doanh số cho vay ) theo ngắn hạn và trung dài hạn lần lượt là : 34.26%, 33.5% (
năm 2004 là: 31.19%, 32.16% ). Nguyên nhân là do:
+ Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam sau một thời gian tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế đã trở nên có kinh nghiệm, thông thạo hơn trong các giao dịch quốc tế, tạo được uy tín và sự tín nhiệm đối với NHNT. Vì vậy họ ngày càng ký kết được những hợp đồng lớn, dài hạn, có những dự án sản xuất có tính khả thi và hiệu quả cao, thì NHNT cũng có các khoản vốn tài trợ dài hạn hơn cho họ.
+ NHNT đang cố gắng tài trợ cho các hợp đồng ngoại thương trung – dài hạn, hay các dự án sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả cao để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn và tăng hiệu quả của công tác tài trợ.
Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của NHNT cũng tăng qua các năm, trong đó doanh số thu nợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, và theo thời hạn tài trợ: doanh số thu nợ ngắn hạn đều cao hơn doanh số thu nợ trung – dài hạn, Đó là do các khoản tài trợ trung – dài hạn có thời gian đáo hạn lâu hơn so với ngắn hạn. Trong thực tế các khoản cho vay của NHNT tài trợ trung – dài hạn thường là từ 3 năm trở nên.
2.2.3.2. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo Việt Nam đồng và ngoại tệ (USD ) tại
NHNT.
NHNT tài trợ xuất khẩu bằng Việt Nam đồng hay ngoại tệ tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ của ngân hàng,…
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN.
Đơn vị: triệu đồng;%.
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |||||
Dưnợ | Tỉtrọng | Dưnợ | Tỉtrọng | Dưnợ | Tỉtrọng | Dưnợ | Tỉtrọng | |
dưnợ | 2,347,981 | 100 | 2,800,193 | 100 | 2,931,346 | 100 | 3,087,294 | 100 |
VNĐ | 1,389,067 | 59.16 | 1,667,795 | 59.56 | 1,710,147 | 58.34 | 1,763,771 | 57.13 |
USD | 958,914 | 40.84 | 1,132,298 | 40.44 | 1,211,199 | 41.66 | 1,323,523 | 42.87 |
Cho vay NH | 1,241,847 | 52.89 | 1,486,062 | 53.07 | 1,592,600 | 54.33 | 1,698,012 | 55 |
VNĐ | 863,353 | 36.77 | 1,084,795 | 38.74 | 1,113,032 | 37.97 | 1,128,097 | 36.54 |
USD | 378,494 | 16.12 | 401,267 | 14.33 | 479,568 | 16.36 | 569,915 | 18.46 |
Cho vay T-DH | 1,106,134 | 47.11 | 1,314,131 | 46.93 | 1,338,746 | 45.67 | 1,389,282 | 45 |
VNĐ | 527,714 | 22.39 | 583,000 | 20.82 | 597,115 | 20.37 | 635,674 | 20.59 |
USD | 580,420 | 18.45 | 731,131 | 26.11 | 741,631 | 25.3 | 753,608 | 24.41 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Khẩu.
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Cơ Bản Của Nhntvn.
- Điều Kiện Được Tài Trợ Vốn Để Thực Hiện Hoạt Động Xuất Khẩu.
- Cơ Cấu Tài Trợ Xuất Khẩu Theo Các Hình Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng
- Cán Bộ Còn Thiếu Mạnh Dạn Và E Ngại Trong Việc Cho Vay.
- Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Khẩu Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Quản lý nợ.
Nhìn vào bảng 2.5 trên, ta có thể thấy, cho vay tài trợ xuất khẩu ngoại tệ và VNĐ đều tăng qua các năm, tuy nhiên các khoản cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn: năm 2003 tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu là 2,347,981 trong đó dư nợ bằng VNĐ chiếm 59.16%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 40.84%; đến năm 2006 tuy tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ có tăng ( nhưng không đáng kể ) vẫn chỉ chiếm 42.87%, còn VNĐ là 57.13%. Sự tăng tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ trong 2 năm 2005, 2006 do tỷ trọng số dư nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng lên ( năm 2005 tăng 2.03% so với năm 2004, năm 2006 tăng 2.1% so với năm 2005 ), còn tài trợ trung và dài hạn có xu hướng giảm ( năm 2005 giảm 0.81% so với năm 2004, năm 2006 giảm 0.89% so với năm 2005 ). Một lý do khác là do, trong thực tế xuất khẩu hiện nay, nhu cầu vốn về nội tệ là rất lớn: tuy nhiên tình trạng huy động vốn nội tệ của NHTM nói chung và NHNT nói riêng là rất khó khăn ( do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn như đã phân tích ở trên, thì do xu hướng của dân cư hiện nay thích gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ hơn là nội tệ để hưởng mức lãi suất cao ). Chính các lý do đó làm nguồn vốn nội tệ trong các ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm, nhiều khi không đủ vốn nội tệ
để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt trong các hợp đồng ngoại thương ngắn hạn: các doanh nghiệp xuất khẩu thường có nhu cầu vốn nội tệ để thu mua hàng hoá để xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu.
Tỷ trọng nội tệ ( hay ngoại tệ ) theo kỳ hạn tài trợ cũng có sự khác nhau. Đối với xuất khẩu ngắn hạn thì các doanh nghiệp chủ yếu xin tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu nên nhu cầu tài trợ vốn nội tệ lớn hơn so với ngoại tệ ( năm 2006 tỷ trọng tài trợ ngắn hạn bằng nội tệ là 36.54%, ngoại tệ là 18.46%; năm 2005 là 37.9% và 16.36%), còn với tài trợ xuất khẩu trung – dài hạn, thì các doanh nghiệp chủ yếu xin tài trợ để góp vốn bổ sung, liên doanh với các doanh nghiêp nước ngoài, hay chi trả chi phí vận tải, thanh toán tiền hàng tạm tái xuất hoặc thanh toán với nước ngoài nên nhu cầu về ngoại tệ trong dài hạn lớn hơn so với ngắn hạn ( năm 2006 tỷ trong tài trợ trung
– dài hạn bằng ngoại tệ chiếm 24.41%, nội tệ là 20.59%; năm 2005 là 25.3% và
20.37%).
Qua bảng số liệu này cũng cho ta thấy trong cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu, thì dư nợ tài trợ xuất khẩu ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn so với trung – dài hạn, và năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là: năm 2006 tỷ trọng dư nợ tài trợ ngắn hạn chiếm 55% so với 45% của trung và dài hạn ( năm 2005 là: 54.33%, 45.67%; năm 2004 là 53.07%, 46.93% ). Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng muốn giảm bớt rủi ro cho các khoản tài trợ, đảm bảo có thể quay vòng vốn nhanh hơn và có thể thanh toán cho khách hàng gửi tiền khi đến kỳ hạn mà không sợ khách hàng vay vốn hoặc xin tài trợ không trả được. Lí do thứ hai là, ngân hàng muốn hạn chế bớt hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp tư nhân nên ngân hàng chủ yếu tập trung vào tài trợ cho ngắn hạn. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế: vì tỷ trọng tài trợ cho ngắn hạn bao giờ cũng cao hơn so với tỷ trọng tài trợ trung – dài hạn.
2.2.3.3. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN.
Thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Nhà Nước, NHNT đã tiến hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn nhằm bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình thu gom hàng hoá hoặc chế biến hàng hoá để chuẩn bị xuất khẩu. Nhất là đối với các tổ chức xuất khẩu lớn có uy tín, có những hợp
đồng xuất khẩu liên tục thường có nhu cầu vốn ngay để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường. Từ đó tăng cường hoạt động xuất khẩu. Hiện nay nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp. Vì vậy nước ta có thế mạnh về các nguồn nông sản, hải sản và các ngành mang tính truyền thống – đó cũng là những mặt hàng nhận được sự tài trợ chủ yếu từ NHNTVN.
Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN.
Đơn vị: triệu VNĐ.
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |||||
Doanhsố cho vay | Dư nợ | Doanhsố cho vay | Dư nợ | Doanhsố cho vay | Dư nợ | Doanhsố cho vay | Dư nợ | |
Dầu thô | 1,902,434 | 735,002 | 2,146,547 | 948,674 | 2,648,239 | 934,123 | 2,675,485 | 950,269 |
Thuỷ sản | 1,264,523 | 565,313 | 1,631,743 | 723,065 | 1,235,431 | 7654,003 | 1,339,770 | 843,449 |
Gạo | 1,085,264 | 722,400 | 1,638,965 | 718,269 | 1,847,231 | 700,385 | 1,875,814 | 720,574 |
Dệt may | 455,103 | 120,110 | 470,234 | 134,021 | 423,176 | 132,479 | 509,005 | 152,821 |
Hàng hoá # | 402,907 | 205,156 | 536,163 | 306,64 | 419,113 | 399,356 | 299,615 | 420,181 |
| 5,830,231 | 2,347,981 | 6,423,657 | 2,800,193 | 6,573,190 | 2,931,346 | 6,759,869 | 3,087,294 |
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT 2003 – 2006.
Bảng 2.7. Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN.
Đơn vị: %
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |||||
Doanhsố cho vay | Dư nợ | Doanhsố cho vay | Dư nợ | Doanhsố cho vay | Dư nợ | Doanhsố cho vay | Dư nợ | |
Dầu thô | 32.63 | 31.30 | 33.42 | 32.81 | 40.29 | 31.87 | 39.58 | 30.78 |
Thuỷ sản | 21.69 | 24.08 | 25.40 | 25.82 | 18.79 | 26.09 | 19.82 | 27.32 |
Gạo | 30.96 | 30.77 | 25.51 | 25.65 | 28.10 | 23.89 | 27.75 | 23.34 |
Dệt may | 7.81 | 5.12 | 7.32 | 4.79 | 6.44 | 4.52 | 7.53 | 4.95 |
Hàng hoá# | 6.91 | 8.74 | 8.35 | 10.93 | 6.38 | 13.62 | 5.32 | 13.92 |
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNT 2003 – 2006.
Nhìn vào hai bảng số liệu 2.6 và 2.7 có thể thấy những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may cũng là những mặt hàng được NHNT tài trợ nhiều nhất. Trong đó, dầu thô luôn là mặt hàng được tài trợ xuất khẩu ( doanh số cho vay và dư nợ ) nhiều nhất. Năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ đối với mặt hàng này lần lượt là: 2,675,485 triệu
VNĐ và 950,269 triệu VNĐ tăng 1.03% và 1.73% so với năm 2005 ( năm 2005 doanh số cho vay tăng 23.37% so với năm 2004 ). Do đó dầu thô cũng chiếm tỷ trọng được tài trợ lớn nhất trong các mặt hàng mà NHNT tài trợ, cụ thể là: từ năm 2003 – 2006 đều trên 30% tổng doanh số cho vay và tổng dư nợ tài trợ cho các mặt hàng, năm 2005, tỷ trọng doanh số cho vay là 40.29% - tăng hơn so với năm 2004, 2003 lần lượt là 6.87%, 7.66%, năm 2006 là tỷ trọng này là 39.58%. Tài trợ cho dầu thô chiếm tỷ trọng cao như vậy là do: dầu thô là khoáng sản của đất nước nên việc khai thác dầu thô theo quy định và kế hoạch của Nhà Nước, mặt khác việc khai thác dầu thô đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, Nhà Nước thường có chỉ tiêu tài trợ vốn cho ngành này. Do đó đối các khoản vốn của NHNT tài trợ cho khai thác dầu thô xuất khẩu sẽ có sự can thiệp của Nhà Nước. Hơn nữa, tổng công ty dầu khí Việt Nam chính là một bạn hàng truyền thống, bạn hàng lớn có mối quan hệ lâu dài với NHNT nên NHNT thường có chính sách tài trợ ưu đãi hơn đối với khách hàng này. Lí do thứ ba là: với sự phát triển chóng mặt của kinh tế thế giới, nhu cầu và giá dầu thế giới tăng mạnh ngoài dự báo khiến khai thác và xuất khẩu dầu thô tăng mạnh và nhu cầu vốn tài trợ cũng lớn hơn. Tuy nhiên năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ tài trợ dầu thô vẫn tăng nhưng tỷ trọng của nó có sự giảm sút nhẹ so với năm 2005: tỷ trọng doanh số cho vay và dư nợ lần lượt giảm 0.71% và 1.12%. Sự giảm sút này cũng nằm trong chiến lược cắt giảm lượng xuất khẩu dầu thô của Nhà Nước nhằm đảm bảo nguyên, nhiên liệu trong nước, do đó mức tăng vốn tài trợ cho khai thác xuất khẩu dầu thô cũng sẽ giảm xuống.
Đối với mặt hàng thuỷ sản năm 2006 đã có dấu hiệu khôi phục trở lại, sau sự sụt giảm vào năm 2005. Điều này được thể hiện ở cả con số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể là: năm 2006 doanh số cho vay và dư nợ tài trợ thuỷ sản đạt mức 1,339,770 triệu VNĐ và 843,449 triệu VNĐ so với năm 2005 chỉ đạt 1,235,431 triệu VNĐ và 765,003 triệu VNĐ; tỷ trọng tài trợ mặt hàng này năm 2006 cũng chiếm 19.82% tổng doanh số cho vay và 27.32% về dư nợ, tăng so 1.03% và 1.23% so với năm 2005. Mặt hàng dệt may cũng tương tự như thuỷ sản: năm 2005, doanh số cho vay và dư nợ tài trợ cho dệt may chỉ đạt 423,176 triệu VNĐ và 132,479 triệu VNĐ ( tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay và dư
nợ giảm 0.88% và 0.27% so với năm 2004 ), nhưng đến năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ đạt mức 509,005 triệu VNĐ và 152,821 triệu VNĐ ( tăng 20.28% và 15.35% so với năm 2005 ). Có sự sụt giảm trong năm 2005, và sự khôi phục trở lại đối với việc tài trợ cả hai mặt hàng này là do: năm 2005, NHNT do sợ hai ngành này vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ tương đồng và sự ảnh hưởng của các vụ kiện bán phá giá nên ngân hàng đã giảm sự tài trợ đối với thuỷ sản và dệt may. Nhưng năm 2006, do các doanh nghiệp xuất khẩu đã vượt qua những khó khăn về rào cản thương mại kỹ thuật tại thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, đã thay đổi cơ cấu mặt hàng cũng như cơ cấu thị trường xuất khẩu, hơn nữa cuối năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nên sản phẩm dệt may sẽ tránh được các mối lo về hạn ngạch xuất khẩu và sẽ có quy tắc bảo vệ tránh cho các sản phẩm khỏi các vụ kiện bán phá giá. Từ đó đã giảm tâm lý lo sợ và e ngại của NHNT khi tài trợ xuất khẩu cho các mặt hàng này. Điều này kéo theo sự gia tăng trở lại về doanh số cho vay và dư nợ tài trợ cho mặt hàng thuỷ sản và dệt may ở NHNT năm 2006.
Như vậy, xét theo mặt hàng thì vốn tài trợ cho 4 mặt hàng dầu thô, thuỷ sản, dệt may và gạo đã chiếm phần lớn tỷ trọng trong doanh số cho vay và dư nợ tài trợ xuất khẩu của NHNT. Điều này chứng tỏ cơ cấu tài trợ xuất khẩu của ngân hàng vẫn chưa mở rộng. Trong khi trong thực tế và theo định hướng xuất khẩu của Nhà Nước, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốc độ khá cao như nhóm mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ, nhóm sản phẩm hàm lượng công nghệ cao (điện tử, linh kiện máy tính, …), sản phẩm gỗ,…. Cụ thể là: sản phẩm gỗ đạt 1.9 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2005; hàng điện tử, vi tính, linh kiện điện tử đạt 1.65 tỷ USD, tăng 16%; và theo dự báo năm 2007 nhóm mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ ước đạt 20 tỷ USD , tăng 29% và nhóm hàng sản phẩm công nghệ cao tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao về xuất khẩu nhờ năng lực sản xuất của ngành công nghệ điện tử đã được tăng cường đáng kể nhờ đầu tư nước ngoài với các tên tuổi lớn như Fujitsu, Canon, Intel,…cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Với năng lực sản xuất và tốc độ tăng trưởng như vậy, nhưng các mặt hàng này chưa nhận được sự tài trợ tương xứng từ phía NHNT. Điều này thể hiện qua doanh số cho vay và dư
nợ tài trợ xuất khẩu đối với nhóm các hàng hoá khác ( bao gồm: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đồ gỗ, sản phẩm công nghệ cao,…) tăng không đáng kể qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay của nhóm hàng này là 299,615 triệu VNĐ chiếm 5.32% trong tổng doanh số cho vay – con số này phản ánh tình hình tài trợ của NHNT cho nhóm hàng này không tăng mà còn giảm so với năm 2005 ( doanh số cho vay là 419,113 triệu VNĐ chiếm 6.38% tổng doanh số cho vay ). Nói chung đây là một tỷ lệ quá khiêm tốn, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu này. Vấn đề đặt ra ở đây là NHNT cần phải làm thế nào để đa dạng, và mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
2.2.3.4. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế.
Theo chủ trương của NHNT là tài trợ cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, và đối với mọi thành phần kinh tế, nhưng thực tế trong những năm qua, NHNT vẫn thập trung cho vay các doanhnghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà Nước đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN ) lớn. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: tỷ VNĐ; %.
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |||||
Dư nợ | Tỉ trọng | Dư nợ | Tỉ trọng | Dư nợ | Tỉ trọng | Dư nợ | Tỉ trọng | |
Cho vay NH | 1,241,84 7 | 100 | 1,486,06 2 | 100 | 1,592,60 0 | 100 | 1,698,01 2 | 100 |
DNNN | 1,133,18 5 | 91.2 5 | 1,328,39 1 | 89.3 9 | 1,381,42 1 | 86.7 4 | 1,432,44 3 | 84.3 6 |
DNTN | 0 | 0 | 0 | 0 | 12,741 | 0.8 | 21,055 | 1.24 |
CtyCP&TNH H | 77,988 | 6.28 | 121,560 | 8.18 | 151,456 | 9.51 | 201,894 | 11.8 9 |
Cty vốnĐTNN | 30,674 | 2.47 | 36,111 | 2.5 | 46,982 | 2.95 | 42,620 | 2.51 |
Chovay T-DH | 1,106,13 4 | 100 | 1,341,13 1 | 100 | 1,338,74 6 | 100 | 1,389,28 2 | 100 |
DNNN | 1,005,14 4 | 90.8 7 | 1,180,19 5 | 88 | 1,145,96 6 | 85.6 | 1,153,10 4 | 83 |
DNTN | 0 | 0 | 0 | 0 | 9,371 | 0.7 | 16,671 | 1.2 |
58,625 | 5.3 | 102,194 | 7.62 | 110,313 | 8.24 | 135,871 | 9.78 | |
Cty vốnĐTNN | 42,365 | 3.83 | 58,742 | 4.38 | 73,096 | 5.46 | 83,636 | 6.02 |
Nguồn: Phòng quản lý nợ NHNTVN.
Nhìn vào bảng số liệu 2.8 có thể thấy, trong 4 năm ( 2003 – 2006 ), cho vay đối với các DNNN luôn chiếm tỷ lệ cao (trong ngắn hạn: 2003: 91.25%; 2004: 89.39%; 2005: 86.74%; 2006: 84.36% ) trong khi các thành phần khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đối với các DNNN sự tập trung nhằm vào các tổng công ty lớn như Tổng công ty xăng dầu ( Petrolimex ), Tổng công ty lương thực miền Bắc ( Vinafood ), Tổng công ty chè ( Vinatea ),…Chỉ tính riêng năm 2006 dư nợ cho vay đối với các DNNN nói trên đã chiếm 70% trong đó: Vinafood 32.6%; Vinatea: 15%…Sự tập trung nhiều vào các DNNN sẽ đẩy NHNT vào thế bị động, phụ thuộc, không chủ động trong kinh doanh và thiếu sự bảo đảm chắc chắn. Bởi vì trong thực tế, các DNNN lại không phải là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và năng động nhất, mà là các doanh nghiệp cổ phần và các công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ). Họ thường có nhiều mối làm ăn và ký kết được nhiều hợp đồng ngoại thương lớn nhưng lại khó tiếp cận được với các nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, bởi vì định mức mà NHNT dành cho các doanh nghiệp này còn rất nhỏ. Tuy nhiên có thể thấy sự tập trung tài trợ vào các DNNN đang giảm dần, thay vào đó là các doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ), cụ thể là: năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn đối với các công ty cổ phần và TNNN đạt mức thứ tự là: 201,894 tỷ VNĐ chiếm 11.89% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 33% so với năm 2005; và 135,871 tỷ VNĐ chiếm 9.78% tỏng dư nợ cho vay trung – dài hạn tăng 23.17%. Điều này phản ánh sự cố gắng của NHNT trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,mở rộng và phát triển tín dụng tài trợ theo hướng đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Tuy nhiên sự chuyển dịch này có thể nói lên một phần là do từ năm 2004 rất nhiều DNNN tiến hành cổ phần hoá. Chính vì vậy về thực chất chưa hẳn đã có sự thay đổi lớn trong việc mở rộng cho vay tài trợ đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,