Nhà Nước.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN.
Ngày 01 tháng 04 năm 1963 NHNTVN được chính thức thành lập theo quyết định số 115/CP do hội đồng Chính Phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc ngân hàng TW ( nay là NHNNVN ). Ngày 21 tháng 9 năm 1996 Thống đốc NHNN ký quyết định số 286/QĐ – NH5 thành lập lại NHNTVN theo mô hình tổng công ty Nhà nước theo quy định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994 theo uỷ quyền của thủ tướng Chính phủ.
Qúa trình phát triển của NHNT chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1963 – 1975: Trong giai đoạn này, NHNT hoàn thành nhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó là tiếp nhận viện trơh nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở Miền Bắc xã hội chủ nghiã và chuyển tiền phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam.
Giai đoạn 1975 – 1990: Sau ngày giải phóng Miền Nam, NHNT đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ hoàn tất thủ tục pháp lý thực hiện quyền vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hoá, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mĩ cấn vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa bị giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà Nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thua mua ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực.
Giai đoạn 1990 đến nay: ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNTVN được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà Nước hoạt động đa năng và tự do
cạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với kinh tế thị trường, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTMVN. Đặc biệt, NHNT luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín và hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. NHNT là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thanh toán thẻ Visa, MasterCard. Tới nay, NHNT đã có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1450 ngân hàng và định chế tài chính 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra NHNT còn là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “ The Banker ”- tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam ” trong 5 năm 2000 –2004. Song song phát triển các nghiệp vụ và sản phẩm ngân hàng, NHNT tiếp tục mở rộng hệ thống mạng lưới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Tính đến năm 2006, hệ thống NHNT bao gồm: 67 chi nhánh, 01 sở giao dịch, 52 phòng giao dịch và 04 công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 02 phòng đại đại diện và 01 công ty con ở nước ngoài, với đội ngũ cán bộ lên tới trên 63000 người. Tại thời điểm cuối năm 2006, tổng tài sản của NHNT đạt 171.862 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 62.400 tỷ đồng.
Với bề dày thành tựu của hơn 40 năm xây dựng và phát triển cùng với kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ( 2000 – 2005 ), NHNT đang trên con đường trở thành một tập đoàn tài chính đa năng đáp ứng tốt nhất những chuẩn mực về quản trị và tài chính quốc tế, hoạt động sâu rộng và có vị thế hơn nữa trên toàn cầu dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời giữ vững vai trò tiên phong hàng đầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN.
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức.
Hội sở chính: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính NHNT gồm có: hội đồng quản trị; ban kiểm soát ( gồm phòng kiểm toán nôi bộ), tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
Sở giao dịch hay chi nhánh: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, chi nhánh của NHNT gồm có: giám đốc; các phó giám đốc; trưởng phòng kế toán; các phòng chuyên môn nghiệp vụ; các phòng giao dịch; bộ phận kiểm tra và kiểm toán nội bộ.
Đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện NHNT do Hội đồng quản trị NHNT quy định phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty trực thuộc: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty trực thuộc thực hiện theo quy địn của Chính Phủ đối với từng loại hình công ty trực thuộc được phép thành lập.
2.1.3.2. Bộ máy quản lý.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của NHNT. HĐQT của NHNT có 5 thành viên chuyên trách do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có Chủ tịch HĐQT; 1 thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc; 1 thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ của các thành viên hội đồng quản trị là 05 năm.
Ban kiểm soát: do HĐQT thành lập ra để kiểm tra, giám sát các hoạt động của NHNT. Số thành viên của Ban kiểm soát tối thiểu là 5 người, trong đó ít nhất có 1 nửa thành viên là chuyên trách, có một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên doThống Đốc NHNN giới thiệu. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do HĐQT quyết định.
Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc: Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của NHNT, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định. Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc gồm: các Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng,
các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ; phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ ( gọi tắt
là phòng Kiểm tra nội bộ ).
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN.
2.1.4.1. Hoạt động huy động và quản trị vốn.
Trong giai đoạn 2003 – 2006, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường thế giới, tình hình lạm phát , cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng tới công tác huy
động vốn của các NHTM nói chung và NHNT nói riêng. Trước biến động về giá huy động vốn trên thị trường, NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trê cơ sở cung - cầu vốn trên thị trường, tích cự cải thiện lãi suất cho vay – huy động, và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh, phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới,…Các biện pháp đó góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn. Với những nỗ lực đó, năm 2006 NHNT đã huy động được khoảng
160.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005, mức tăng trưởng huy động vốn trung bình của NHNT là 15%/năm, và hiện nay chiếm khoảng 20% thị phần toàn ngành.
Hình 2.1.Tổng nguồn vốn huy động Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
2
1
1
Tỷ đồng
00000
50000
00000
50000
0
150794
110142 125662
88450
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động so với năm trước (%) | |
Năm 2006 | 20 |
Năm 2005 | 13.5 |
Năm 2004 | 24.53 |
Năm 2003 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 2
- Tài Trợ Trong Khuôn Khổ Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ ( L/c).
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Khẩu.
- Điều Kiện Được Tài Trợ Vốn Để Thực Hiện Hoạt Động Xuất Khẩu.
- Cơ Cấu Tài Trợ Xuất Khẩu Theo Việt Nam Đồng Và Ngoại Tệ (Usd ) Tại
- Cơ Cấu Tài Trợ Xuất Khẩu Theo Các Hình Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Năm
2006
Nguồn: Bản cáo bạch của NHNTVN.
Cơ cấu vốn huy động của NHNT qua các năm từ 2003 – 2006 cũng có sự chuyển biến. Năm 2006, cơ cấu vốn VNĐ/ Ngoại tệ thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nội tệ, giảm đồng ngoại tệ ( 54/46 ), trong đó đáng chú ý là vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ
tại NHNT từ năm 2003 – 2006
Đơn vị: tỷ VNĐ; %
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
VNĐ | 37.149 | 43.176 | 52.527 | 66.349 |
%VNĐ/VHĐ | 42% | 39.2% | 41.8% | 44% |
Ngoại tệ (quy VNĐ) | 51.301 | 66.966 | 73.135 | 84.445 |
%Ngoại tệ/VHĐ | 58% | 60.8% | 58.2% | 56% |
Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng.
Năm 2006 là năm thứ 3 liên tiếp, NHNT thực hiện chủ trương “ tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế ”. Với chủ trương vậy, NHNT đã triển khai và đưa ra các định hướng, các chính sách tín dụng đúng đắn phù hợp với môi trường kinh tế - kinh doanh, với khả năng và nguồn lực của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNT trong 4 năm qua có xu hướng giảm.
Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNT, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm của ngành và 4 NHTM, tăng trưởng tín dụng trung bình của NHNT trong 4 năm gần đây khoảng 28%/năm, và tín dụng của NHNT chiếm khoảng 11% thị phần toàn ngành.
2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
qua NHNT. Tính từ năm 2002 đến năm 2006, hoạt động thanh toán của NHNT luôn duy trì tỷ trọng 28% xuất nhập khẩu của cả nước và mức tăng trưởng bình quân là 26%/năm.
Hình 2.2. Doanh số TT XNK Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng DS TTXNK
21
23
16.4
12.3
25
20
15
10
5
0
Năm
2003
Năm
Nguồn: Phòng thanh toán XK, NK - NHNTVN
2004
Năm
2005
Tốc độ tăng trưởng doanh số TTXNK so với năm trước (%) | |
Năm 2006 | 9 |
Năm 2005 | 27.8 |
Năm 2004 | 31.6 |
Năm 2003 | 21.9 |
Năm
2006
Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHNT là: dầu thô, gạo, thuỷ sản; trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà VCB chiếm thị phần thanh toán lớn là: xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị.
2.1.4.4. Hoạt động kinh doanh thẻ.
Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNT đã phát triển với tốc độ rất nhanh, mỗi tháng thu hút được hàng chục nghìn khách hàng mới. NHNT đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại ( như: dịch vụ thẻ Connect 24, dịch vụ thương mại điện tử VCB – P cho phép khách hàng mua thẻ Internet, thẻ điện thoại, thanh toán tiền điện, cước Internet, phí bảo hiểm,…). NHNT là thành viên chính thức và đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tai Việt Nam với các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới Visa, MasterCard, American Express, JCB, Dinner Club, sắp tới là China Union Pay. Thị phần thanh toán thẻ, phát hành thẻ quốc tế và phát hành thẻ nội địa của NHNT chiếm khoảng 50%, 40% và 60% thị phần toàn ngành. Hiện nay, NHNT sở hữu mạng lưới ATM lớn nhất trong toàn hệ thống chiếm gần 50% tổng số máy ATM trên toàn quốc ( gần 600 máy ) với hơn 5000 điểm chấp nhận thẻ.
Hình 2.3. Số thẻ lưu hành Hình 2.4. Doanh số thanh toán thẻ
80000
7
6
5
4
3
2
0000
Thẻ
0000
0000
0000
0000
0000
10000
0
450
430
315
226
144.1
72500
51600
36275
27700
400
Triệu USD
350
300
250
200
150
100
50
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 |
0
Nguồn: Phòng thanh toán thẻ ngoại tệ NHNTVN
2.1.4.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trong giai đoạn 2003 – 2006, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNT có nhiều thuận lợi, làm kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VNĐ khá ổn định. Còn trên thị trường quốc tế, lãi suất liên tục biến động, nên NHNT đã cơ cấu lại tài sản theo lãi suất, kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro – có ý nghĩa rất lớn. Trong những năm qua, NHNT đã chú trọng ứng dụng các sản phẩm phái sinh nói chung, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nói riêng vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản, kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.
Hình 2.5. Tổng doanh số ngoại tệ mua bán
30
20.6
24
13.04
30
25
Tỷ USD
20
15
10
5
0
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại tệ.
Tóm lại, kết quả thu được từ các hoạt động kinh doanh cùng với việc triển khai các chính sách, đường lối phát triển đúng đắn, phù hợp với môi trường kinh
tế - kinh doanh, với khả năng và nguồn lực của mình, NHNTVN ngày càng khẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Và thương hiệu NHNTVN đã được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như là một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN.
2.2.1. Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.
2.2.1.1. Nguyên tắc tài trợ.
Việc tài trợ phải trên cơ sơ thẩm định rõ khách hàng.
Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong công tác tín dụng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quyết định tín dụng cũng như những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Ở trong hoạt động TDTTXK phần lớn khách hàng trả nợ bằng doanh thu từ việc xuất khẩu. Do đó bên cạnh việc đánh giá chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng cần xem xét xem sản phẩm của khách hàng có phù hợp với các chuẩn mực và quy định của nước nhập khẩu, với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu hay không.
Đối với các khoản vốn vay thì phải được hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng
thời hạn đã cam kết.
Để thực hiện nguyên tắc này ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất, đặcbiệt là thời hạn vay. Việc định ra kỳ hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá…
Vốn tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi xin tài trợ, có hiệu quả kinh tế.
Trong đơn xin tài trợ, khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn tài trợ cũng như hiệu quả kinh doanh, cụ thể ở đây là mục đích sử dụng vốn để phục vụ và thực hiện hoạt động xuất khẩu. Trong quá trình tài trợ, ngân hàng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích như đã thẩm định không.
Vốn tài trợ phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương.
Tuy đây không phải là nguyên tắc chủ yếu nhất nhưng để có thêm nguồn