Năm 2006, BIDV tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Là ngân hàng thương mại lớn với nguồn vốn dồi dào, BIDV luôn đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường chủ đạo trên liên ngân hàng, BIDV hiện đang có quan hệ giao dịch với hầu hết các đối tác trên thị trường trong nước và các đối tác nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam. Với phương châm luôn sử dụng có hiệu quả và an toàn nguồn vốn ngân hàng, BIDV được đánh giá là một trong những ngân hàng có uy tín, có vị thế tốt và năng động nhất trên thị trường liên ngân hàng hiện nay.
Doanh số đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng năm 2006 đạt 19,139 tỷ USD quy đổi, tăng 16,3% so với mức 16,454 tỷ USD quy đổi trong năm 2005, trong đó doanh số đầu tư tiền gửi VND tăng 75,5%, EUR tăng 15,2% và USD tăng 17,14% so với năm 2005.
Không chỉ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng, hoạt động tự doanh trên thị trường tiền tệ trong năm 2006 của BIDV cũng được đẩy mạnh hơn và đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.
3.2.4.3. Các nghiệp vụ phái sinh.
BIDV cũng đã triển khai thành công nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa đối với mặt hàng cà phê. Trong 06 tháng cuối năm, doanh số giao dịch hợp đồng cà phê tương lai tại BIDV đã đạt trên 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước trong năm 2006. Trong năm 2007, BIDV dự kiến sẽ mở rộng triển khai cung cấp các sản phẩm phái sinh bảo hiểm rủi ro biến động giá đối với các mặt hàng khác như cao su, nông sản, năng lượng...
Ngoài ra, trong năm 2006, BIDV cũng đã đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất và tỷ giá. Ngân hàng đã bước đầu triển khai cung cấp thành công tới khách hàng các sản phẩm cụ thể như đầu tư tiền gửi cơ cấu (structured deposit), hoán đổi tiền tệ chéo (cross currency swap).
3.2.5. Tín dụng.
Tổng dư nợ cho vay ròng đến 31/12/2006 đạt 93.453 tỷ VND, tăng trưởng 17,7% so với năm 2005.
BIDV đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để đầu tư vào các ngành năng lượng, công nghiệp tàu thuỷ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chế biến xuất khẩu gỗ. BIDV đã đầu tư 121 dự án điện, 57 dự án xi măng với tổng số vốn đã ký hợp đồng tín dụng tương ứng là 19.760 tỷ VND và 12.850 tỷ VND, thực hiện bảo lãnh ứng trước cho ngành đóng tàu xuất khẩu322 triệu USD. Bên cạnh đó, BIDV đã hỗ trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia, các dự án lớn quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp chuyển dịch phát triển kinh tế các địa phương như thuỷ điện Sơn La, A Vương, nhiệt điện Hải Phòng, Uông Bí, lọc dầu Dung Quất, xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn; đường tránh Vinh, Đồng Hới, quốc lộ 2, cầu Phú Mỹ...
Về cơ cấu tín dụng, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản giảm từ 67% năm 2005 xuống59% năm 2006 được đánh giá là phù hợp với mục tiêu phát triển thể chế đã cam kết với WB.
Về chất lượng tín dụng, được kiểm soát chặt chẽ có hệ thống nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ngày càng giảm thấp và ổn định vào cuối năm, chất lượng tín dụng được nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng của BIDV đã chính xác và an toàn hơn. Tính tuân thủ, yêu cầu minh bạch nợ xấu, nợ quá hạn được BIDV tiếp tục đề cao nhằm phản ánh đúng thực chất nợ quá hạn, nợ xấu, trích đủ dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu để chất lượng tín dụng đạt mức tốt.
3.2.6. Bảo lãnh.
Tổng số dư bảo lãnh (bao gồm các cam kết L/C) đến 31/12/2006 là 40.824 tỷ VND, tăng trưởng 82% so với 31/12/2005.
Nguồn thu từ phí bảo lãnh (cả L/C): 181,7 tỷ VND, chiếm 38,05% tổng thu phí dịch vụ. Mở rộng hoạt động bảo lãnh đã giúp chuyển mạnh hoạt động ngân hàng theo hướng phát triển dịch vụ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu.
3.2.7. Dịch vụ đại lý và uỷ thác.
BIDV đã thực hiện tốt vai trò ngân hàng bán buôn và ngân hàng đại lý, uỷ thác cho nhiều tổ chức tài chính lớn thông qua đơn vị trực thuộc- Sở giao dịch 3.
Dự án tài chính nông thôn.
Với kết quả thực hiện Dự án tài chính nông thôn I và II, BIDV đã được WB đánh giá cao và toàn diện về số lượng các định chế tài chính tham gia, hạn mức cho các định chế tài chính, tốc độ giải ngân, kiểm tra tác động môi trường của các tiểu dự án, cơ chế kiểm tra, kiểm soát đối với việc cho vay- thu nợ tốt...
Tính đến tháng 12/2006, số lượng các định chế tài chính đủ điều kiện tham gia Dự án tài chính nông thôn II là 23 đơn vị, trong đó 22 đơn vị đã thực hiện rút vốn. Tổng hạn mức tín dụng cấp cho các định chế tài chính trong khuôn khổ Dự án TCNT I và II đến 31/12/2006 đạt 3.813 tỷ VND.
Bên cạnh việc đẩy mạnh hiệu quả triển khai các Dự án tài chính nông thôn, BIDV đã và đang chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tiếp nhận và triển khai Dự án TCNT III như báo cáo đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị chức năng liên quan hỗ trợ và chính thức đưa Dự án TCNT III vào danh sách vay vốn WB giai đoạn 2007- 2009.
Đại lý uỷ thác
Năm 2006, BIDV đã tiếp nhận thêm 20 chương trình, dự án với tổng số vốn uỷ thác đạt tương đương 742 triệu USD. Doanh số rút vốn đạt 3.256 tỷ VND, doanh số cho vay đạt 1.281 tỷ VND. Dư nợ đại lý uỷ thác đạt 4.884 tỷ VND. Luỹ kế lãi và phí từ hoạt động đại lý uỷ thác đạt 4,8 tỷ VND.
Ngoài các nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức tài chính như WB, IMF, ADB, JBIC, AFD, BIDV tiếp tục thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế khác để tiếp nhận các nguồn vốn mới cho giai đoạn tiếp theo như NIB, EIB... để phục vụ các dự án trọng điểm của quốc gia.
II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trong thời gian qua, BIDV đã triển khai hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp dưới một số hình thức sau:
1. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài, BIDV sẽ thông báo cho khách hàng bằng văn bản với đầy đủ
chi tiết liên quan đến bộ chứng từ. Nếu chấp nhận khách hàng phải gửi công văn (theo mẫu) do người có thẩm quyền ký tên để lấy bộ chứng từ gốc trước khi nhận hàng.
- Với bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (D/P), trước khi nhận khách hàng chuyển đủ tiền vào tài khoản để thanh toán bộ chứng từ nói trên.
- Đối với bộ chứng từ nhờ thu trả chậm (D/A), trước 02 ngày đến hạn thanh toán, khách hàng phải chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán đúng hạn.
- Nếu tới thời hạn trả tiền của hối phiếu mà khách hàng chưa tập hợp đủ tiền để thanh toán thì BIDV có thể tài trợ bằng cách cho vay thanh toán hàng nhập.
- Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tài trợ thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu đối với nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất.
2.Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
2.1. Phát hành thư tín dụng.
Điều kiện dể ngân hàng phát hành thư tín dụng:
- Doanh nghiệp phải có tình hình sản xuất kinh doanh khả quan, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng.
- Hàng hoá nhập khẩu phải có giá cả hợp lý. Nếu mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập khẩu của Nhà nước thì đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp.
- Về nguồn vốn thanh toán khi L/C đến hạn:
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể ký quỹ 100% hoặc ký quỹ một phần nhưng phải đảm bảo đủ cho số tiền thanh toán còn lại để khi L/C đến hạn doanh nghiệp sẽ nộp đủ 100% số tiền thanh toán cho bên xuất khẩu.
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay ngắn hạn tại BIDV thì số tiền L/C phải nằm trong hạn mức tín dụng của doanh nghiệp tại ngân hàng.
+ Nếu nguồn vốn thanh toán L/C là nguồn vốn vay trung dài hạn tại BIDV thì hàng hoá nhập khẩu phải nằm trong danh mục dự án đã được BIDV duyệt vay và số tiền L/C phải nằm trong giới hạn hợp đồng tín dụng trung dài hạn đã ký.
Khách hàng đủ điều kiện để ngân hàng phát hành thư tín dụng cần thực hiện các thủ tục sau:
- Hợp đồng nhập khẩu (01 bản, có dấu sao y bản chính)
- Hợp đồng uỷ thác (01 bản nếu phải nhập qua uỷ thác)
- Giấy đề nghị mở thư tín dụng (02 bản lập theo mẫu)
- Giấy đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (01 bản sao công chứng) và chỉ xuất trình khi thanh toán lần đầu tại BIDV.
- Đối với hàng nhập khẩu có điều kiện theo quy định về quản lý hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ của Nhà nước cần có thêm giấy phép xuất nhập khẩu của bộ, ngành có liên quan.
2.2. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Đối tượng áp dụng:
- Khách hàng có đủ năng lực về xuất nhập khẩu
- Có nhu cầu chiết khấu
Có hai hình thức chiết khấu.
- Chiết khấu miễn truy đòi:
Điều kiện để BIDV thực hiện chiết khấu miễn truy đòi:
+ L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện
+ L/C quy định: vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua BIDV
+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C
+ Ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường, thường xuyên giao dịch với BIDV, thanh toán sòng phẳng
+ Thị trường truyền thống
+ Một số thông tin khác liên quan đến mặt hàng và giá cả trên thị trường của mặt hàng xuất khẩu vào thời điểm chiết khấu
+ Thư yêu cầu thanh toán đề nghị chiết khấu miễn truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng (nếu có đăng ký kế toán trưởng)
- Chiết khấu truy đòi:
Điều kiện để BIDV thực hiện chiết khấu truy đòi
+ Ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín
+ Thị trường truyền thống
+ Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại BIDV
+ Khách hàng cam kết hoàn trả số tiền BIDV đã chiết khấu tong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán
+ Thư yêu cầu thanh toán đề nghị chiết khấu truy đòi phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng (nếu có đăng ký kế toán trưởng)
+ Chiết khấu khi nhận được điện chấp nhận thanh toán và/hoặc hối phiếu được ký hậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn bởi ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận L/C đối với những bộ chứng từ hàng xuất trả chậm có thời hạn từ 60 đến 360 ngày.
+ Lãi suất chiết khấu thường nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất cho vay ngoại tệ trong cùng thời kỳ
+ Tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn 100% trị giá hoá đơn.
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán L/C tại BIDV
2004 | 2005 | 2006 | |
Số lượng L/C phát hành | 4.827 | 6.702 | 8.671 |
Trị giá thanh toán (triệu USD) | 1.213 | 1.881 | 2.633 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bao Thanh Toán Tương Đối (Factoring) Và Bao Thanh Toán Tuyệt Đối (Forfaiting).
- Môi Trường Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Trong Và Ngoài Nước.
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Năm 2006.
- Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Chính Của Công Ty Blc1
- Nguyên Nhân Từ Phía Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu.
- Hoạt Động Marketing Sản Phẩm Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Chưa Hiệu
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo phòng Thanh toán quốc tế- BIDV)
Nhìn chung, số lượng L/C phát hành cũng như trị giá thanh toán qua các năm gần đây tuy có tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm.
3. Tài trợ trên cơ sở cho vay vốn trực tiếp.
Để có thể được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của BIDV
- BIDV có thể yêu cầu khách hàng phải có mức vốn nhất định để tham gia vào phương án/dự án xin vay vốn của mình.
Thời hạn cho vay tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng. Lãi suất cho vay được xác định dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lãi suất sẽ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu về tài sản đảm bảo khoản vay. Doanh nghiệp có thể sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay để cầm cố, thế chấp. Bảo lãnh của bên thứ ba cũng được coi như tài sản đảm bảo.
Hồ sơ vay vốn bao gồm hồ sơ pháp lý (các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng như: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có), đăng ký mã số thuế,...); hồ sơ khoản vay (trong đó nêu rõ: mục đích sử dụng vốn vay, giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ gốc, lãi...); hồ sơ tài
sản đảm bảo khoản vay (là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản mà doanh nghiệp dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại BIDV).
4. Tài trợ dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng.
BIDV tiến hành bảo lãnh cho doanh nghiệp dưới một số hình thức chủ yếu như: phát hành bảo lãnh bằng thư/điện (telex/swift), phát hành bảo lãnh đối ứng và phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của các tổ chức tín dụng khác, thông báo bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Các điều kiện bảo lãnh mà BIDV đưa ra cho khách hàng đó là:
- Điều kiện chung:
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Có đảm bảo hợp pháp cho bảo lãnh theo cầu của BIDV
- Điều kiện riêng:
+ Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh có thời hạn trung/dài hạn ngoài các quy định trên khách hàng cần có thêm các điều kiện như: có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh thanh toán với các tổ chức tín dụng, có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn, đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được quy định tại bản hướng dẫn của BIDV và quychế cho vay đối với khách hàng...
+ Trường hợp phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm,... ngoài những điều kiện chung, BIDV sẽ xem xét mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, năng lực chuyên môn, biện pháp đảm bảo cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.
+ Đối với bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.