Các Hormon Giải Phóng Và Ức Chế Của Vùng Dưới Đồi


trứng và dây chằng vòi – buồng trứng, dây chằng rộng.

1.2. Cấu tạo: buồng trứng có 2 lớp

Lớp trong: có rất nhiều mạch máu và thần kinh

Lớp ngoài: gồm 1 lớp thượng bì, hai buồng trứng có khoảng 300000 – 400000 bọc nguyên thuỷ, sau đó một số bọc nguyên thuỷ thoái hoá dần đến tuổi dậy thì còn khoảng 300 – 400 noãn bào trưởng thành.

2. Vòi trứng:

Vòi trứng là ống dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung, một đầu thông với tử cung và một đầu thông vào ổ bụng

Phân đoạn: vòi trứng dài khoảng 10 – 12cm chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn thành: xẻ trong thành tử cung, dài 1cm

+ Đoạn eo: hẹp nhất, dài 3 – 4cm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

+ Đoạn bóng vòi: dài 7cm trứng thường được thụ tinh ở đoạn này. Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ

+ Đoạn loa vòi: Toả hình phễu, có từ 10 - 12 tua, mỗi tua dài 1 cm, trong đó có 1 tua dài nhất dính vào dây chằng vòi buồng trứng, tua này huớng trứng chạy vào vòi. Vòi trứng không chạy thẳng mà gấp 2 lần, một lần giữa eo và bóng, một lần giữa bóng và loa.

Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 15

Cấu tạo: từ ngoài vào trong có 4 lớp:

+ Lớp thanh mạc

+ Lớp liên kết trong có mạch máu và thần kinh

+ Lớp cơ trơn gồm thớ cơ dọc và vòng

+ Lớp niêm mạc được phủ bởi một lớp biểu mô có lông chuyển. Chính nhờ lông chuyển và sự co của thành vòi trứng mà trứng có thể di chuyển vào tử cung

3. Tử cung

Tử cung còn gọi là dạ con, nơi hàng tháng sinh ra kinh nguyệt, và là no náu và phát triển thai nhi đủ 9 tháng 10 ngày thai sẽ được đưa ra ngoài

3.1 Hình thể ngoài, vị trí và kích thước:

nưong

Tử cung nằm chính giữa chậu hông bé, sau bàng quang, truớc trực tràng, ở trên âm đạo, ở dưới các quai ruột và đại tràng chậu hông


Tử cung giống như hình nón cụt, dẹt, rộng ở trên, tròn, hẹp ở duới và gồm có 3 phần:

3.1.1. Thân tử cung

Hình thang, rộng ở trên gọi là đáy có 2 sừng liên tiếp với 2 vòi trứng, Thân

dài 4 cm, rộng 4,5 cm khi chu chửa đẻ lần nào.

Trục của thân tử cung thường hợp với trục của âm đạo một góc khoảng 900.

3.1.2. Eo tử cung

Là phần thắt nhỏ giữa thân và cổ, dài khoảng 0,5 cm.

3.1.3. Cổ tử cung

Dài khoảng 4,5 cm, khi đẻ nhiều lần cổ tử cung ngắn lại.

3.2 Hình thể trong và cấu tạo

Là một khối cơ trơn, rỗng ở giữa gọi là buồng tử cung. Bình thường buồng tử cung và buồng cổ tử cung là một ổ ảo. Buồng tử cung thông với cổ tử cung bởi lỗ thông trong, còn lỗ ngoài tử cung thông với âm đạo.

Tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp từ ngoài vào trong:

3.2.1. Lớp phúc mạc

Ở phía trước trên phúc mạc dính chạ

3.2.2. Lớp cơ

vào tử cung còn ở dưới không dính.

Ở thân tử cung lớp cơ rất dày và có 3 loại thớ. Thớ dọc ở nông, thớ vòng ở sâu, thớ đan chéo ở giữa và bọc lấy các nhánh mạch máu. Khi các thớ cơ co có tác dụng kẹp máu, cầm máu sau khi đẻ.

Ở cổ tử cung có lớp cơ vòng ở trong, lớp cơ dọc ở ngoài

3.2.3. Lớp niêm mạc

Lớp trong cùng, lớp này phát triển và biến đổi theo các giai đoạn sinh dục của người phụ nữ. Lớp niêm mạc có 2 lớp thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ:

+ Lớp chức năng: bong ra khi hành kinh

+ Lớp nền: tăng sinh thay thế cho lớp chức năng bong ra

4. Âm đạo

Là một ống đi từ cổ tử cung tới âm hộ, dài khoảng 7 – 8cm nhưng rất co


giãn

Đầu trên âm đạo bám vào cổ tử cung hình thành nên 4 túi bịt: trước, sau, 2 bên. Cổ tử cung lồi vào trong âm đạo nên khi khám cổ tử cung rất dễ phát hiện có thai và các bệnh về cổ tử cung

Đầu dưới thông ra ngoài với tiền đình và có màng trinh đậy lại.

5. Âm hộ

Âm hộ là phần ngoài cùng của cơ quan sinh dục nữ, gồm có môi lớn, môi bé, tiền đình, các tạng cương

Các môi: có tác dụng bảo vệ lỗ ngoài của âm đạo

+ Môi lớn: Là 2 nếp da dài độ 8 cm. Mặt ngoài có lông và cách háng bởi rãnh lằn sinh dục sinh dục đùi. Mặt trong trơn và hồng

+ Môi bé: Là 2 nếp da ở phía trong của môi lớn, dài độ 3 cm. Ở đầu truớc, mỗi môi tách ra 2 nếp da. Hai nếp truớc, nối liền với nhau tạo nên hình 1 cái mũ chụp lên âm vật. Còn 2 nếp sau nối liền ở duới âm vật thành hãm âm vật.

Tiền đình: là một hõm giữa 2 môi bé, gồm có:

+ Màng trinh: là một màng ngăn cách giữa âm hộ với âm đạo, thường có một lỗ thông, đôi khi có nhiều lỗ thông, hiếm khi không có lỗ thông nào

+ Lỗ niệu đạo: là lỗ phía trước âm đạo và sau âm vật

+ Lỗ âm đạo: có hình bầu dục, thông với âm đạo, ở sau lỗ niệu đạo

Ở 2 bên tiền đình có các tuyến tiền đình, tuyến này có những ống tuyến đổ chất nhày vào tiền đình.

Tạng cương: âm vật được tạo nên bởi hai vật hang

IV. Sinh lý sinh dục nữ

1. Chức năng buồng trứng.

1.1. Chức năng tạo trứng.

Buồng trứng có nhiều nang trứng, trong quá trình phát triển phần lớn tự thoái hóa.

+ Bào thai: khoảng 6 triệu nang

+ Sau sinh: khoảng 2 triệu nang

+ Dậy thì: khoảng 300.000 – 400.000 nang


+ Đời sống sinh sản: khoảng 500 nang phát triển đến rụng trứng.

Quá trình tạo trứng xảy ra từ lúc dậy thì đến mãn kinh Nang trứng nguyên phát


Nang trứng phát triển => hormone sinh dục Nang trứng chin

Trứng

Hoàng thể => hormone sinh dục


Trứng rụng vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt

Số lượng: thông thường mỗi chu kỳ chỉ phóng một noãn duy nhất.

Cơ chế phóng noãn: vào khoảng gần giữa chu kỳ kinh nguyệt (CKKN), nồng độ estrogen trong máu tăng cao có tác dụng feedback (+) làm tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH. Khi đạt đến đỉnh FSH/LH=1/3 thì nang trứng chín, đồng thời dưới tác dụng của LH nang trứng bắt đầu tăng bài tiết progesterone, progesterone sẽ gây ra một số biến đổi tại nang trứng dẫn đến phóng noãn

Trứng rụng nằm trên bề mặt buồng trứng được loa vòi đón lấy. Nếu không thụ tinh, trứng sẽ tự thoái hoá sau khoảng 24-48 giờ.

Hoàng thể được hình thành từ phần còn lại của nang trứng sau khi phóng noãn, có màu vàng. Hoàng thể bài tiết hormon progesterone và estrogen.

+ Khi không có thai: hoàng thể phát triển to nhất sau 7 – 8 ngày phóng noãn rồi giảm dần bài tiết hormon và thoái hoá. Đời sống hoàng thể khoảng 12 – 14 ngày.

+ Khi có thai: hoàng thể phát triển tối đa vào tháng thứ 3. Sau tháng thứ 4 hoàng thể ngừng hoạt động, nhau thai sẽ thay thế hoàng thể bài tiết progesterone và estrogen

Điều hòa:

+ FSH kích thích nang trứng phát triển


+ LH phối hợp với FSH làm nang trứng chín và rụng trứng.

+ Yếu tố thần kinh (cảm xúc tâm lý) cũng có ảnh hưởng đến chức năng tạo trứng.

1.2. Chức năng nội tiết của buồng trứng.

Buồng trứng bài tiết 2 hormon sinh dục chính: estrogen và progesterone a. Estrogen:

Nguồn gốc:

+ Tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng bài tiết (nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt)

+ Hoàng thể (nửa sau chu kỳ kinh nguyệt)

+ Ngoài ra, còn có nhau thai, vỏ thượng thận.

Tác dụng:

+ Buồng trứng: làm nang trứng phát triển

+ Vòi trứng: tăng hoat tính của lông, bài tiết và co thắt, giúp đẩy trứng vào buồng tử cung

+ Cổ tử cung: làm niêm dịch loãng, kiềm.

+ Âm đạo: sừng hóa tế bào âm đạo

+ Tuyến vú: tăng sinh ống dẫn sữa, làm vú phát triển lúc dậy thì

+ Làm xuất hiện, bảo tồn các đặc tính sinh dục nữ thứ phát

+ Tái hấp thu nước và Na+ vừa phải b. Progesteron.

Nguồn gốc:

+ Tế bào hạt lớp áo trong nang trứng bài tiết lượng nhỏ (nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt)

+ Hoàng thể bài tiết lượng lớn (nửa sau chu kỳ kinh nguyệt)

+ Ngoài ra, còn do nhau thai, vỏ thượng thận bài tiết.

Tác dụng:

+ Vòi trứng: kích thích bài tiết dịch chứa chất dinh dưỡng

+ Tử cung: giảm co bóp tử cung, kích thích các tuyến dài ra, cuộn lại và bài tiết


+ Âm đạo: tăng sinh tế bào âm đạo

+ Tuyến vú: tăng sinh thùy tuyến các tế bào có khả năng bài tiết

+ Tăng tái hấp thu Na+ và nước ở ống lượn xa

+ Làm tăng thân nhiệt 0.3-0.50C ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

2. Tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh

2.1 Tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian. Khoảng thời gian này có thể thay đổi theo từng cá thể nhưng thường kéo dài 3 - 4 năm.

Thời điểm bắt đầu dậy thì ở nữ thường được đánh dấu bằng biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển, lông mu bắt đầu mọc, tử cung to lên… Ở Việt Nam, thời điểm này thường từ 8 - 10 tuổi.

Thời điểm dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 13 - 14 tuổi, sớm hơn những thập kỷ của thế kỷ trước khoảng 2 năm. Có kinh lần đầu là dấu hiệu chắc chắn khởi đầu dậy thì, tuy rằng trong những vòng kinh đầu tiên không có rụng trứng.

2.2 Tuổi mãn kinh

Ở người phụ nữ vào khoảng 45 - 50 tuổi, các nang noãn của buồng trứng trở nên không đáp ứng với kích thích của hormon tuyến yên. Quá trình này xảy ra từ từ dẫn đến giảm chức năng buồng trứng. Biểu hiện của sự suy giảm này là chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ phóng noãn trở nên không đều. Sau vài tháng đến vài năm các chu kỳ buồng trứng, chu kỳ niêm mạc tử cung ngừng hoạt động, người phụ nữ không còn kinh nguyệt, không phóng noãn, nồng độ các hormon sinh dục nữ giảm đến mức thấp nhất, hiện tượng này gọi là mãn kinh.

Nguyên nhân căn bản của sự mãn kinh là do buồng trứng, các noãn bào ngừng phát triển, buồng trứng không còn chịu sự kích thích của kích dục tố tuyến yên nữa nên tử cung, âm đạo, vú … đều thoái hoá../.


SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT, CHUYỂN HÓA, ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT


Chức năng của cơ thể được điều hoà bằng hai hệ thống chủ yếu đó là hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của cơ thể bao gồm nhiều yếu tố như thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ các loại khí, nồng độ các ion và đặc biệt là nồng độ các hormon nội tiết. Chính vì vậy, hệ thống thể dịch còn được gọi là hệ thống nội tiết

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT VÀ HORMON

1. Định nghĩa

1.1. Định nghĩa tuyến nội tiết

Khác với tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết, tuyến dạ dày... là những tuyến có ống dẫn, chất bài tiết được đổ vào một cơ quan nào đó qua ống tuyến; tuyến nội tiết lại là những tuyến không có ống dẫn, chất bài tiết được đưa vào máu rồi được máu đưa đến các cơ quan, các mô trong cơ thể và gây ra các tác dụng ở đó.

Các tuyến nội tiết chính của cơ thể gồm vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy nội tiết, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục nam và nữ, rau thai.

1.2. Định nghĩa hormon

Hormon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.

1.2.1. Phân loại hormon

Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng, người ta phân các hormon thành hai loại đó là hormon tại chỗ (hormon địa phương) và hormon của các tuyến nội tiết.

- Hormon tại chỗ: là những hormon do một nhóm tế bào bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để gây ra các tác dụng sinh lý.

Ví dụ: Secretin, cholecystokinin, histamin, prostaglandin...

- Hormon của các tuyến nội tiết: khác với các hormon tại chỗ, các hormon của các tuyến nội tiết thường được máu đưa đến các mô, các cơ quan ở xa nơi bài tiết


và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó.

2. VÙNG DƯỚI ĐỒI

2.1. Đặc điểm cấu tạo

- Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não trung gian, nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền (limbic).

- Vùng dưới đồi có mối liên hệ mật thiết qua đường mạch máu và đường thần kinh với tuyến yên. Các hormon do vùng dưới đồi bài tiết sẽ theo những con đường này đến dự trữ hoặc tác động (kích thích hoặc ức chế) đến chức năng của tuyến yên.

2.2. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi

- Các nơron của vùng dưới đồi có khả năng tổng hợp các hormon giải phóng và các hormon ức chế để kích thích hoặc ức chế hoạt động của các tế bào thùy trước tuyến yên.

- Các hormon giải phóng và ức chế sau khi được tổng hợp sẽ khuếch tán vào mạng mao mạch thứ nhất rồi theo hệ mạch cửa dưới đồi - yên xuống thùy trước tuyến yên.

2.2.1 Hormon giải phóng và ức chế GH: GHRH và GHIH (Growth Hormone Releasing Hormone và Growth Hormone Inhibitory Hormone)

2.2.2 Hormon giải phóng TSH: TRH (Thyrotropin Releasing Hormone) kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH. Ngoài ra, TRH còn có tác dụng kích thích thùy trước tuyến yên bài tiết prolactin.

2.2.3 Hormon giải phóng ACTH: CRH (Corticotropin Releasing Hormone) kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết ACTH

2.2.4 Hormon giải phóng FSH và LH: GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) kích thích tế bào thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết cả hai hormon FSH và LH

2.2.5 Hormon ức chế prolactin: PIH (Prolactin Inhibitory Hormone) Tác dụng của PIH là ức chế bài tiết prolactin từ thùy trước tuyến yên

2.2.6 Các hormon khác

- Ngoài các hormon giải phóng và ức chế, các nơron thuộc hai nhóm nhân trên thị và cạnh não thất còn tổng hợp hai hormon khác là ADH (vasopressin) và oxytocin. Hai hormon này được tổng hợp ở thân tế bào rồi theo sợi trục đến tích trữ ở thùy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023