Thận Bài Tiết Erythropoietin Để Tăng Tạo Hồng Cầu



4.3. Bài tiết H+ và NH3

Bài tiết H+ để bảo đảm cho pH máu luôn hằng định trong khoảng 7,38 - 7,4 dù rằng pH nước tiểu có thể rất acid.

Do hòa tan trong lipid rất dễ dàng nên NH3 tạo thành sẽ khuếch tán thụ động qua màng tế bào biểu mô để đi vào lòng ống. Tại đó sẽ xảy ra phản ứng:


NH3 + H+ NH4+

NH 4+ + Cl- NH 4Cl

NH4 Cl được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

5. Tái hấp thu ở ống góp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Quá trình tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống góp tương tự ống lượn xa. Trong đó, tái hấp thu nước là một chức năng rất quan trọng.

Sự tái hấp thu nước ở đây còn có sự hỗ trợ tích cực của ADH. Vì vậy, lượng nước được tái hấp thu khá lớn, khoảng 16,5 lít, nước tiểu được cô

đặc còn khoảng 1,5 lít đổ vào bể thận rồi theo niệu quản xuống chứa ở bàng quang.

6. Chức năng nội tiết của thận.

6.1. Thận bài tiết renin để điều hòa huyết áp.

Thận tham gia điều hòa huyết áp thông qua hệ thống R-A-A (Renin - Angiotensin - Aldosteron) theo cơ chế như sau: Khi lưu lượng máu đến

thận giảm hoặc Na+ máu giảm, nó có tác dụng kích thích tổ chức cạnh cầu thận bài tiết ra một hormon là renin. Dưới tác dụng của renin, một loại protein trong máu là angiotensinogen biến đổi thành angiotensin I. Angiotensin I đến phổi, do tác dụng của men chuyển (converting enzyme), biến đổi thành angiotensin II.

Angiotensin II có tác dụng làm tăng huyết áp mạnh theo cơ chế như sau:

+ Co mạch: Angiotensin II gây co mạch làm huyết áp tăng (co mạch mạnh nhất ở các tiểu động mạch). Tác dụng co mạch mạnh ở người bình thường. Tác dụng co mạch giảm ở người có Na+ giảm, bệnh nhân xơ gan, suy tim và thận nhiểm mỡ vì ở những bệnh nhân này,


các receptor của Angiotensin II ở cơ trơn mạch máu bị giảm.

+ Gây cảm giác khát: Angiotensin II kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi gây cảm giác khát để bổ sung nước cho cơ thể .

+ Tăng tiết ADH: Angiotensin II kích thích nhân trên thị tăng bài tiết ADH để tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp.

+ Tăng tiết aldosteron: Angiotensin II kích thích vỏ thượng thận bài tiết aldosteron để tăng tái hấp thu Na+ và nước ở ống lượn xa và ống góp.

Như vậy, angiotensin II gây co mạch và tăng thể tích máu nên làm tăng huyết áp. Huyết áp tăng ảnh hưởng trở lại làm thận giảm tiết renin. Cơ chế điều hòa huyết áp của thận theo nguyên lý: nguyên nhân gây hậu quả, hậu quả tạo nguyên nhân.

6.2. Thận bài tiết erythropoietin để tăng tạo hồng cầu

Thận tham gia điều hòa sản sinh hồng cầu nhờ hormon erythropoietin.

Khi bị mất máu, thiếu máu hoặc thiếu O2 đến mô, thận sẽ sản xuất ra hormon erythropoietin. Erythropoietin có tác dụng kích thích tế bào đầu dòng sinh hồng cầu (erythroid stem cell) chuyển thành tiền nguyên hồng

cầu (proerythroblast) và làm tăng sinh hồng cầu. Vì vậy, erythropoietin được dùng để điều trị bệnh thiếu máu.

6.3. Thận tham gia tạo dạng hoạt tính của vitamin D

Trong quá trình hình thành dạng hoạt tính của vitamin D, có sự tham gia của thận theo cơ chế như sơ đồ 1.

Cả 2 chất 25-Hydroxycholecalciferol và 1,25-Dihydroxycholecalciferonl đều có hoạt tính sinh học nhưng 1,25-Dihydroxycholecalciferol mạnh hơn

25-Hydroxycholecalciferol 100 lần.

Chúng có tác dụng sau:

+ Tại xương: tăng tế bào tạo xương, tăng hoạt động tạo xương, tăng nhập và huy động Calci và Phospho ở xương

+ Tại ruột: tăng hấp thu Calci và Phospho

+ Tại thận: tăng tái hấp thu Calci ở ống thận.


Sơ đồ 1 Hình thành dạng hoạt tính của Vitamin D GIẢI PHẪU – SINH LÝ SINH DỤC 1


Sơ đồ 1: Hình thành dạng hoạt tính của Vitamin D


GIẢI PHẪU – SINH LÝ SINH DỤC


Mục tiêu học tập

1. Kể tên các cơ quan cấu tạo nên hệ sinh dục nam

2. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các liên quan của các cơ quan cấu tạo nên hệ sinh dục nam

3. Trình bày chức năng của tinh hoàn và hiện tượng phóng tinh

4. Kể tên các cơ quan cấu tạo nên hệ sinh dục nữ

5. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các liên quan của các cơ quan cấu tạo nên hệ sinh dục nữ

6. Trình bày chức năng ngoại tiết và nội tiết của buồng trứng

7. Xác định lứa tuổi dậy thì và lứa tuổi mãn kinh.


I. Giải phẫu cơ quan sinh dục nam

1. Tinh hoàn

1.1 Hình thể ngoài

Tinh hoàn hình trứng, nặng khoảng 20gr, nằm trong hạ nang. Tinh hoàn được bao bọc bởi màng tinh hoàn, đó là 2 lá màng bụng bị cuốn xuống tạo thành, giữa 2 lá có ít chất nhờn.

1.2 Hình thể trong:

Trên thiết đồ bổ dọc tinh hoàn đuợc chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 300 tiểu thùy), mỗi tiểu thùy có từ 2 - 4 ống sinh tinh xoắn là nơi sản sinh ra tinh trùng. Các ống sinh tinh xoắn tụm lại thành 20 - 30 ống sinh tinh thẳng, các ống này tiếp nối với nhau trong trung thất tinh hoàn tạo thành mạng lưới tinh hoàn, từ mạng tinh ở đầu trên của trung thất tinh hoàn tách ra độ 12 - 15 ống nhỏ, mỗi ống cuộn lại thành 1 nón gọi là nón xuất, ống nọ sắp xếp sau ống kia và đổ vào đầu mào tinh, ống ở phía trước nhất nối với ống tinh

2. Các đường dẫn tinh:

Đuờng dẫn tinh đi từ ống sinh tinh tới niệu đạo, được chia làm 2 phần:

Đường dẫn tinh trong tinh hoàn: ống thẳng, mạng tinh, nón xuất, mào tinh.

Đường dẫn tinh ngoài tinh hoàn: ống dẫn tinh, túi tinh và ống phóng tinh.


+ Ống tinh dài khoảng 40-45cm, gồm 6 đoạn, đi từ mào tinh đến lồi tinh. Sauk hi nối với đuôi mào tinh, ống dẫn tinh quặt ngược lên chui qua ống bẹn vào chậu hông và tới ống phụt tinh ở sau bàng quang.

+ Túi tinh là 2 túi tách ra ở phần cuối của ống tinh để dự trữ tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng

+ Ống phóng tinh được tạo nên do ống tinh và túi tinh chụm lại, nằm trong tuyến nhiếp hộ, chạy chếch xuống dưới và ra trước để đổ vào niệu đạo qua ụ núi ở đoạn niệu đạo tiền liệt

3. Tiền liệt tuyến:

Tiền liệt tuyến là một tuyến phụ của cơ quan sinh dục nam, nằm ở phía dưới bàng quang, bao quanh đoạn niệu đạo tiền liệt. Dịch do tiền liệt tuyến tiết ra cùng với dịch do túi tinh tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng tinh trùng

4. Dương vật:

Dương vật là cơ quan niệu, sinh dục. Trong dương vật có niệu đạo. Niệu đạo

vừa là đường dẫn tiểu, vừa là đu

4.1 Hình thể ngoài:

ng dẫn tinh trong lúc giao hợp.

Dương vật có 2 phần: phần sau cố định, phần trước di động, dài 10 - 15 cm.

Dưong vật gồm có 1 thân và 2 đầu:

Đầu sau dính vào xưong mu, ngành ngồi mu bởi dây treo dương vật và vật hang.

Đầu trước còn gọi là bao qui đầu, được bọc nhiều hoạ nửa da, nửa niêm mạc gọi là bao qui đầu

ít trong một nếp

Thân: hình trụ hơi dẹt. Khi cương niệu đạo trông thấy lồi ở mạ duới

4.2 Cấu tạo trong: Gồm có các tạng cương và các lớp bọc các vật đó

Các tạng cương gồm có 2 vật hang và 1 vật xốp, tất cả đu c bọc trong 1 vỏ

thớ trắng, cắt ngang qua thấy vật hang và vật xốp có nhiều lỗ như tổ ong để chứa

máu tràn vào khi cu ̛ng. Đầu trước vật xốp to ra tạo thành qui đầu.

II. Sinh lý sinh dục nam

1. Chức năng của tinh hoàn.

1.1. Chức năng tạo tinh trùng (Chức năng ngoại tiết)

Sản sinh tinh trùng xảy ra ở ống sinh tinh mất 74 ngày


Tế bào mầm nguyên thủy (2n) Tinh bào I (2n)

Tinh bào II (n) Tiền tinh trùng (n)

Tinh trùng (n)

Sự thành thục (trưởng thành) tinh trùng xảy ra ở mào tinh làm tinh trùng bắt đầu có khả năng di động theo đường thẳng 4mm/phút.

Dự trữ tinh trùng ở ống dẫn tinh dưới dạng không hoạt động và có thể duy trì khả năng thụ tinh trong 1 tháng, nếu không phóng tinh tinh trùng sẽ tự

tiêu hủy

***Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng:

Các hormone:

+ FSH kích thích sản sinh tinh trùng

+ LH kích thích tế bào Leydig bài tiết testosterone.

+ Testosterol kích thích sản sinh tinh trùng

+ GH kích thích sản sinh tinh trùng

Nhiệt độ:

+ Sản sinh tinh trùng: nhiệt độ thích hợp 320C

+ Hoạt động tinh trùng: 370C làm tăng hoạt động. Nhiệt độ giảm => giảm hoạt động.

Độ pH:

+ Trung tính, hơi kiềm: hoạt động mạnh

+ Acid: giảm hoạt động, có thể bị giết chết.

Kháng thể:

+ Tinh trùng bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu

+ Một số phụ nữ có kháng thể diệt tinh trùng ở đường sinh dục sẽ bị vô


sinh.

Rượu, ma túy, tia X, tia phóng xạ, virus quai bị, căng thẳng kéo dài có thể làm giảm sản sinh tinh trùng.

1.2. Chức năng nội tiết của tinh hoàn:

a. Adrogen

Gồm testosterone, dihydrotestosteron và androstenedion trong đó chủ yếu là testosterone.

Nguồn gốc: tế bào Leydig

Tác dụng:

+ Thời kỳ bào thai: làm biệt hóa đường sinh dục nam

+ Đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu

+ Làm xuất hiện, bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát từ tuổi dậy thì.

+ Kích thích sản sinh tinh trùng

+ Đồng hóa protein, phát triển hệ thống cơ xương

+ Tăng chuyển hóa cơ bản

+ Tăng số lượng hồng cầu

b. Inhibin

Nguồn gốc: tế bào Sertoli

Tác dụng: ức chế bài tiết FSH dẫn đến giảm sản sinh tinh trùng

Điều hòa: khi sản sinh tinh trùng quá nhiều sẽ kích thích bài tiết inhibin.


2. Vai trò của các tuyến phụ thuộc

2.1. Dịch túi tinh

Chiếm 60% thể tích tinh dịch

Thành phần: Fructose, fibrinogen, prostaglandin

Chức năng:

+ Đẩy tinh trùng ra khỏi niệu đạo

+ Dinh dưỡng cho tinh trùng

+ Tăng tiếp nhận tinh trùng và giúp tinh trùng di chuyển về phía loa vòi


trứng.

2.2. Dịch tiền liệt tuyến

Chiếm 30% thể tích tinh dịch

Chức năng:

+ Đông nhẹ tinh dịch ngay sau phóng tinh, tăng tiếp nhận tinh trùng.

+ Loãng tinh dịch trở lại sau 15-30 phút tinh trùng hoạt động trở lại.

+ Giúp tinh trùng di chuyển về phía loa vòi trứng.

+ Bảo vệ tinh trùng trong đường sinh dục nữ.

3. Tinh dịch.

Đây là hỗn dịch: 10% dịch ống dẫn tinh (có tinh trùng), 60% dịch túi tinh, 30% dịch tiền liệt tuyến, một lượng nhỏ trừ các tuyến khác.

Thể tích: 2-4ml/lần phóng tinh

Số lượng: trung bình 100 triệu/ml, dưới 20 triệu/ml có thể vô sinh.

***Theo tiêu chuẩn của WHO:

Mật độ tinh trùng > 20 triệu/ml

Tỷ lệ tinh trùng sống > 75%

Tỷ lệ tinh trùng khỏe > 50%

Tỷ lệ tinh trùng bất thường < 30%

III. Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ

1. Buồng trứng

Buồng trứng là tạng vừa ngoại tiết sinh ra trứng vừa nội tiết tiết ra hormon sinh dục nữ, có ảnh huởng rất quan trọng trọng việc thụ thai và giới tính của phụ nữ

1.1 Hình thể ngoài:

Buồng trứng có hình hạnh nhân hơi dẹt, nặng khoảng 5 – 6gr (to khoảng ngón tay cái)

Buồng trứng nằm áp vào thành bên chậu hông, mặt trong buồng trứng bên phải liên quan với ruột thừa nên bị viêm buồng trứng bên phải rất dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa.

Buồng trứng được treo lơ lửng trong chậu hông bởi các phương tiện gồm: mạc treo buồng trứng, dây chằng treo buồng trứng, dây chằng riêng buồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023