thức lớn đối với 2 vườn ươm này để tồn tại và phát triển nếu hết thời gian tài trợ của EU.
Với các đặc điểm đó, để tạo được nguồn thu và từng bước có khả năng bù đắp các chi phí hoạt động và xa hơn nữa là khả năng tự chủ về tài chính, trước hết HBI & SBI cần có một kế hoạch kinh doanh khả thi và tập trung vào một số biện pháp sau:
Mở rộng đối tượng khách hàng để tăng nguồn thu thông qua đẩy mạnh chiến lược mạng lưới, các hoạt động tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm tại Hà Nội và CNTT tại Tp. HCM và các địa phương lân cận, liên kết với các ngành hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm, các VƯDN trong nước và quốc tế…;
Đẩy mạnh các dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP, GMP, GHP…) cho các doanh nghiệp đủ điều kiện trong ngành chế biến thực phẩm;
Hướng hoạt động của 2 vườn ươm này thành các trung tâm hỗ trợ và thử nghiệm các ý tưởng tốt nhất về chế biến thực phẩm và CNTT trong khu vực cho các doanh nghiệp.
Xây dựng VƯDN ảo (virtual business incubator) để ươm tạo và hỗ trợ cho các khách hàng trong và ngoài vườn ươm trong ngành chế biến thực phẩm và CNTT, qua đó có thể tăng nguồn thu cho các vườn ươm từ thu phí của các thành viên tham gia.
3.2.7. Khẩn trương tìm kiếm, huy động các nguồn tài trợ để HBI và SBI có thể hoạt động bình thường
Theo Hiệp định tài trợ đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và Eu, thời gian tài trợ cho 2 vườn ươm này là từ 2005-2008. Tuy nhiên, thời gian để thiết lập cơ cấu tổ chức và xây dựng hạ tầng vườn ươm, đặc biệt là HBI kéo dài khá lâu (hơn 2 năm), nên đến tháng 11/2007 và tháng 3/2008 HBI và SBI mới lần lượt chính thức đi vào hoạt động. Như vậy, thời gian ươm tạo dự kiến đủ cho
một quy trình ươm tạo là 3 năm (2006-2008), nay bị rút ngắn xuống còn 1 năm (2008) nên cả 2 vườn ươm cần ít nhất là 2 năm nữa để đủ thời gian cho một quy trình ươm tạo. Tuy nhiên, thời hạn chấm dứt tài trợ của EU đang đến gần (12/2008), SBI và HBI cần tận dụng các nguồn hỗ trợ của các tổ chức tài trợ khác để tiếp tục hoạt động bình thường, đặc biệt cam kết tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các khách hàng hiện đang ươm tạo.
Để tìm kiếm nguồn tài trợ khác, cần tổ chức các chiến dịch vận động, các hoạt động liên kết kêu gọi cộng đồng các nhà tài trợ (như chương trình infoDev của WB hàng năm đều có các chương trình đầu tư cho các VƯDN ở Việt Nam, các chương trình vườn ươm của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức- GTZ…) và các quỹ đầu tư mạo hiểm để cam kết tiếp tục đầu tư vào HBI và SBI. Đặc biệt, cần chú trọng đến vai trò của các chủ thể tham gia vườn ươm như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh… trong việc vận động và kêu gọi các nguồn tài trợ.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quỹ đầu tư mạo hiểm và VƯDN bổ sung và hỗ trợ cho nhau phát triển, cụ thể là quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các VƯDN thông qua vốn và dịch vụ tài chính và các dịch vụ của VƯDN tạo điều kiện giảm tỷ lệ thất bại trong thương mại hóa, tăng khả năng thành công của vốn đầu tư mạo hiểm.
KẾT LUẬN
Xây dựng và phát triển hệ thống VƯDN ở Việt Nam là cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, xuất phát từ chính bản thân hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp yếu kém của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, VƯDN là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và thực sự chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nên hệ thống các VƯDN Việt Nam nói chung và các VƯDN trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ nói riêng đang trong giai đoạn đầu phát triển, chưa phát huy được vai trò là một công cụ kinh tế hữu hiệu trong thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, khuyến khích sáng tạo và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
Hơn nữa, để các VƯDN có thể thành lập và được vận hành một cách hiệu quả thì nỗ lực của bản thân các VƯDN và các doanh nghiệp chưa đủ, cần có sự hợp tác, nỗ lực và phát huy vai trò của các đối tác tham gia thành lập và điều hành vườn ươm như chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các bộ ngành, cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu…
Cũng cần thấy rằng, việc tiếp thu và vận dụng các bài học kinh nghiệm, những thực tiễn tốt nhất trong quá trình xây dựng và phát triển VƯDN của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có hệ thống VƯDN phát triển và thành công như ở Bắc Mỹ, Trung Quốc... vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết, mang tính quyết định đến việc triển khai thành công và nhân rộng mô hình VƯDN ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, nên Khóa luận này mới chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính tổng quan, các kiến nghị và giải pháp mang tính cơ bản nhằm xây dựng và phát triển các VƯDN ở Việt Nam nói chung và các VƯDN trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam nói riêng.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn quan tâm đến nội dung nghiên cứu để Khóa luận này được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADB và UNDP (2000), Báo cáo phát triển Việt Nam 2001 “Việt Nam 2010: Bước vào thế kỷ 21”.
2. TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Trần Ngọc Ca (2002), Một số kinh nghiệm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Tài liệu hội thảo.
4. Cục Thống kê Hà Nội (2007), Niên Giám Thống kế Hà nội 2006, Nhà Xuất bản Thống kê.
5. CRC (2007), Hội thảo tổng kết Dự án TOPIC64 giai đoạn 2006-2007, Tài liệu hội thảo.
6. PGS.TS Bùi Nguyên Hùng (2006), Xây dựng Mô hình Vườm ươm Doanh nghiệp Công nghệ trên địa bàn TP.HCM – Mô hình vườm ươm trong trường đại học, ĐH Bách Khoa Tp. HCM.
7. HBI (2006), Kế hoạch kinh doanh, Tài liệu văn kiện dự án.
8. SBI (2006), Kế hoạch kinh doanh, Tài liệu văn kiện dự án.
9. SHTP (2005), Vườn ươm công nghệ cao và Doanh nghiệp công nghệ cao, Tài liệu Hội thảo.
10.Campbell, C., R. C. Kendrick, and D. S. Samuelson (1985), Stalking the Latent Entrepreneur: Business Incubators and Economic Development, Economic Development Review 3(2).
11.Hong KIM (2003), The improvement of Asian business incubator, KOBIA 12.Marisela Gonzalez and Rafael Lucea (2001), The Evolution of Business
Incubation, www.smartpolicy.org/pdf/evolutionincubation.pdf.
13.Mun Hou CHEW (2005), Forum on Incubator, Peple’s Committee of Ho Chi Minh City, SaiGon High-Tech Park, Board of Management, Tài liệu hội thảo.
14.http://www.nbia.org, truy cập ngày 16/5/2008
15.http://www.bachkhoadanang.net/forum, truy cập ngày 19/4/2008 16.http://www.business.gov.vn, truy cập ngày 18/5/2008 17.http://www.agbiotech.com.vn, truy cập ngày 23/5/2008 18.http://topic.edu.vn, truy cập ngày 20/4/2008 19.http://tvi.tinhvan.com, truy cập ngày 22/5/2008 20.http://www.hbi.org.vn, truy cập ngày 22/5/2008 21.http://www.qtsbi.com.vn, truy cập ngày 21/5/2008 22.http://www.delvnm.ec.europa.eu, truy cập ngày 14/5/2008 23.http://www.vpssp.org.vn, truy cập ngày 17/5/2008
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thủ tục gia nhập vườn ươm
CÔNG TY TNHH ƯƠM TẠO DN PHẦN MỀM QUANG TRUNG
Tòa Nhà SBI, Khu Công viên Phần Mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q. Tp. HCM ĐT: 08 437 1161 Fax: 08 437 0083
THỦ TỤC GIA NHẬP VƯỜN ƯƠM
Các đối tượng muốn gia nhập vào vườn ươm doanh nghiệp SBI để hoạt động phải hoàn tất các thủ tục hoặc các bước sau đây:
1. Phiếu đăng ký làm việc với vườn ườm (do cán bộ SBI phụ trách ký);
2. Đơn xin gia nhập vườn ươm (do ứng viên ký);
3. Bảng câu hỏi sơ tuyển (do ứng viên ký);
4. Nộp giấy phép kinh doanh (do ứng viên nộp, nếu có); ;
5. Ký thỏa thuận bảo mật thông tin (Giám đốc của SBI ký);
6. Bảng kế hoạch kinh doanh – KHKD hoàn chỉnh (do ứng viên xây dựng với sự trợ giúp của cán bộ SBI phụ trách);
7. Ứng viên bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước Hội đồng tuyển chọn (gồm Giám đốc SBI, các chuyên gia, cán bộ SBI);
8. Ký hợp đồng gia nhập vườn ươm (theo mẫu của SBI, ngay sau khi ứng viên bảo vệ thành công KHKD trước hội đồng tuyển chọn, ký giữa Giám đốc SBI với đại diện DN được ươm tạo);
9. Ký kết kế hoạch hành động chung với vườn ươm (giữa cán bộ SBI phụ trách với đại diện DN được ươm tạo);
Nguồn: SBI
Phụ lục 2: Đơn đăng ký xin gia nhập
Kính gửi: Công ty TNHH Ươm Tạo DN phần mềm Quang Trung
MẪU ĐƠN: Y/xx | |||
Phần dành riêng của SBI Số hồ sơ: Ngày nhận: Người nhận: | |||
THÔNG TIN TRƯỞNG NHÓM/GIÁM ĐỐC CÔNG TY | |||
Họ và tên: Nam Nữ Ngày sinh: Số CMND: Cấp ngày: Địa chỉ liên lạc: Điện thoại: Fax: Email: | |||
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP (Nếu có) | |||
Tên doanh nghiệp: Ngày thành lập: Giấy phép kinh doanh số: cấp ngày: Mã số thuế: Loại hình công ty: Địa chỉ đăng kí kinh doanh: Tổng số nhân viên: Toàn thời gian: Bán thời gian: Doanh số bán năm trước: Lợi nhuận năm trước: Tỉ suất tăng trưởng so với năm trước: | |||
TÓM TẮT THÔNG TIN ĐỀ ÁN KINH DOANH | |||
Tên đề án: Khẩu hiệu (< 20 từ): Tóm tắt đề án (< 150 từ): | |||
CAM ĐOAN | |||
Tôi đã đọc kĩ và hiểu toàn bộ quy trình xét duyệt vào trung tâm ươm tạo Quang Trung Tôi cam đoan mọi thông tin cung cấp trong hồ sơ đăng kí này là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm với mọi thông tin cung cấp sai sự thật. Ngày: Chữ kí: Họ và tên: |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Hoạt Động Và Cơ Cấu Tổ Chức
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Dịch Vụ Hỗ Trợ Khách Hàng
- Quan Điểm, Định Hướng Xây Dựng Và Phát Triển Vườn Ươm Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
- Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Nguồn: SBI