Xác Định Các Giải Pháp Ưu Tiên Quản Lý, Tổ Chức Du Lịch Sinh Thái 19983

3.3.2. Xác định các giải pháp ưu tiên quản lý, tổ chức du lịch sinh thái


Dựa vào những đặc điểm của hai khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương và Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng công cụ SWOT, tiến hành phân tích AHP nhằm xác định phương án ưu tiên tổ chức và quản lý du lịch sinh thái. Quá trình xác định phương án ưu tiên tổ chức và quản lý du lịch sinh thái dựa trên các khía cạnh: (i) Quy hoạch không gian phát triển du lịch; (ii) Quy hoạch cho thuê môi trường rừng;

(iii) Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái; (iv) Định hướng thị trường khách du lịch và marketing; (v) Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức du lịch sinh thái; (vi) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Bảng 3.13: Thống kê đặc điểm chung trong tổ chức và quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc giaCúc Phương


Quy hoạch không gian phát

triển du lịch

Quy hoạch cho thuê môi

trường rừng

Quy hoạch các công trình phục vụ

du lịch sinh thái

Định hướng thị trường khách DL và marketing

Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức

Tăng cường sự tham gia của cộng

đồng

Quy hoạch không gian phát triển du lịch


1


1/5


1/3


1/3


1/4


1/4

Quy hoạch cho thuê môi trường

rừng


5


1


2


2


3


3

Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh

thái


3


1/2


1


2


1/2


1/3

Định hướng thị trường khách

DL vàmarketing


3


1/2


1/2


1


1/3


1/4

Đào tạo, nâng cao năng lực

quản lý, tổ chức


4


1/3


2


3


1


1/2

Tăng cường sự

tham gia của cộng đồng


4


1/3


3


4


2


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 10

Bảng 3.14: Giá trị trọng số các phương án ưu tiên tổ chức và quản lý du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương



Quy hoạch không gian phát triển du lịch


Quy hoạch cho thuê môi

trường rừng


Quy hoạch các công

trình phục vụ du lịch sinh thái


Định hướng thị trường khách DL và marketing


Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức


Tăng cường sự tham gia của cộng

đồng

Giá trị trọng số


0,044


0,341


0,118


0,088


0,167


0,243

Mức độ ưu tiên


6


1


4


5


3


2

Giá trị bất đồng nhất (Overall Inconsistency) = 0,07 < 0,1 (thỏa mãn).


Như vậy, đối với Vườn quốc gia Cúc Phương, xét theo mức độ ưu tiên các phương án tổ chức và quản lý du lịch sinh thái; mục tiêu quy hoạch cho thuê môi trường rừng (0,341) được coi là phương án ưu tiên đầu tiên triển khai tại khu vực. Phương án tăng cường sự tham gia của cộng đồng (0,243) và phương án đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức (0,167) lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các phương án tiếp theo lần lượt là Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,118); Định hướng thị trường khách DL và marketing (0,088); và Quy hoạch không gian phát triển du lịch (0,044).

Bảng 3.15: Thống kê đặc điểm chung trong tổ chức và quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy


Quy hoạch không gian phát triển du

lịch

Quy hoạch cho thuê môi

trường rừng

Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch

sinh thái

Định hướng thị trường khách DL và

marketing

Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức

Tăng cường sự tham gia của cộng

đồng

Quy hoạch không gian phát triển du

lịch


1


3


2


2


3


4

Quy hoạch cho thuê môi

trường rừng


1/3


1


1/2


1/3


2


3

Quy hoạch các công

trình phục vụ du lịch sinh thái


1/2


2


1


1/2


3


4

Định hướng thị trường khách DL và

marketing


1/2


3


2


1


3


4

Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ

chức


1/3


1/2


1/3


1/3


1


2

Tăng cường sự tham gia

của cộng đồng


1/4


1/3


1/4


1/4


1/2


1

Bảng 3.16: Giá trị trọng số các phương án ưu tiên tổ chức và quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc giaXuân Thủy


Quy hoạch không gian phát

triển du lịch

Quy hoạch cho thuê môi

trường rừng

Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch

sinh thái

Định hướng thị trường khách DL và

marketing

Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức

Tăng cường sự tham gia của cộng

đồng

Giá trị

trọng số

0,319

0,114

0,184

0,252

0,079

0,051

Mức độ ưu

tiên

1

4

3

2

5

6

Giá trị bất đồng nhất (Overall Inconsistency) = 0,03< 0,1 (thỏa mãn).

Như vậy, đối với Vườn quốc gia Xuân Thủy, xét theo mức độ ưu tiên các phương án tổ chức và quản lý du lịch sinh thái; mục tiêu Quy hoạch không gian phát triển du lịch (0,319) được coi là phương án ưu tiên đầu tiên triển khai tại khu vực. Phương án Định hướng thị trường khách DL và marketing (0,252) và Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,184)lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các phương án tiếp theo lần lượt là Quy hoạch cho thuê môi trường rừng (0,114), phương án đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức (0,079) và tăng cường sự tham gia của cộng đồng (0,051).

3.4. Đề xuất các giải pháp ưu tiên nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia

3.4.1. Các giải pháp ưu tiên đối với Vườn quốc gia Cúc Phương

a) Giải pháp ưu tiên số 1: Quy hoạch cho thuê môi trường rừng

Việc cho thuê môi trường căn cứ theo quy định tại Nghị định số 117/201/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu BTTN.

Trước mắt, dự kiến sẽ tiến hành cho thuê môi trường trong phân khu dịch vụ hành chính cho các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái như:

- Xây dựng cơ sở và tổ chức hoạt động du lịch tâm linh tại khu vực Thung Nứa hay Thung Bông.

- Tại khu vực Quèn Đang có khả năng xây dựng các khu nuôi thả thú móng guốc bán hoang dã trên các diện tích đất quy hoạch đồng cỏ, có nguồn nước thuận tiện, xây dựng khu nuôi chim, nuôi bướm. Những khu vực này thích hợp cho nghiên cứu phát triển nhưng chủ yếu phục vụ cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, học tập nghiên cứu.

- Tại khu Hồ Mạc có thể xây dựng đường cáp treo lên đỉnh núi cao cạnh Hồ, trên đỉnh núi có thể xây dựng những cơ sở tâm linh và tham quan, ngắm cảnh Cúc Phương. Cũng tại Hồ Mạc, khu vực Thung Bông dọc đường vào Quèn Đang và một phần Thung Đang có thể cho thuê, xây dựng các khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp với các hoạt động giải trí: sân tennis, hồ bơi, phòng massage, tắm hơi, tắm nước thuốc do Cúc Phương tự sản xuất.

- Dọc sông Bưởi và đường Hồ Chí Minh đã xây dựng các khu nghỉ dưỡng, tham quan ngắm cảnh, bơi thuyền trên sông.

- Để mở rộng hoạt động dịch vụ du lịch. Vườn quốc gia có thể cho thuê mở các Kiốt bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống đa dạng và tổ chức hoạt động vui chơi giải trí trong khu vực Hồ Mạc.

- Vườn quốc gia cũng sẽ phối hợp với các đơn vị, Bản Khanh, Biện tổ chức các tua du lịch tới Động Phò Mã Giáng, Động Con Moong, Đền làng Lá, Mống và du lịch nghỉ tại nhà dân (stayhome) giao lưu với đồng bào dân tộc.

b) Giải pháp ưu tiên số 2: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng


Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Khách có thể tới làng Khanh, một làng du lịch sinh thái với

những ngôi nhà truyền thống của người Mường. Bà con trong làng đã được chuyển giao công nghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, khôi phục nghề dệt thổ cẩm.

Vườn quốc gia Cúc Phương khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái thường tập trung vào một số dịch vụ du lịch cộng đồng như dịch vụ homestay, hướng dẫn viên địa phương, dịch vụ ăn uống, xây dựng một số sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng, đầu tư vào một số điểm, tuyến du lịch sinh thái và đóng góp cho công tác bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường địa phương. Cần tăng cường nguồn đầu tư từ cộng động, tuy đây không phải là một loại hình đầu tư trực tiếp và phổ biến nhưng rất cần để khuyến khích phát triển vì du lịch sinh thái là loại hình du lịch cần có sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng địa phương.

c) Giải pháp ưu tiên số 3: Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Cúc Phương hiện có 43 nhân viên làm công tác du lịch sinh thái tại Trung tâm Du lịch sinh thái cái Vườn. Với số lượng nhân sự tương đối đông đảo, tuy nhiên chủ yếu là lao động hợp đồng.

Năng lực cán bộ về du lịch sinh thái và các lĩnh vực khác còn khá yếu. Phần lớn cán bộ đều được đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp, do đó khi triển khai các hoạt động về bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường đều gặp rất nhiều khó khăn và cần được đào tạo nâng cao năng lực để triển khai tốt các hoạt động này và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.

d) Giải pháp ưu tiên số 4: Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái


- Xây dựng các khu nhà nghỉ dưỡng, nhà nghỉ cao cấp, khu vui chơi giải trí, sân thể thao, nhà hàng dịch vụ...

- Xây dựng hệ thống đường nội bộ, đường dạo, bãi đỗ xe.

- Thiết lập các tuyến du lịch mạo hiểm, khám phá rừng nhiệt đới trên núi đá vôi.

- Xây dựng nhà ga và tuyến cáp treo lên đỉnh núi cao phục vụ du lịch sinh thái, tâm linh, dự kiến dài 3 km.

- Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Yên Quang và khu Động Con Moong.

đ) Giải pháp ưu tiên số 5: Định hướng thị trường khách du lịch và marketing


* Đối với khách quốc tế

Thời gian gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đến có giảm. Trước tình hình đó, Vườn quốc gia Cúc Phương định hướng các thị trường tập trung đẩy mạnh xúc tiến trong thời gian tới gồm các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và các thị trường Châu Âu trọng điểm hiện có, các thị trường này rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái. Mở rộng thị trường khách Châu Úc, Châu Âu là đối tượng khách có nhận thức cao về du lịch sinh thái, thu hút loại khách này sẽ giúp cho việc phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng làm điểm thu hút khách quốc tế.

* Đối với khách nội địa

- Tiếp tục quảng bá, thúc đẩy phát triển thu hút khách nội địa trên cả nước.

- Đề cao việc tuyên truyền phát triển du lịch cộng đồng, thu hút sự tham của khách nội địa.

e) Giải pháp ưu tiên số 6: Quy hoạch không gian phát triển du lịch

Phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương phải đảm bảo hai nội dung cơ bản: Bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trước tác động từ các hoạt động du lịch. Vì vậy định hướng hai khu vực không gian phát triển và hạn chế phát triển.

* Không gian phát triển

Đây là những khu vực ưu tiên phát triển du lịch trong giai đoạn tới:

+ Khu vực Hồ Mạc: là tên gọi chung cho Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí, diện tích kéo dài từ khu đón tiếp hiện nay đến Chân Quèn Đang nằm trong phân khu dịch vụ hành chính. Tại đây sẽ có những hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần kết hợp với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí. Ngoài ra còn tổ chức tham quan khu nuôi thả thú bán hoang dã, khu nuôi chim, nuôi bướm và các hình thức tuyên truyền giáo dục môi trường. ở đây có thể tổ chức du lịch mạo hiểm: leo núi và là điểm xuất phát tham quan khu rừng nguyên sinh với các cây cổ thụ và hang động trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Khu vực Hồ Yên Quang: Với 4 hồ liên hoàn sát nhau nằm bên cạnh dãy núi đá vôi đã tạo nên những cảnh quan đẹp. Tuy nằm ở vùng đệm Vườn quốc gia nhưng có thể phối hợp với địa phương để xây dựng thành một điểm du lịch lý tưởng. ở đây sẽ có những hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng, bơi thuyền, câu cá và vui chơi giải trí.

+ Khu vực dọc Sông Bưởi: dòng sông vẫn có nước chảy về mùa khô nên có thể tổ chức du lịch quanh năm. Hai bên sông còn có các bản dân tộc Mường. Gần Thác Giao Thủy sẽ xây dựng khu nghỉ dưỡng cuối tuần, tổ chức bơi thuyền du lịch trên sông mà điểm cuối là Thác Giao Thủy. ở đây sẽ xây dựng 2 làng văn hóa dân tộc Mường: Bản Khanh và Biện với các hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực của đồng bào Mường và nghỉ tại nhà dân. Với lợi thế cạnh đường Hồ Chí Minh nên rất thuận tiện giao thông đến các vùng miền.

+ Phía Tây đường Hồ Chí Minh: Bên đường Hồ Chí Minh sẽ nâng cấp xây dựng cơ sở hành chính 2 của Vườn quốc gia và hình thành cụm du lịch phía Tây của Vườn quốc gia nơi sẽ đón tiếp các đoàn khách du lịch đi trên đường Hồ Chí Minh. ở đây sẽ có những hoạt động du lịch vui chơi giải trí, leo núi, tham quan rừng nguyên sinh và tổ chức ăn nghỉ, ẩm thực theo phong cách địa phương.

* Không gian hạn chế phát triển

Đây là khu vực thuộc tiểu khu Bống, một bộ phận của phân khu dịch vụ hành chính, nằm ở trung tâm của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Từ nhiều năm qua đây là nơi đón tiếp chủ yếu khách du lịch vào thăm Cúc Phương, với mọi đối tượng và các hoạt động vui chơi giải trí, đốt lửa trại, sinh hoạt. Không gian thường ồn ào với hàng đoàn ô tô nhộn nhịp ra vào nhất là vào những ngày cuối tuần. Với du lịch ở đây hướng tới sẽ giảm dần các hoạt động vui chơi giải trí, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. Hoạt động du lịch chủ yếu loại hình du lịch nghỉ dưỡng yên tĩnh và tham quan rừng nguyên sinh khi thực sự có nhu cầu. Ngay ô tô chạy bằng xăng dầu vào Bống cũng sẽ giảm dần thay vào đó là ô tô điện không gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường.

Từ những định hướng phát triển du lịch sẽ xây dựng các điểm và tuyến du lịch trong một dự án phát triển du lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022