đều sử dụng công cụ chính sách TDXK của Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của họ. Sự khác biệt nếu có, được thể hiện trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, nhiều nước, nhất là những nước công nghiệp phát triển đã sử dụng công cụ này rất mạnh mẽ từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 để kích thích xuất khẩu, nghĩa là có bề dày kinh nghiệm hơn 70 năm. Công cụ TDXK của Nhà nước tại các quốc gia phát triển đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn và trên thực tế không ai có thể hoài nghi về kết quả tích cực này. Việt Nam chỉ mới triển khai công cụ TDXK của Nhà nước để thúc đẩy xuất khẩu từ năm 2006, tức là chỉ mới được 10 năm. Từ lý thuyết, đến kinh nghiệm thực tiễn hãy còn quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là quá yếu ớt. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TDXK của Nhà nước trong những năm tiếp theo để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế mạnh hơn.
Thứ hai, Mặc dù có những điều kiện ràng buộc để hạn chế xung đột lợi ích và quyền lợi bình đẳng giữa các nước trong chính sách “ hỗ trợ” tín dụng xuất khẩu, nhưng hầu như các nước có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh đều có lợi thế trong tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Những nước này có thể triển khai tín dụng ngắn hạn ,trung hạn và dài hạn; có thể vừa cho vay đối với người xuất khẩu ớ nước mình vừa cho vay đối với người nhập khẩu ở nước ngoài; vừa kết hợp cung cấp tín dụng xuất khẩu lại vừa bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo ra hiệu ứng lớn, hiệu quả cao trong chính sách tín dụng xuất khẩu của các nước này.
TDXK của Nhà nước trong thời gian trước đây ở Việt Nam chưa có một chính sách cụ thể rõ ràng mà chủ yếu do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) là tổ chức tín dụng chuyên nghiệp thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ đó, Vietcombank có nhiệm vụ chính trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cụ thể là độc quyền tài trợ ngoại thương, trung tâm thanh toán quốc tế, quản lý ngoại hối theo sự phân công của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietcombank còn là đại lý của Chính phủ trong các quan hệ tài chính tín dụng quốc tế. Có thể nói, Vietcombank là ngân hàng phục vụ tài chính đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, đặc biệt trong tài trợ xuất nhập khẩu theo chính sách của Chính phủ Việt Nam. Sau cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp thành
hai cấp theo quyết định số 53/ 1988/ QĐ / HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng cấp 2. Từ đó đã hình thành hệ thống ngân hàng chuyên doanh như ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tách ra từ Vụ tín dụng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam tách ra từ Vụ tín dụng Công thương nghiệp. Sau đó hàng loạt văn bản pháp luật về ngân hàng được ban hành (Pháp lệnh ngân hàng năm 1990; Luật ngân hàng năm 1997, 2003, 2010) mở đường cho sự ra đời của các loại hình tổ chức tín dụng. Trong sự phát triển đó, hoạt động của Vietcombank chuyển dần sang phương thức kinh doanh như một ngân hàng thương mại thực thụ. Vietcombank không còn độc quyền trong tài trợ ngoại thương, mà có nhiều ngân hàng thương mại khác tham gia. TDXK theo chính sách của Nhà nước đã có sự thay đổi căn bản trong mô hình tổ chức và thực hiện. Từ năm 2006, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập và là tổ chức tài chính đóng vai trò chủ lực để thực thi chính sách TDXK của Nhà nước. Theo đó, hoạt động TDXK của Nhà nước được thực hiện theo chính sách mới của Chính phủ, cụ thể là giảm dần hình thức ưu đãi trực tiếp bằng tài chính qua công cụ lãi suất, thay vào đó là những hình thức ưu đãi gián tiếp về thủ tục, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm. Hình thức tín dụng cũng được chuyển đổi theo hướng đa dạng hơn, tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và hình thức sở hữu đều có cơ hội tiếp cận nguồn vốn TDXK của Nhà nước thông qua hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính duy nhất của Chính phủ thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong vai trò là ngân hàng chính sách của Chính phủ đã trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng.
1.2.2.2. Khuôn khổ pháp lý về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Việt Nam
► Tham chiếu các thỏa thuận Quốc tế về tín dụng xuất khẩu
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập Tổng Hợp Tài Liệu Thông Tin
- Cơ Sở Lý Luận Về Tín Dụng Xuất Khẩu Và Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà Nước
- Tín Dụng Nhà Nước Và Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà Nước
- Quan Điểm Về Phát Triển Tín Dụng Xuất Khẩu Của Nhà
- Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 9
- Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Hầu hết các nước đều thực thi chính sách TDXK của Nhà nước với mục đích cao nhất là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của nước mình sang các nước khác trên thế giới. Từ mục đích này, có thể dẫn đến một cuộc chay đua và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới. Để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng này, các quốc gia phải cam kết tuân thủ các thỏa thuận có liên quan về tín dụng xuất khẩu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Cụ thể là:
▪ Tham chiếu Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - ASMC) của WTO
Các văn bản của WTO không trực tiếp quy định về vấn đề tín dụng xuất khẩu, một trong những vai trò của tổ chức này là xử lý những rào cản đối với thương mại, vấn đề tín dụng xuất khẩu chỉ được nêu trong nội dung Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Hiệp định này đưa ra các định nghĩa về trợ cấp, các loại hình trợ cấp, các thủ tục để giải quyết tranh chấp và một số ngoại lệ đối với trợ cấp. Theo Hiệp định ASMC, trợ cấp chia làm 3 loại như sau:
• Trợ cấp bị cấm gồm: các hình thức trợ cấp theo thành tích xuất khẩu hay trợ cấp
trong nước để thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa trong nước thay cho hàng nhập khẩu;
• Trợ cấp có thể bị đối kháng: là hình thức trợ cấp làm tổn thương ngành sản xuất trong nước, làm mất hoặc làm tổn hại đến lợi ích, làm thiệt hại nghiêm trọng lợi ích của một nuớc thành viên khác. Loại trợ cấp này có thể dẫn đến hành động trả đủa của các bên chịu thiệt hại vì hành động trợ cấp;
• Trợ cấp không bị cấm: Là những hình thức trợ cấp không cụ thể (tức là các trợ cấp chung cho toàn nền kinh tế) hoặc những hình thức trợ cấp cụ thể liên quan đến: Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh; Hỗ trợ các khu vực khó khăn; Hỗ trợ việc chuyển đổi công cụ hiện hành để đáp ứng yêu cầu về môi trường do pháp luật quy định.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết dỡ bỏ các biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu ngay từ thời điểm gia nhập (2006). Các chính sách thuởng xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ Phát triển thực hiện trước đây sẽ không còn thực hiện tại Việt Nam. Như vậy,
WTO chỉ đưa ra những quy định chung về việc trợ cấp nói chung và trợ cấp cho hoạt
động xuất khẩu nói riêng mà không đưa ra các quy tắc cụ thể nào.
▪ Tham chiếu Hiệp định về tín dụng xuất khẩu (Agreement on Export Credit - AEC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
Đó là sự thoả thuận liên Chính phủ về tín dụng xuất khẩu có sự hỗ trợ của nhà nước, đánh dấu sự cam kết mạnh mẽ của mỗi Chính phủ thành viên tuân thủ các quy định của hiệp định về tín dụng xuất khẩu. Hiệp định này nhằm mục tiêu tạo ra một cơ chế để đảm bảo việc thực hiện có trật tự các hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính thức, qua đó khuyến khích sự cạnh tranh giữa các thành viên thông qua chất luợng và giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không dựa trên các ưu đãi về tín dụng xuất khẩu với sự hỗ trợ của nhà nuớc. Tuy đây không phải là luật chính thức của OECD, mà chỉ là khuyến cáo, nhưng các nuớc thành viên OECD tự nguyện tham gia và thực hiện hiệp định này.
Ngoài các thành viên chính thức tham gia Hiệp định, còn có thể có các nuớc không phải là thành viên có thể tham gia Hiệp định trên cơ sở lời mời của những thành viên chính thức; chia sẻ thông tin với những thành viên về tài trợ chính thức,yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến điều khoản và điều kiện tài chính của tài trợ chính thức. Phạm vi áp dụng thoả thuận theo Hiệp định gồm:
• Tài trợ chính thức đuợc cung cấp bởi cơ quan làm thay cho Chính phủ, hoặc cơ quan của Chính phủ liên quan đến tín dụng xuất khẩu bị điều chỉnh, áp dụng cho tín dụng tài trợ xuất khẩu chính thức với thời hạn hoàn trả từ 2 năm trở lên.
• Cho phép Chính phủ thực hiện trợ cấp ở một mức độ nhất định (gần sát với điều kiện thị trường) khi thực hiện hoạt động tín dụng xuất khẩu chính thức.
• Về nguyên tắc, điều này vi phạm các quy định của Hiệp định ASMC. Tuy nhiên Hiệp định SMC có một điều khoản ngoại lệ, theo đó cho phép việc thực hiện Hiệp định OECD về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chính thức mà không bị vi phạm quy định của WTO. Điều khoản ngoại lệ của Hiệp định như sau: Nếu một thành viên của WTO tham gia một điều ước quốc tế về tín dụng xuất khẩu chính thức, hoặc trên thực tế nếu một thành viên áp dụng các quy định về lãi suất của điều ước quốc tế phù hợp thì hoạt động cung cấp tín dụng xuất khẩu phù hợp với quy định của điều uớc quốc tế đó
sẽ không được coi là một hình thức trợ cấp bị cấm. Đây chính là cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động tín dụng xuất khẩu của các nước OECD.
Các điều khoản của Hiệp định AEC có thể tóm tắt như sau:
• Khoản trả truớc và phí tại chỗ (Bao gồm các chi phí gắn liền với sản phẩm, dịch vụ tại nuớc của nguời mua, là những chi phí cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu, hoặc cho việc hoàn trả thành dự án mà hợp đồng xuất khẩu là một phần của dự án.).
Người mua hàng hóa, dịch vụ được tài trợ, hoặc được bảo lãnh trong khuôn khổ này sẽ phải thanh toán một khoản trả truớc tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu ( Giá trị hợp đồng xuất khẩu: Khoản tiền tổng mà nguời mua phải trả để mua hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trừ các khoản chi phí tại chỗ nêu trên) vào đúng thời điểm hoặc truớc thời điểm bắt đầu thực hiện tín dụng.
Sự hỗ trợ của Nhà nuớc đối với khoản trả truớc này chỉ được thực hiện duới hình thức bảo lãnh hoặc bảo hiểm rủi ro sản xuất. Do vậy, khoản hỗ trợ của nhà nuớc không đuợc vuợt quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu.
• Thời hạn hoàn trả tối đa: 5 năm cho các quốc gia nhóm I (truờng hợp uu tiên có thể 8 năm), 10 năm đối với các quốc gia thuộc nhóm II (danh sách các nuớc thuộc nhóm I, II do World Bank lựa chọn hàng năm). Điều khoản này liên quan tới máy móc, thiết bị và dự án.
• Hoàn trả vốn gốc, lãi: tối thiểu 6 tháng/1 lần.
• Mức lãi suất tối thiểu: là mức lãi suất thương mại tham chiếu (Commercial Interest Rate Reference – CIRR) Mức lãi suất này đuợc xây dựng trên cơ sở lợi tức trái phiếu Chính phủ dài hạn cộng thêm biên độ 1%. Mỗi quốc gia có CIRR khác nhau nhưng phải đại diện cho mức lãi suất cho vay cuối cùng ở thị truờng nội địa và phải phù hợp với mức lãi suất tốt nhất dành cho nguời đi vay nội địa. Mức lãi suất tối thiểu này không áp dụng khi hỗ trợ đuợc thực hiện duới hình thức Bảo hiểm thuần tuý, do đó các tổ chức TDXK có thể tài trợ chính thức dưới hình thức bảo biểm cho khu vực tín dụng tư nhân, kể cả với lãi suất thấp hơn lãi suất CIRR. Nuớc thành viên hoặc không phải là thành viên đều có thể xây dựng CIRR cho đồng tiền của một nuớc không phải là thành viên. Trên co sở tham vấn ý kiến của nuớc không phải là thành viên có liên quan đó, một nuớc thành viên hoặc Ban thu ký thay mặt nuớc không phải là thành
viên có thể đưa ra đề xuất nhằm xây dựng CIRR theo đồng tiền này đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định chung.
• Mức phí tối thiểu: Dựa trên rủi ro tín dụng cũng như rủi ro tín dụng quốc giacủa nuớc nhập khẩu. Mức phí này thuờng xuyên đuợc xem xét. Theo thời gian mức phí tối thiểu phải đảm bảo bù đắp đuợc rủi ro, chi phí vận hành dài hạn và thua lỗ.
• Thời hạn hiệu lực của TDXK: Thời hạn tín dụng và điều kiện dành cho các TDXK riêng lẻ hoặc tín dụng hạn mức đối với thời hạn trên 6 tháng không bị cố định bởi Tổ chức TDXK.
► Hành lang pháp lý cho hoạt động TDXK của Nhà nước tại Việt Nam
Hoạt động TDXK của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, dựa vào hành lang pháp lý sau đây:
▪ Các văn bản pháp lý của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ
• Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/10/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển
và TDXK của Nhà nước thay thế quyết định số 133/2001/QĐ- TTg;
• Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/5/2006 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
• Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP;
• Nghị định số 41/2010/NĐ – CP của Chính phủ ngày 12 /4/2010 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
• Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín
dụng ầu tư và TDXK của Nhà nước;
• Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về bổ sung, sửa đổi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước.
▪ Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành
• Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn một số điều của Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/12/2006 của Chính phu về tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước;
• Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi một số điều của Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007;
• Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước;
• Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước;
• Các quyết định của Bộ Tài chính về lãi suất tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước có hiệu lực trong từng giai đoạn cụ thể theo chính sách của Chính phủ;
▪ Các văn bản của Hội đồng quản trị và Ban điều hành của VDB
• Quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản trị về quy chế quản lý vốn TDXK của Nhà nước;
• Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/09/2007 của Hội đồng quản trị về quy chế bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
• Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 04/03/2008 của NHPT VN v/v ban hành Sổ tay TDXK trong hệ thống NHPT VN.
1.2.3. Phân biệt tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thương mại
Qua việc trình bày và phân tích nội dung liên quan đến tín dụng xuất khẩu, TDXK của Nhà nước, tác giả rút ra những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại như sau:
1.2.3.1. Những điểm tương đồng
Giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại, có một số điểm tương đồng:
• TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều có một
mục tiêu tương đối đồng nhất là thúc đẩy xuất khẩu phát triển;
• Đối tượng khách hàng mà TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại hướng đến đều là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu, nhưng phải là những khách hàng có năng lực
và uy tín về tài chính và quản lý kinh doanh;
• Đối tượng cho vay của TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại là hàng hóa thành phẩm hoặc đang trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến để xuất khẩu ra nước ngoài;
• TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều phải đối mặt với rủi ro, do đó người cho vay đều phải tiến hành quản lý nợ, phân loại nợ và đều phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định;
• TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều tiến hành theo quy trình tín dụng chặt chẽ, trong đó khâu thẩm định khách hàng vay vốn giữ vị trí trung tâm;
• Mức cho vay trong TDXK của Nhà nước và múc cho vay trong tin dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại đều được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn thực tế của khách hàng.
1.2.3.2. Những điểm khác biệt
Giữa TDXK của Nhà nước và tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại có một số điểm khác biệt:
• Đối tượng cho vay trong TDXK của Nhà nước là những nhóm mặt hàng nằm trong danh mục quy định của Chính phủ. Đây là những nhóm mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa rất cao, tối thiểu phải đạt mức 50 %. Trong khi đối tượng cho vay trong tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại là bất kỳ nhóm mặt hàng nào;
• TDXK của Nhà nước hoạt động thông qua Ngân hàng Phát triển (hoặc tổ chức tín dụng xuất khẩu do Chính phủ chỉ định). Đây là loại hình ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt đông không vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì sự tiến bộ và phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong khi tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại do các ngân hàng thương mại tiến hành riêng lẻ theo quy trình nghiệp vụ riêng, theo chính sách riêng của từng ngân hàng, tất cả đều hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận;
• Lãi suất áp dụng trong TDXK của Nhà nước là lãi suất mang tính chất “hỗ trợ”. Do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ; Mức lãi suất này bao giờ cũng thấp hơn lãi suất thị trường và chỉ khoảng 80 % lãi suất thị trường. (Trước đây, phần chênh lệch lãi suất này DN xuất khẩu được hỗ trợ sau khi lô hàng xuất khẩu được thanh toán).