hợp lý từ việc sử dụng TSCĐ và có biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

3.3.2 Về phía Bộ tài chính

Các chuẩn mực kế toán VAS 03, VAS 04 là một trong những chuẩn mực được ban hành đợt 1 đã cho thấy tầm quan trọng của Chuẩn mực kế toán đối với công tác quản lý và kế toán của doanh nghiệp. Tuy đã được ban hành nhưng một số nội dung quy định chưa thực sự đảm bảo tính rõ ràng, chưa giải quyết được những đối tượng TSCĐ thực tế đã và đang phát sinh ngày càng nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của các doanh nghiệp dẫn đến thiếu tính đồng bộ, thống nhất trong hạch toán và xử lý đối với tài sản cố định. Do vậy, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hạch toán và tính khả thi của Chuẩn mực kế toán thì Bộ tài chính cần tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống kế toán để đáp ứng ngày càng cao việc phản ánh, cung cấp thông tin thực tiễn hoạt động kinh doanh đa dạng và


phức tạp của doanh nghiệp.

3.3.3 Về phía các tổ chức nghề nghiệp

Với tư cách là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức và cá nhân làm nghề kế toán và kiểm toán ở Việt Nam, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế, tăng cường nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán mới kế toán mới để tập huấn, cập nhật kiến thức cho các kế toán viên, kiểm toán viên một cách hiệu quả nhất. VAA và VACPA có thể phối hợp với các chuyên gia thuộc Bộ tài chính các Công ty kiểm toán lớn như Big four để mở các diễn đàn giải đáp về kế toán doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội ở chương 2. Trong chương này, tác giả trình bày sự cần thiết cũng như định hướng phát triển, quan điểm hoàn thiện tổ chức kế toán từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị. Tác giả hy vọng những giải pháp này sẽ được áp dụng vào thực tiễn tổ chức kế toán nhằm hoàn thiện hơn kế toán tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội.


KẾT LUẬN

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển và tồn tại. DN có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào. Đối với một doanh nghiệp thương mại như Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội, TSCĐ không chỉ phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng, phản ánh quy mô của đơn vị mà còn mang tính quyết định đối với quá trình kinh doanh xăng dầu của Công ty. Việc đầu tư, quản lý và sử dụng tốt TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế tối đa cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá và tìm ra giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ có ý nghĩa lớn đối với Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội. Đây sẽ là nguồn thông tin có giá trị cho công tác quản lý vi mô của đơn vị cũng như công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Qua toàn bộ nội dung đã được trình bày trong bài Luận văn “Kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội” với đối tượng và phạm vi nghiên cứu xác định, tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, cụ thể là:

Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp: Một số vấn đề cơ bản về TSCĐ, nguyên tắc và phương pháp kế toán TSCĐ theo thông tư 200/2014/TT-BTC và các chuẩn mực kế toán có liên quan.

Luận văn đã nghiên cứu đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán trong Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội; phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị

Trên cơ sở đánh giá những ưu nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị, Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị ở cả tầm vi mô (đối với đơn vị) và vĩ mô (đối với các cơ quan quản lý nhà nước).

Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng chỉ rõ những điều kiện để hiện thực hóa các kiến nghị.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu và Luận văn đã đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, tác giả Luận văn mong được sự góp ý của Quý Thầy/Cô để bài viết được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Hoài Anh (2019), Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH U-Mac Việt , Luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại, Hà Nội;

2. Phạm Vân Anh (2006), Hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp liên doanh sản xuất ô tô ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thương Mại, Hà Nội;

3. Bộ Tài chính (2000), Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội;

4. Bộ Tài chính (2001), Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1), Hà Nội;

5. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 về ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 5), Hà Nội;

6. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013;

7. Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;

8. Bộ tài chính (2016), Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/11/2016 và áp dụng từ năm tài chính 2016;

9. Bộ tài chính (2017), Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 và Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016;

10. Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội, báo cáo tài chính và các văn bản quản lý;

11. Th.s Nguyễn Thị Cúc, Kế toán tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán


quốc tế và hệ thống kế toán một số nước trên thế giới, Thông báo khoa học và công nghệ Số 2/2016, Khoa kinh tế, Đại học xây dựng Miền Trung;

12. Lê Thị Thanh Hải, Bàn về chế độ kế toán, quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, Tạp chí khoa học thương mại số 58, tháng 6 năm 2013;

13. Nguyễn Thị Hiền Hạnh (2015), Kế toán tài sản cố định tại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, Luận văn Thạc sĩ, Đại học thương mại, Hà Nội;

14. Phạm Thị Minh Hồng (2016), Nghiên cứu áp dụng kế toán suy giảm giá trị Tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội;

15. Dương Thu Hường (2014), Kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần du lịch Đồ Sơn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học thương mại, Hà Nội;

16. PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng (chủ biên)(2018), Giáo trình kế toán tài chính (Quyển 1), Nhà xuất bản kinh tế TP HCM;

17. Đặng Thị Loan (2015), Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân;

18. Nguyễn Nhật Minh (2015), Kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần tập đoàn Hương Sen, Luận văn Thạc sĩ, Đại học thương mại, Hà Nội;

19. Nguyễn Thành Nam (2018), Kế toán TSCĐHH tại các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị bếp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học thương mại, Hà Nội

20. Thới Thị Kim Tuyến (2016), “Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn” , Luận văn thạc sĩ, Đại học thương mại, Hà Nội

21. Tra cứu trên internet: http://www.tapchiketoan.com http://webketoan.com https://mail.pvoil.com.vn/owa/ https://congthongtin.pvoil.vn/



Phụ lục số 1.1

PHỤ LỤC


CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Xin Anh/chị vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong hạch toán và quản lý TSCĐ?

2. Tại doanh nghiệp, TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn được sử dụng thì được quản lý như thế nào? Doanh nghiệp có tiến hành đánh giá lại không?

3. Tại doanh nghiệp, TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn được sử dụng thì được quản lý như thế nào? Doanh nghiệp có tiến hành đánh giá lại không?

4. TSCĐ vô hình (chẳng hạn như quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy tính) tại doanh nghiệp được tính khấu hao theo phương pháp gì? Căn cứ xác định thời gian sử dụng dự kiến để tính khấu hao TSCĐ vô hình?

5. Tại doanh nghiệp có trường hợp thay đổi phương pháp tính khấu hao đối với một TSCĐ cụ thể không? Nếu có thì thủ tục pháp lý và hạch toán như thế nào?

6. Tại doanh nghiệp có xảy ra trường hợp đánh giá lại TSCĐ không? Áp dụng trong những trường hợp nào? Hạch toán như thế nào?

7. TSCĐ tại doanh nghiệp có thuê ngoài không? Nếu có anh/chị vui lòng cho biết loại hình thuê ngoài là gì?

8. Các loại sửa chữa TSCĐ tại doanh nghiệp bao gồm những loại nào? Để phân biệt sửa chữa TSCĐ là sửa chữa lớn hay nâng cấp tại doanh doanh nghiệp thì dựa trên những căn cứ nào?

9. Đối với sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, doanh nghiệp có thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn không? Chi phí sửa chữa lớn được trích trước dựa trên căn cứ nào?

10. Từ thực tiễn quản lý và kế toán TSCĐ tại đơn vị, anh/chị có đề xuất, kiến nghị gì để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022