Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa - một nghiên cứu tại Cam Ranh - Khánh Hòa - 10


tập trung đông du khách), hình thành các trung tâm xúc tiến du lịch chuyên nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại nhằm quảng bá tốt đến khách hàng mục tiêu.

- Chính quyền Thành phố Cam Ranh nói chung và ngành du lịch của Thành phố nói riêng cần có phương án xây dựng các trạm dừng chân cho du khách trên tuyến đường kết nối từ TP. Nha Trang đến Sân bay Quốc tế Cam Ranh. Tại đó, khi du khách đi theo các tuyến đường này họ sẽ được dừng chân nghỉ ngơi và họ sẽ được giới thiệu về các điểm du lịch trong Thành phố Cam Ranh.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát du lịch (FAM Trip) cho các đại diện của các công ty lữ hành đến khảo sát thực tế về các điểm du lịch, các tuyến du lịch trên địa bàn của Thành phố.

- Ngành du lịch của tỉnh nói chung và ngành du lịch của Thành phố Cam Ranh nói riêng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về du lịch ở Cam Ranh (như khoa Du lịch của trường Đại học Nha Trang, trường ĐH Đà Lạt, trường Đại học Khánh Hòa, Đại học Thái Bình Dương) để đào tạo các hướng dẫn viên và thuyết minh tại điểm đến có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về các điểm du lịch ở Cam Ranh để giới thiệu cho du khách trong nước cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khách sạn, resort, nhà hàng.

- Quảng bá và tổ chức các đoàn du lịch phượt qua những cung đường ven biển đến Cam Ranh. Hiện nay, đây là loại hình du lịch được giới trẻ yêu thích và khi họ đã đi, thì những hình ảnh mà họ đăng trên các mạng xã hội sẽ có sức quảng bá rất mạnh về các điểm du lịch của Thành phố.

- Phối hợp với các địa phương khác trong tỉnh (nhất là các Thành phố và thành phố liền kề: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Rang) nhằm thực hiện quảng bá về các tuyến du lịch đi qua Thành phố Cam Ranh cũng như tăng cường


tính liên kết vùng giữa các địa phương trong khu vực. Trong đó chú trọng quảng bá về các tuyến du lịch gắn giữa rừng và biển (Đà Lạt – Cam Ranh).

- Liên kết với các công ty lữ hành trong nước và với các cơ sở lưu trú ở Cam Ranh để quảng bá về các điểm du lịch ở Cam Ranh. Để từ đó, du khách biết nhiều hơn nữa về du lịch của Cam Ranh và thu hút họ đi các tour du lịch về đây tham quan.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả về quảng bá nguồn thông tin về các điểm du lịch trong Thành phố, thì ngành du lịch của Thành phố Cam Ranh cũng cần thường xuyên tiến hành các cuộc khảo sát ý kiến của du khách và của các công ty lữ hành trong cả nước, để từ đó đưa ra các phương án xúc tiến du lịch một cách sâu rộng và có hiệu quả.

5.4. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo


5.4.1. Những hạn chế nghiên cứu của đề tài


Bên cạnh những đóng góp của đề tài, nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế như :

- Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp thuận tiện (phi xác xuất). Do vậy, số liệu thu được chưa có được độ tin cậy cao về tính đại diện theo mẫu.

- Việc nghiên cứu cũng chưa đánh giá và so sánh được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của các nhóm du khách trong nước từ các vùng miền khác nhau.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tập trung vào khảo sát ý kiến của du khách trong thời điểm dịch covid đang diễn ra do đó phần nào không tránh khỏi những hạn chế về mặt thời điểm, do vậy cần tiếp tục thực hiện các khảo sát ở những thời điểm trong tương lai nhằm nắm rõ hơn nhu cầu và mong muốn của du khách nội dịa cũng như quốc tế. Qua đó góp phần


5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo


Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ:

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất. Phương pháp lấy mẫu xác suất đảm bảo rằng mẫu được chọn sẽ đại diện chính xác cho tập tổng thể và khảo sát thực hiện có thể có được kết quả thống kê hợp lý hơn.

- Khảo sát và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của các nhóm du khách trong nước từ các vùng miền khác nhau.

- Khảo sát ý kiến của du khách trong nước và cả ngoài nước khi dịch bệnh được kiểm soát để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của các đối tượng này.

Tóm tắt chương 5


Chương 5 đã trình bày các hàm ý quản trị (nhấn mạnh đến các giải pháp và kiến nghị liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước. Ngoài ra, còn đề cập đến các hạn chế của đề tài, các hướng nghiên cứu tiếp theo và kết luận.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006). Giáo trình kinh tế du lịch.

NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

2. Hoàng Thị Thu Hương (2016). Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng. Luận án tiến sĩ Kinh tế, ĐHKTQD Hà Nội.

3. Hoàng Thanh Liêm (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước. Luận văn thạc sĩ QTKD, trường ĐH Công Nghệ Tp HCM.

4. Nguyễn Văn Mạnh (2007). Marketing Du lịch. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017). Luật du lịch. NXB Chính trị , Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động xã hội.

7. Trần Thị Kim Thoa (2015). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – Trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ. Luận văn thạc sĩ QTKD, trường ĐH Đà Nẵng.

8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mỗng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: NXB Hồng Đức.

Tài liệu tiếng Anh

1. Ajzen I., Fishbein M. (1987). The Theory Of Reasoned Action. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 121-234.

2. Ajzen I. (1988). The Theory Of Planned Behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.



3. Awaritefe, O. D. (2004). Motivation and Other Considerations in Tourist Destination Choice: A Case Study of Nigeria. Tourism Geographies, vol. 6 (3), 303- 330.

4. Baloglu, S., McCleary, K.W. (1999). A model of destination image formation. Annals of Tourism Research, 35 (4), 11-15.

5. Beerli, Asuncion, & Josefa D. Martin (2004). Factors influencing destination image. Annals of tourism research, 31.3, 657-681.

6. Bigne, J. Enrique, M. Isabel Sanchez, & Javier Sanchez (2001). Tourism image, evaluation variables and after purchase behaviour: inter- relationship.Tourism management 22.6, 607-616.

7. Buhalis (2000). Marketing the Competitive Destination of the Future. Tourism Management, 21(1), 97-116.

8. Chon, K. S. (1991). Tourism destination image modification process. Tourism Managemen, 68-72.

9. Cooper, C., Fletcher, J., Gilbert, D., & Wanhill, S. (2004). Tourism: Principles and practices (2nd ed.). England: Prentice Hall.

10. Hair J. F. , Anderson R. E., Tatham R. L. (1998). Multivariate Data Analysis

(5th Edition). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

11. Huang, C., Chou, C., & Lin, P. (2010). Involvement theory in constructing bloggers intention to purchase travel products. Tourism Management, 31(4), 513- 526.

12. Mathieson, A. and Wall, G. (1982). Tourism: Economic, Physical and Social Impacts. Harlow, UK: Longman.

13. Mike & Caster (2007). A Practical Guide to TourismDestination Management. Published and printed by the UNWTO, Madrid, Spain.

14. Moutinho, L. (1987). Consumer behavior in tourism. European Journal of Marketing,Vol. 21, No. 10, pp. 1-44.

15. Nunnally, J. C. (1978). Psychometric theory (2nd ed). New York: McGraw- Hill.



16. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory (3rd ed). New York: McGraw-Hill.

17. Oppewal R., Huyber T., Crouch G. (2015). Tourist destination and experience choice: A choice experimental analysis of decision sequence effects. Tourism Management, 48, 467-476.

18. Train, K. E. (1998). Recreation demand models with taste differences over people. Land Economics, 74, 2.

19. Van Raaij, W.F. (1986). Consumer research on tourism: mental and behavioral constructs. Annals of Tourism Research, 13, 1-9.

20. Um, S., & Crompton. J. L. (1979). Attitude determinants in tourism destination choice’, Annals of Tourism Research, 17, 432-448.

21. Yoon, Y. and Uysal, M. (2005). An examination of the effects of motivation and satisfaction on destination loyalty: a structural model. Tourism Management, Vol. 26 No. 1, pp. 45-56.


PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC


Kính chào Anh/Chị !

Tôi là học viên Cao học ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, tôi đang thực hiện một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến của du khách trong nước là Thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Những ý kiến của Anh/Chị sẽ đóng góp quan trọng vào thành công của nghiên cứu này.


PHẦN B: NHỮNG Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH


Xin quý khách vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến là Thành phố Cam Ranh để đi du lịch của quý khách.

Đánh dấu () vào ô thích hợp:(1) Rất không ảnh hưởng, (2) Không ảnh hưởng, (3)Bình Thường, (4) Ảnh hưởng, (5) Rất ảnh hưởng


MÃ HÓA


CÂU HỎI ĐIỀU TRA

MỨC ĐỘ

ẢNH HƯỞNG

1

2

3

4

5

Động cơ đi du lịch (DCDL)

DC01

Tôi muốn thăm quan những điểm du lịch mới






DC02

Tôi muốn được khám phá vùng quê






DC03

Tôi muốn được trải nghiệm du lịch canh nông






DC04

Tôi muốn thăm quan các danh lam thắng cảnh






DC05

Tôi muốn tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số






Hình ảnh điểm đến (HADD)

HA06

Có các tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn






HA07

Có các tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc






HA08

Có các hoạt động du lịch cộng đồng hấp dẫn






HA09

Người dân tại điểm đến thân thiện và mến khách






HA10

Đây là điểm đến du lịch an toàn






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa - một nghiên cứu tại Cam Ranh - Khánh Hòa - 10


Khả năng tiếp cận (KNTC)

TC11

Vị trí điểm đến gần nơi tôi lưu trú






TC12

Việc đặt tour dễ dàng






TC13

Có nhiều tour du lịch cho tôi lựa chọn






TC14

Giá cả các tour phù hợp với tôi






TC15

Phương tiện di chuyển có chất lượng tốt






Nguổn thông tin về điểm đến (TTDD)

TT16

Tôi biết điểm đến qua phương tiện thông tin đại chúng






TT17

Tôi biết điểm đến qua quảng cáo của các Cty lữ hành






TT18

Tôi biết điểm đến qua bạn bè và người thân






Quyết định chọn điểm đến (QDC)

QD19

Động cơ đi du lịch của tôi ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn điểm đến của tôi






QD20

Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

điểm đến của tôi






QD21

Khả năng tiếp cận của điểm đến ảnh hưởng đến quyết định

lựa chọn điểm đến của tôi






QD22

Nguổn thông tin điểm đến ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn điểm đến của tôi






QD23

Tôi sẽ khuyên bạn bè và người thân chọn điểm đến này






PHẦN A. THÔNG TIN VỀ KHÁCH DU LỊCH


1. Giới tính của quý khách:

2. Độ tuổi của quý khách:

Nam

Nữ


Dưới 22 tuổi

Từ 41 – 50 tuổi

Từ 22 – 30 tuổi

Từ 51 – 60 tuổi


Từ 31 – 40 tuổi

Trên 61 tuổi

3. Nghề nghiệp của quý khách: …………………………………………………………..

4. Thu nhập trung bình/tháng của quý khách:

Dưới 5 triệu đồng Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng

Từ trên 7 triệu đến 10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng


Chân thành cảm ơn quý khách!

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí