Quan Điểm, Định Hướng Xây Dựng Và Phát Triển Vườn Ươm Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

CHƯƠNG III‌‌

ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Các quan điểm và định hướng xây dựng và phát triển VƯDN cần phải dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, những thực tiễn và thông lệ quốc tế tốt nhất và thực tiễn hoạt động của các VƯDN ở Việt Nam.

Một là, phải coi VƯDN là một công cụ kinh tế quan trọng hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế địa phương. Trước hết, một VƯDN phải tạo ra được các kết quả căn cứ trên những mong muốn, yêu cầu của các tổ chức tài trợ hoặc định hướng phát triển kinh tế-xã hội cụ thể của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, các kết quả đặt ra trong Hợp phần 2: Thành lập các doanh nghiệp mới thông qua thiết lập các vườn ươm công nghệ kinh doanh thí điểm trong các ngành nghề lựa chọn (xem Bảng 2.3) Các kết quả này có thể là sự phát triển của nền kinh tế nói chung hay ở địa phương nói riêng dưới dạng tạo việc làm, tăng thu nhập…

Hai là, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển VƯDN ở Việt Nam. Cần thấy rằng, việc cung cấp các dịch vụ ươm tạo, hỗ trợ việc thành lập và phát triển doanh nghiệp là một loại dịch vụ công đặc biệt, nên cần được tổ chức xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và số lượng của các dịch vụ này, hướng tới đảm bảo các VƯDN hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa, nhà nước còn có vai trò đặc biệt mà các thành phần khác không thể thay thế được là tổ chức huy động, kêu gọi các nguồn lực trong nước (các chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp...) và ngoài nước (các cá nhân/tổ chức tài trợ quốc tế) nhằm hỗ trợ thành lập và vận hành các VƯDN một các hiệu quả.

Ba là, việc thành lập và phát triển các VƯDN ở Việt Nam cần được nghiên cứu và thực hiện thí điểm trong từng địa phương, từng ngành nghề/lĩnh vực ươm tạo và sau đó nhân rộng mô hình thành công sang các địa phương, lĩnh vực ngành nghề khác. Đây cũng là quan điểm và cách thức thực hiện phát triển mô hình VƯDN ở nhiều nước trên thế giới nhằm tận dụng và phát huy được các nguồn lực cần thiết, tránh đầu tư tràn lan, manh mún và không hiệu quả.

Bốn là, VƯDN phải được quản lý và vận hành có hiệu quả, hướng tới tự chủ về tài chính và phát triển bền vững. Vai trò của quản lý và điều hành hiệu qủa một VƯDN có tính quyết định đến việc đảm bảo các hỗ trợ và tài trợ liên tục của các tổ chức tài trợ, thu hút các khách hàng tương lai, hỗ trợ cho sự phát triển của các khách hàng hiện tại và hỗ trợ cho sự hoạt động thuận lợi của các khách hàng đã tốt nghiệp hay trưởng thành. Hơn nữa, các VƯDN cần hướng tới tự chủ về tài chính, cân đối thu chi để có thể phát triển bền vững, đăc biệt sau khi hết thời gian tài trợ. Theo kinh nghiệm của một số nước, đây cũng là một yêu cầu và thách thức lớn đối với phần lớn các VƯDN và hiện rất ít các VƯDN trên thế giới có khả năng tự chủ về tài chính và phát triển bền vững.‌

3.2. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Kiến nghị đối với Nhà nước:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


3.2.1. Cần xây dựng các thể chế hỗ trợ thành lập và vận hành vươm doanh nghiệp ở Việt Nam

Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 9

Để thành lập và vận hành VƯDN một cách có hiệu quả, cần có một cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống các VƯDN ở Việt Nam. Ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cơ quan này còn có chức năng hỗ trợ các VƯDN thành lập và vận hành một cách hiệu quả.

Như đã nói ở trên, với đặc trưng ở Việt Nam, vai trò và sự tham gia của Nhà nước và chính quyền địa phương cũng như cộng đồng các nhà tài trợ đối với hệ thống VƯDN là rất lớn. Kinh nghiệm ở các nước có hệ thống VƯDN hoạt động lâu đời và hiệu quả như Mỹ và Trung Quốc đều có cơ quan quản lý hệ thống vườn ươm dù được tổ chức dưới hình thức này hay hình thức khác. Chẳng hạn, ở Mỹ là NBIA được tổ chức dưới hình thức một tổ chức tư nhân hoạt động phi lợi nhuận có trụ sở tại Athens, bang Ohio.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng, có chức năng xây dựng chính sách, các chương trình xúc tiến, hỗ trợ, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về xúc tiến DNN&V. Vì vậy, cơ quan này có thể đóng vai trò huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hệ thống VƯDN ở Việt Nam cũng như lồng ghép hiệu quả giữa các chương trình phát triển VƯDN và DNN&V.

Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, quản lý các VƯDN công nghệ cao tại các khu công nghệ cao, các viện nghiên cứu...), Bộ Tài chính (liên quan đến các chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho VƯDN), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (tổ chức phi chính phủ, có vai trò quan trọng trong hỗ trợ và phát triển mạng lưới doanh nghiệp) đóng vai trò lớn trong phát triển mạng lưới doanh nghiệp và VƯDN ở Việt Nam.

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vườn vụ của các bộ ngành, cần có một nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định địa vị pháp lý, chức năng và quyền hạn của cơ quan quản lý về VƯDN này cũng như lộ trình chuyển đổi hoặc thành lập mới cơ quan quản lý VƯDN ở Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức, hiệp hội hỗ trợ, xúc tiến và phát triển doanh nghiệp vào cơ quan này là cần thiết như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội trong các ngành hàng (như Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm, điện tử, da giầy...) để phát huy vai trò và tiếng nói của các doanh nghiệp dân doanh.

Ngoài ra, song song với việc xây dựng cơ quan nhà nước hoặc bộ máy thực hiện quản lý nhà nước đối với các VƯDN, cần xây dựng khung pháp lý cho việc thành lập và vận hành của các VƯDN ở Việt Nam như:

Ban hành các quy định cụ thể về VƯDN, địa vị pháp lý của VƯDN. Cần thấy rằng, bản thân các VƯDN cũng là một doanh nghiệp (hoạt động phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận), cung ứng các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp và được hỗ trợ toàn bộ hay từng phần (bởi nhà nước hoặc các tổ chức tài trợ hoặc cả hai) nhằm hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp có thời hạn.

Vì vậy, cần có quy định hoặc khái niệm về mặt pháp lý cho các VƯDN và cần quy định các VƯDN được thành lập và hoạt động dưới các hình thức (hoặc kết hợp giữa các hình thức này):

- Tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động có thu (do nhà nước thành lập và tài trợ hoạt động)

- Công ty TNHH hay dưới hình thức nào khác (đa sở hữu, có thể của nhà nước, tư nhân, các tổ chức tài trợ, các quỹ mạo hiểm... cùng thành lập và sở hữu)

- Các loại hình doanh nghiệp khác do các công ty tư nhân, tập đoàn thành lập và vận hành....

Ban hành các quy định VƯDN nói chung và về tiêu chuẩn công nghệ của các VƯDN công nghệ như các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá các VƯDN... (bản chất, chức năng, nhiệm vụ, các điều kiện thành lập và hoạt động...)

Ban hành các cơ chế khuyến khích và ưu đãi và cơ chế huy động vốn cho thành lập và hoạt động của các VƯDN. Trên cơ sở các ưu đãi cho các VƯDN công nghệ tại các khu công nghệ cao tại Luật chuyển giao công nghệ năn 2006 và Nghị định 99/2003/NĐ-CP của Chính phủ, cần bổ sung cơ chế khuyến khích và ưu đãi cụ thể cho các VƯDN nói chung, chẳng hạn ưu đãi về các dịch vụ tài chính và dịch vụ phát triển kinh doanh, miễn giảm thuế đối với

các VƯDN có thu hoặc các doanh nghiệp được ươm tạo... Bên cạnh đó, cũng cần tạo cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập và vận hành VƯDN như chính quyền địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các định chế tín dụng, các tổ chức tài trợ, các quỹ đầu tư mạo hiểm...

3.2.2. Cần nâng cao nhận thức về vườn ươm doanh nghiệp, áp dụng các chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam

Như đã nói ở trên, VƯDN là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam nên nhận thức của các cá nhân, doanh nghiệp và các chính quyền địa phương chưa cao, chưa thấy rõ được vai trò của VƯDN với tư cách là một công cụ kinh tế hữu hiệu để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, tạo việc làm và góp phần tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần quảng bá và nâng cao hình ảnh, sự hiện diện của các VƯDN, đặc biệt là lợi ích khi gia nhập VƯDN cho các cá nhân, doanh nhân, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, các trường đại học, viện nghiên cứu....

Hơn nữa, cần nâng cao nhận thức về VƯDN cho các lãnh đạo cấp TW và địa phương, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp để nhận thức được VƯDN là một công cụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội khác.

Vì vậy, các định chế tham gia thành lập và vận hành VƯDN cũng như bản thân các VƯDN cần:

Tăng cường tổ chức các hoạt động quảng bá, hoạt động công chúng... qua các khóa đào tạo, hội thảo, tham quan khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động…

Tăng cường các hoạt động mạng lưới liên kết giữa các VƯDN trong và ngoài nước, mạng lưới các chuyên gia tư vấn, cộng đồng các nhà tài trợ,

mạng lưới liên kết giữa các trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp,….

Phát triển mạng lưới dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và vườn ươm doanh nghiệp ảo để tăng cường hỗ trợ từ xa, trực tuyến cho các cá nhân và doanh nghiệp.

3.2.3. Cần xác định lộ trình cụ thể xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp Việt Nam, thí điểm và nhân rộng mô hình vườn ươm hiệu quả

Để xây dựng và phát triển VƯDN Việt Nam một cách có hiệu quả, cần có một lộ trình cụ thể, rõ ràng trong thời gian tới, có thể trong giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm, thậm chí là 15 năm tới. Trong giai đoạn đầu, cần nghiên cứu thí điểm mô hình VƯDN hiệu quả, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm quốc tế trong phát triển VƯDN và phù hợp với điệu kiện thực tiễn ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhân rộng mô hình thành công ra các địa phương khác. Đây là giai đoạn phát triển ban đầu rất quan trọng, cần nỗ lực lớn để đạt được hiệu quả cao và tạo sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các tổ chức tài trợ,...để tạo nền tảng vững chắc cho các bước tiếp theo.

Trong giai đoạn tiếp theo, cần tập trung xây dựng và phát triển một hệ thống VƯDN đa dạng, trong đó ưu tiên phát triển các VƯDN công nghệ cao mà Việt Nam có lợi thế nhất định (chẳng hạn, ngành CNTT), mang lại hàm lượng giá trị gia tăng cao, thời gian ươm tạo và đưa sản phẩm ra thị trường ngắn, thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa ý tưởng kinh doanh… Tuy nhiên, bên cạnh đó, không nên xem nhẹ việc xây dựng và phát triển các VƯDN truyền thống, ươm tạo các doanh nghiệp trong các các lĩnh vực/ngành nghề truyền thống và cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của loại hình VƯDN này.

3.2.4. Cần nâng cao công tác giám sát, đánh giá hiệu qủa hoạt động của các vườn ươm doanh nghiệp‌

Công tác giám sát và đánh giá hiệu quả họat động của các VƯDN là rất cần thiết nhằm giúp các cơ quan quản lý, nhà điều hành vườn ươm, các nhà tài trợ có thể định hướng và điều chỉnh các hoạt động, quy trình và thời gian ươm tạo… đối với các VƯDN, đặc biệt là đánh giá chất lượng và tính phù hợp của các dịch vụ do các VƯDN cung cấp đối với nhu cầu của khách hàng ươm tạo và các khách hàng bên ngoài.

Công tác giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động cần được thực hiện thường xuyên hoặc theo định kỳ, qua đó có thể tiến hành điều chỉnh hoặc vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm tốt nhất của các nước trên thể giới vào xây dựng và phát triển các VƯDN ở Việt Nam. Các kinh nghiệm, bài học đúc kết qua công tác này có thể được tổng kết để phổ biến và nhân rộng ra các VƯDN khác ở Việt Nam.

Trước mắt, trong khi Việt Nam chưa có cơ quan quản lý VƯDN chuyên biệt, công tác này có thể giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (với tư cách là cơ quan quản lý và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung ) làm đầu mối thực hiện và phối hợp với các bộ ngành khác như Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với hệ thống các VƯDN công nghệ), Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (đối với hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, mạng lưới doanh nghiệp)...

Kiến nghị đối với các vườn ươm doanh nghiệp do EU tài trợ:


3.2.5. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, tổ chức tham gia thành lập và vận hành vườn ươm HBI và SBI

Trong khuôn khổ VPSSP, Cục Phát triển DNN&V (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan tổ chức điều hành và tham gia quản lý HBI và SBI cùng với các cơ quan thực hiện ở cấp địa phương là Sở KH & ĐT Hà Nội (tại Hà

Nội) và Sở KH&ĐT Tp. HCM (tại Tp. HCM) và các đối tác tham gia thực hiện là HAPRO (tại Hà Nội) và HCA (tại Tp. HCM). Ngoài Hiệp định tài trợ (FA) được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Châu Âu, Thỏa thuận hợp tác giữa các bên Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các thành phố Hà nội và HCM, SBI, HBI) là thỏa thuận quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa các bên tham gia quản lý và vận hành HBI và SBI. Tuy nhiên, Thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trong phạm vi chương trình VPSSP, tính pháp lý chưa cao. Hơn nữa, cần thấy rằng cả HBI và SBI đều được vận hành trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và trong môi trường của hệ thống VƯDN Việt Nam nói riêng.

Để phát huy được vai trò của các định chế tham gia, cần cơ cấu lại Ban điều hành vườn ươm theo hướng giảm thiểu sự can thiệp bất hợp lý và hướng tới cơ cấu tổ chức tăng cường và tối đa hóa tiện ích hỗ trợ cho các doanh nghiệp ươm tạo, tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành vườn ươm. Theo kinh nghiệm quốc tế, các nhà quản lý vận hành VƯDN tốt thường là các nhà quản lý chuyên nghiệp, các doanh nhân.

Vai trò của các chủ thể tham gia quản lý còn thể hiện ở chỗ kêu gọi và huy động các nguồn lực cần thiết để tạo nguồn hỗ trợ cho HBI và SBI trong giai đoạn đầu thành lập và hoạt động, đặc biệt là vai trò kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các vườn ươm này.

3.2.6. Phát triển chiến lược tạo nguồn thu cho vườn ươm, hướng tới tự chủ về tài chính và phát triển bền vững

Như đã đề cập ở trên, HBI và SBI là loại hình VƯDN được thành lập để phục vụ riêng cho một số đối tượng khách hàng nhất định hay ở một phân đoạn thị trường riêng biệt, cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm (tại Hà Nội) và CNTT (tại Tp. HCM). So với các loại hình VƯDN khác, HBI và SBI không thể thoả mãn được tất cả mọi nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp và khách hàng. Như vậy, chiến lược tạo nguồn thu là một thách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022