Những Cách Tân Của Truyện Ngắn Viết Về Chiến Tranh Thời Hậu Chiến


Truyện ngắn ở mảng đề tài chiến tranh và người lính có thể kể đến: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Cơn giông…; truyện ngắn của Bảo Ninh: Trại “Bảy chú lùn”, Khắc dấu mạn thuyền, Rửa tay gác kiếm…; Đêm nguyệt thực của Trung Trung Đỉnh; Có một đêm như thế của Phạm Thị Minh Thư; Chiều vô danh của Hoàng Dân; Tiếng vạc sành của Phạm Trung Khâu; Làng xa Nhịp điệu khải hoàn của Đỗ Văn Nhâm…

Văn học sau 1975, đặc biệt là sau 1986 đang vận động, chuyển biến do những yêu cầu và tác động xã hội mạnh mẽ, sâu sắc. Nó đang tự biến đổi do chính những nhu cầu và đòi hỏi bên trong, vì sự tồn tại và phát triển hợp với quy luật. Trong quá trình đó, nó vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn học dân tộc đã hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử riêng biệt, vừa phải dần khước từ những gì đã lỗi thời để làm giàu có thêm những đặc điểm mới.

1.2.2. Những cách tân của truyện ngắn viết về chiến tranh thời hậu chiến

Văn học hậu chiến là một khái niệm ước lệ chỉ một giai đoạn văn học ngay sau chiến tranh mà cảm hứng chính của nó vẫn là suy ngẫm về chiến tranh trong hoàn cảnh mới, của những con người vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, còn bị chi phối bởi quán tính cuộc chiến” [30]. Việc xác định khung thời gian tồn tại của văn học hậu chiến chưa được thống nhất. Có người cho đó là văn học hai mươi năm sau chiến tranh (1975 - 1995), có người lại nhấn mạnh vào mười lăm năm trước thềm thế kỷ mới (1986 - 2000). Khi dư âm của cuộc chiến còn sâu đậm và tạo thành lực hút mạnh mẽ với người cầm bút thì nhu cầu nhìn lại cuộc chiến vừa qua trở thành một tâm lý thường trực. Đó là lúc cuộc sống thời hậu chiến đặt con người, nhất là người lính vào những ngổn ngang, bộn bề, phức tạp, những lạc lõng, chơi vơi khiến họ bật lên những câu hỏi về hôm qua và hôm nay như một sự tái nhận thức chiến tranh và cuộc sống. Như vậy, việc xác định thời gian chỉ mang tính tương đối, không thể vạch ra một ranh giới cụ thể và khái niệm văn học hậu chiến cũng chỉ mang tính ước lệ.


Chiến tranh dù đó là loại gì và diễn biến trong một thời gian dài hay ngắn thì đều để lại những dấu ấn đặc biệt, không thể phai mờ trong lịch sử và số phận của một dân tộc. Ý nghĩa và quy mô của cuộc chiến tranh càng lớn, thời gian của cuộc chiến càng dài thì sức tác động của nó càng trở nên sâu sắc và mãnh liệt. Về phương diện này, hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ trong 30 năm (1945 - 1975), (nếu tính cả chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc cuối những năm 70 thì ngót 40 năm) là những sự kiện cực kì quan trọng trong lịch sử nhân loại thời kì hiện đại. Hiếm có một dân tộc nào phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh có quy mô lớn và tính chất khốc liệt trong một thời gian dài như vậy. Với ý nghĩa đó, mặc dù đất nước đã hòa bình nhưng hậu quả và dư âm chiến tranh chưa hề chấm dứt. Thậm chí, nó vẫn tồn tại dai dẳng trong tâm trí nhiều thế hệ. Dấu ấn chiến tranh đã và đang khắc sâu trong toàn bộ đời sống tinh thần - tâm lý của xã hội và ở từng con người.

Sinh ra và phát triển trong lòng của cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã phản ánh trung thành, chân thật, sinh động hiện thực chiến tranh cách mạng của nhân dân ta. Trước một hiện thực đang diễn ra cực kì sôi động, phức tạp, ngay từ đầu văn học phải giải quyết nhiệm vụ không đơn giản: vừa phải bao quát cuộc chiến tranh trong tiến trình rất khẩn trương, đầy biến đổi với những chiều rộng luôn luôn mở ra trên mọi bình diện của đời sống, vừa phải chiếm lĩnh, đi vào bản chất, chiều sâu của hiện thực với những vấn đề cốt lõi, nóng bỏng của nó. Văn học giai đoạn này đã vươn lên không ngừng làm người bạn đường thân thiết và tin cậy của nhân dân đang chiến đấu, góp phần không nhỏ cho công cuộc đánh đuổi quân xâm lược. Nhiệm vụ lịch sử ấy của văn học trong những năm chiến tranh đã hoàn thành. Đó là một nền văn học “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”. Văn học đã lên án mạnh mẽ tính chất vô nhân đạo của chiến tranh xâm lược, đồng thời khẳng định lý tưởng


giải phóng dân tộc và giải phóng con người, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Chiến tranh kết thúc, đề tài chiến tranh, cho đến nay vẫn cứ là một đề tài lớn, “một kho chất liệu không thể nào vơi cạn trong nghĩ suy và cảm xúc của con người” (Phong Lê). Tuy không chiếm vị trí số một như văn học giai đoạn trước nhưng đề tài chiến tranh và người lính vẫn phản ánh rõ nét quá trình chuyển biến của ý thức văn học, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới. Trong quan niệm của nhiều nhà văn, chiến tranh vẫn là “siêu đề tài”, người lính vẫn là “siêu nhân vật”, càng khám phá càng thấy những “độ rung không mòn nhẵn”. Điều đó khẳng định văn học thời bình vẫn luôn quan tâm dành cho đề tài chiến tranh và người lính những trang viết đầy tâm huyết và chân thành.

Văn học suy cho cùng là sự phản ánh đời sống, là “một cách sống với hiện thực” bởi “hồn cốt của văn chương là đời sống con người”. Văn học những năm sau chiến tranh đã bước sang một quỹ đạo mới, với sự hình thành một đội ngũ viết mới bên cạnh thế hệ cầm bút đã đi qua chiến tranh. Họ đã viết về hiện thực của ngày hôm qua và hôm nay từ những cảm quan của hiện tại. Các nhà văn đã ý thức được việc phải thay đổi lối viết. Nói cách khác, đổi mới là yêu cầu tự thân của người cầm bút. Sự thay đổi trạng thái đời sống, ý thức cách tân của chủ thể sáng tạo đã dẫn đến những đột phá trong cách tiếp cận và xử lý chất liệu hiện thực.

Truyện Ngắn Bảo Ninh - 3

Trong văn học sau 1975, tâm điểm sáng tạo của các cây bút không còn là con người xã hội, con người công dân mà là con người bản thể trong tính đa diện, phức tạp. Cùng với cái nhìn mới về con người, các cây bút truyện ngắn đã đem đến cho văn học những sắc thái mới. Sự xuất hiện của truyện ngắn Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi) năm 1977 đã làm cho người đọc ngỡ ngàng bởi lối tiếp cận đời sống từ những góc khuất mà trước đó văn học chưa chạm tới: con người của đời thường trong chiến tranh. Trước đây, đối tượng thẩm mỹ của nhà văn là con người biết hy sinh vì Tổ quốc, hết mình vì công việc chung và luôn tâm niệm trong mình ý nghĩ “còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc cả”. Con người đó thường được miêu tả trong xu hướng chiến thắng


và chủ yếu nghiêng về con người xã hội. Với Hai người trở lại trung đoàn, Thái Bá Lợi đã cho thấy hai mặt sáng tối trong một con người. Ở đây, con người được phát hiện và thể hiện chủ yếu trên bình diện đạo đức, được tìm hiểu trong tiến trình hình thành nhân cách mà chiến tranh lại chính là môi trường bộc lộ tính chất phức tạp của tính cách con người. Nhân vật Trí vốn là một tổ trưởng trinh sát giỏi trong chiến đấu nhưng trong tình yêu anh ta sẵn sàng dùng thủ đoạn để hạ tình địch của mình. Cho dù đó là người bạn đã từng vào sinh ra tử với anh ta nhưng trong lòng chỉ gợn lên một chút ân hận. Nó “chỉ thoáng qua như tiếng xẹt của một viên đạn cỡ nhỏ trong một trận đánh lớn”. Sau này, trong những bậc thang danh vọng của cuộc đời mình, anh ta còn tiếp tục dẫm đạp lên nhiều giá trị tinh thần khác. Ở truyện ngắn này, tác giả đã từ bỏ lối nhìn giản đơn, một chiều về con người nhưng vấn đề đạo đức con người mới được đặt ra một cách khá dè dặt. Cách xử lí của tác giả cũng rất nhẹ tay. Vì thế, chúng ta thấy nhân vật vẫn chưa phải nhận bất kì sự trả giá nào cho những vi phạm đạo đức mà anh ta gây ra.

Sau Hai người trở lại trung đoàn, nhiều tác phẩm khác đã hướng tới việc khám phá con người trong tính đa diện hơn, toàn vẹn hơn: từ con người nhận thức trong Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), con người với những khao khát hạnh phúc trong Hai người đàn bà xóm trại (Nguyễn Quang Thiều), trong sáng tác của các nhà văn nữ (Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai…) đến con người với những mảng khuất của thế giới tâm linh trong Bến trần gian (Lưu Minh Sơn), con người tha hoá nhân cách trong Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)… Chưa bao giờ như bây giờ, con người trong văn chương và những vấn đề của đời sống hiện đại được người viết khai thác ở nhiều chiều kích, được lý giải ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện khác nhau đến vậy.

Do nhu cầu mới của xã hội đang ở giai đoạn bước ngoặt, văn học cần phải nhận thức lại một cách nghiêm khắc quá khứ của chính mình để rút ra kinh nghiệm và bài học cho hiện tại. Do nhu cầu, trình độ của người đọc và sự phát triển về chiều sâu tư duy sáng tạo của đội ngũ đông đảo nhà văn chuyên viết về


chiến tranh mà từ đầu những năm 1980, lần đầu tiên chiến tranh bắt đầu hiện ra như đối tượng của sự nghiên cứu và phân tích thông qua văn học, bằng văn học. Văn học bắt đầu trở thành hình thái độc đáo để phân tích, đánh giá sự tác động lẫn nhau cực kì phức tạp giữa chiến tranh và số phận con người. Sau chiến tranh, nhu cầu được nói thẳng, nói thật trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này được cổ vũ bởi tinh thần dân chủ của đời sống. Do vậy, nhiều mặt khác nhau của hiện thực chiến tranh, nhiều vấn đề bức xúc về số phận con người trong chiến tranh trước đây bị bỏ ngỏ hoặc né tránh giờ đã trở lại. Chiến tranh không còn là cái nhìn bằng phẳng, ở đó con người hành động để bộc lộ mình mà nó trở thành sức mạnh ghê gớm, khốc liệt nhào nặn chi phối con người, biến đổi con người đến tận cùng trên cả hai cực tốt và xấu, cao thượng và thấp hèn, có cả sự trộn lẫn hai cực đó trong một tính cách, một số phận. Sau 1975, các nhà văn nhìn chiến tranh bằng con mắt bình tĩnh và tỉnh táo hơn. Họ có “độ lùi” để nhìn chiến tranh một cách khách quan và đa diện với những khám phá ở tầng sâu nhân tính mang tính phổ quát hơn. Tướng về hưu, Hai người đàn bà xóm trại, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Người sót lại của rừng cười, Họ đã trở thành đàn ông, Cỏ lau… là những truyện ngắn tiêu biểu viết về chiến tranh thời hậu chiến, thể hiện cách nhìn mới về hiện thực của ngày hôm qua và hôm nay.

Chiến tranh ngày càng lùi xa nhưng bóng đen về nó vẫn không thôi ám ảnh trong đời sống mỗi người. Với những người lính đã từng tham gia chiến trận, chiến tranh vẫn là một kí ức nguyên vẹn trong tâm trí. Theo dòng hồi tưởng, chiến tranh hiện ra như nó vốn có, đó là những chiến công, tinh thần quyết chiến nhưng đó cũng là chết chóc, tan tác, chia lìa, đau thương. Các tác phẩm cho người đọc thấy rõ sự thật của chiến tranh, phía sau những tấm huân chương và vầng hào quang chiến thắng là những mất mát, hy sinh, những nỗi buồn trĩu nặng. Viết về đề tài này, các tác giả như được “giải tỏa” cảm xúc, như được “tri ân” với những người đã khuất và cả với những người còn sống hôm nay. Hơn nữa, các nhà văn giai đoạn này viết về chiến tranh với những tư cách khác nhau: “là những công dân, họ viết về chiến tranh trong một trách nhiệm


văn hoá: tìm đến cội nguồn lý giải sức mạnh của con người Việt Nam đi qua cái tàn khốc của chiến tranh và làm nên chiến thắng; là người lính, họ viết về chiến tranh trong một món nợ tinh thần với những người đã khuất: làm sống lại hình ảnh của những “đồng đội thân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến”; là những nghệ sĩ có bản lĩnh tri thức, họ đối diện với thực tại của chiến tranh để phản ánh những mất mát thực sự đối với một dân tộc: sự tổn thương nhân tính và tình người” [43,249].

Trong quá trình đổi mới, khi tầm hiểu biết được mở mang, nền văn học được dân chủ hóa thì văn học viết về đề tài chiến tranh đã xuất hiện những dấu hiệu mới. Từ vai trò là người cổ vũ cho cuộc chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, giờ đây khi thắng lợi đã thuộc về dân tộc ta, nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào hiện thực cuộc chiến để trình bày, phát hiện mọi mặt của nó. Mặt khác, từ sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI - 1986, văn học được “cởi trói” theo phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Nhà văn tự coi mình có nhiệm vụ hấp dẫn là “mổ xẻ” hiện thực chiến tranh, tìm đến những mặt khác nhau của sự thật chiến tranh dù đó là anh hùng hay hèn nhát, niềm vui hay nỗi buồn, chiến công hay thất bại, ánh sáng hay bóng tối, cao cả hay thấp hèn, những cái giá phải trả cho chiến thắng hay những vết hằn, nỗi đau, âm vang của quá khứ chiến tranh trong hiện tại đối với người lính, với cả dân tộc từng phải đương đầu với chiến tranh để đứng vững, để tự bảo vệ mình. Nhiều tác phẩm viết theo hướng này đã để lại niềm xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Mai (Thanh Quế) là câu chuyện xúc động của người cha đi tìm mộ con. Nỗi đau của người cha sẽ không sao xóa được dù chiến tranh đã đi qua. Chiến tranh không chỉ làm cha mất con, chồng mất vợ, anh mất em mà còn có những người may mắn sống sót đến ngày chiến thắng lại bị hy sinh bởi những tàn tích của nó để lại. Đó là trường hợp của Cần trong truyện ngắn Chú Viễn của Triệu Huấn. Trong chiến tranh, Cần là một chiến sĩ đặc công, so với những người cùng đơn vị, anh may mắn vượt qua nhiều cuộc chiến đấu cam go


cho đến ngày thắng lợi. Nhưng dù chiến tranh đã ở lại phía sau thì nhiệm vụ của người lính công binh vẫn còn ở phía trước. Bao nhiêu bom đạn dội xuống trong chiến tranh bây giờ để lại bấy nhiêu mầm mống tai họa trong lòng đất. Cần nhận nhiệm vụ gỡ mìn để giải phóng đất đai. Đây là một công việc hết sức phức tạp và nguy hiểm. Nó đòi hỏi người chiến sĩ không được có một sai sót nào, nếu không họ có thể phải trả giá bằng cả mạng sống. Cần đã đi qua 614 trường hợp nhưng anh không vượt qua được trường hợp 615. Viết về chiến tranh theo hướng này, các nhà văn giúp người đọc không chỉ nhận rõ sự khốc liệt của chiến tranh mà đằng sau chiến công chói lọi là biết bao sự hi sinh thầm lặng, bao sự đau thương mất mát.

Sau 1975, hình tượng con người trong văn học được “mổ xẻ” một cách tinh vi để vạch ra những mặt còn khuất lấp, đồng thời cũng nhân văn hơn bởi sự thấm thía về cái giá phải trả cho hoà bình. Sự mất mát, đau thương đâu chỉ với những người lính mà còn là những người phụ nữ. Trong truyện ngắn viết thời chiến tranh, người phụ nữ được xây dựng với nét tính cách lý tưởng, họ vượt lên trên hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh. Sau chiến tranh, những mất mát, thiếu thốn một thời do chiến tranh gây nên trở thành một vết thương đau nhức thường trực trong phần đời còn lại của mỗi người. Một nhân vật của Lã Thanh Tùng đã thốt lên: “Đối với phụ nữ, chiến tranh là điều gì đó thật kinh khủng. Họ là người chịu thiệt thòi nhất. Mãi sau này tớ mới hiểu được điều đó”. Nỗi đau do hậu quả chiến tranh người phụ nữ phải gánh chịu xuất hiện ở nhiều truyện ngắn thời kỳ này: Người mẹ tội lỗi (Xuân Thiều), Núi đợi (Bùi Thị Như Lan), Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra (Y Ban), Hai người đàn bà xóm trại (Nguyễn Quang Thiều), Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu)…

Nếu như vấn đề bản năng của con người với những cảm xúc rất thực, rất đời thường bị né tránh trong văn học 1945 - 1975 thì giờ đây, vấn đề này đã được các nhà văn quan tâm và trở thành tâm điểm của nhiều truyện ngắn từng gây được sự chú ý. Nhiều truyện ngắn viết về chiến tranh mang đậm tính nhân bản và ít nhiều đề cập đến đến phần bản năng con người. Trước những nhu cầu


thường tình cá nhân, mỗi người phải đấu tranh, chịu đựng và tìm cho mình những cách xử lý khác nhau. Cốt truyện của Trại “Bảy chú lùn” của Bảo Ninh, Họ đã trở thành đàn ông của Phạm Ngọc Tiến, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Gã thọt của Tạ Duy Anh, Truyền thuyết quán Tiên của Xuân Thiều… đều được xây dựng trên những ý tưởng đó. Qua đây, người đọc cảm nhận được nhiều hơn sự gian khổ phức tạp của cuộc sống thời chiến.

Nếu như chất giọng sử thi tràn ngập trong những tác phẩm văn học trước 1975 thì sau 1975 chất giọng ấy đã dần trở nên ít hơn. Truyện ngắn viết về chiến tranh thời hậu chiến có thêm những giọng điệu mới: từ giọng điệu thâm trầm, khắc khoải trong Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu) đến chất giọng xót xa trong Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo)Sự tìm tòi trong việc khám phá chiều sâu của hiện thực đời sống đã dẫn đến một nghịch lý: nếu như trước đây, các truyện ngắn viết về nhiều đề tài có thể chung một giọng điệu, một âm hưởng thì sau chiến tranh lại có thể cùng một đề tài nhưng lại có nhiều âm hưởng, nhiều giọng điệu khác nhau. Ví dụ: cùng viết về cuộc gặp gỡ tình cờ của đôi trai gái trên đường chiến tranh nhưng giọng điệu trong Khắc dấu mạn thuyền của Bảo Ninh khác với giọng điệu trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Xuyên suốt Mảnh trăng cuối rừng là giọng điệu tin tưởng, lạc quan của người kể chuyện: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ả ấy biết bao bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”. Còn Khắc dấu mạn thuyền lại là một giọng nuối tiếc, xót xa, da diết khi nhớ về một kỷ niệm đã ngót hai chục năm rồi mà “nhắm mắt lại, nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức bao giờ cũng thấy hiện lên”. Kỷ niệm đó “không hẳn một nỗi niềm mà chỉ bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời trai trẻ đã hoàn toàn mai một như là một dư âm vang vọng suốt đời”. Hiện tượng đa giọng điệu không chỉ thể hiện ở các tác giả mà còn ở ngay trong một tác giả.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí